Ngày khai giảng vẫn bị đánh cắp…
Đọc tiêu đề, có người vội la toáng lên tác giả “giật tít câu like”. Dạ, xin thưa, trăm ngàn lần không phải vậy. Tôi chưa bao giờ tham gia mấy trò đó.
Có chứng cớ hẳn hoi. Trong dịp khai giảng tại vùng lũ Quan Sơn, Thanh Hóa năm nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sau khi hỏi han thân mật và nhận được những câu trả lời thật thà của trẻ, đã hứa “Sẽ trả lại ngay khai giảng đúng nghĩa cho học sinh”.
Lễ khai giảng 45 phút ở Đà Nẵng – Ảnh: Đoàn Cường
Trong tiếng Việt, động từ “Trả lại” được dùng khi một vật, một sự kiện bị quên, bị chiếm đoạt, lấy cắp hoặc bị cướp. Nói như Bộ trưởng thì lễ khai giảng lâu nay của ai? Quên, chắc là không. Chỉ có thể bị lấy hoặc chiếm đoạt mà không xin phép, vì nghĩ rằng học sinh và cả sinh viên vẫn chưa phải là “người lớn” nên không biết gì. Nhưng ai là thủ phạm? Phải chỉ đích danh. Nếu nguy hại phải truy tố theo pháp luật. Trẻ em Việt Nam vốn hiền lành, dễ thương nên chẳng đứa nào nghĩ ra chuyện kiện tụng. Bao năm nay, bị mất ngày khai giảng, vẫn ngoan ngoãn vâng lời, không dám thắc mắc, dù hơi khó chịu.
Chẳng những trả lại ngày khai giảng bình thường mà là “Ngày khai giảng đúng nghĩa”. Mới nghe, đám “ Trẻ con lớn tuổi” như tôi muốn nhảy cẫng lên vì sướng. Có đứa bị nhiễm phim Tàu quỳ mọp xuống đất, gập đầu tung hô “Bộ trưởng vạn tuế”. Mấy đời Bộ trưởng, chưa ai nghĩ đến chuyện đó. Đứa bi quan thì can “Mới hứa thôi, đừng vội mừng”. Bằng chứng phổ biến, lễ khai giảng bao năm qua vẫn “của ai, của ai”; chứ không phải của học trò. Chuyện này đâu có gì mới.
Cách đây mấy năm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trăn trở trước những lễ khai giảng “làm khổ” học sinh. Nào là “Ngày giờ khai giảng phụ thuộc vào thời gian của các lãnh đạo cấp trên”. Nào là “Bất kể thời tiết nắng hay mưa, học sinh – nhất là các cháu tiểu học – phải tập dượt để chuẩn bị khai giảng”. Nào là “Kính thưa lòng vòng, phát biểu lê thê”. Nào là “Người lớn (thật ra là lãnh đạo) có bàn ghế ngồi tươm tất. Còn trẻ con ngồi đất, thầy cô thì đứng”…
Phó Thủ tướng cho rằng “Cần thay đổi để lễ khai giảng ngắn gọn, làm thực sự vì học sinh. Tôi đề nghị chúng ta làm vì các cháu, nhất định không để các cháu nhỏ đứng nắng xếp hàng, vẫy cờ chào đại biểu. Như vậy rất nhiêu khê, rất khổ sở, phải nghe bài phát biểu của lãnh đạo tỉnh, huyện, sở, phòng trong khi các cháu không hiểu gì cả…”.
Nghe những lời gan ruột đó, nhiều người hi vọng lễ khai giảng những năm học tiếp theo sẽ thực sự vì học sinh, bớt đi nhiêu khê phụ thuộc vào người lớn. Nhưng rồi năm học mới đến, lễ khai giảng vẫn “Của ai, của ai”, bản chất vẫn không thay đổi. Vẫn nặng nề hình thức khoa trương của người lớn.
Năm nay tình hình có đỡ hơn nhưng nhiều nơi, trong vòng 2 – 3 tuần trước ngày 5.9, ở nhiều trường, buổi nào đến lớp, học sinh cũng căng mình dưới cái nắng gay gắt để tập dượt, nào đi, đứng, chào vẫy cờ hoa, đánh trống, tập đủ hiệu lệnh cho buổi lễ hoành tráng theo ý của dăm người quản lý và lãnh đạo. Có bé vừa bước chân vào lớp 1 ngơ ngác hỏi: “ Sao ngày nào cũng khai giảng thế hả mẹ”. Có em học sinh tiểu học nhận xét “Thầy hiệu trưởng chỉ lễ phép với cán bộ”. “Sao con lại nói vậy?”. “Vì thầy chỉ kính thưa với mấy cán bộ. Ông ngoại rất già dự lễ nhưng không ai kính thưa?”…
Video đang HOT
Năm 1945, nhân ngày khai giảng đầu tiên của quốc gia độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi thư cho “Các cháu học sinh”, dặn dò những điều nhẹ nhàng cụ thể. Truyền thống đó vẫn đang dược tiếp tục nhưng đã biến tướng. Thay vì gởi cho học sinh nhân ngày khai giảng thì gởi cho cả “Ngành giáo dục”. Chủ thể thay đổi thì nội dung phải thay đổi là đương nhiên. Ngày khai giảng đúng nghĩa chỉ còn trong “miền cổ tích” của đám “trẻ con lớn tuổi” ở miền Nam trước 1975.
Xin đừng hứa nữa mà hãy làm đi. Tại sao Phó Thủ tướng và Tư lệnh ngành, không “Ra lệnh” hay “Chỉ thị” mà chỉ “Đề nghị” và “Hứa”. Trong khi chờ đợi “Ngày khai giảng” được “Trả lại”, học sinh và cả phụ huynh ngày nay, cứ mơ về “Lễ khai giảng của học sinh” như “Ngày xưa”, khi đám “Trẻ con lớn tuổi”, hơn nửa thế kỷ trước, còn cắp sách đến trường. Ước mơ không tốn tiền và cũng không cần chỉ đạo, chẳng cần xin phép nên cứ tha hồ MƠ và thoải mái ƯỚC.
Vi Văn Hưởng
Theo motthegioi
Khai giảng muộn của những đứa trẻ xóm chài ở lớp học tình thương
34 học sinh của lớp học tình thương tại Nhà thờ giáo xứ chính tòa Hải Phòng được lãnh đạo trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, tiểu học Nguyễn Huệ cùng các cơ quan đoàn thể tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 vào 15h ngày 5/9.
Kim Anh (bên trái) và Trâm Anh (bên phải) đến dự lễ khai giảng từ rất sớm
Học trò ở lớp học tình thương tại Nhà thờ giáo xứ chính toà Hải Phòng là con em của những gia đình làm nghề chài lưới ở mom Thủy đội ven sông Tam Bạc, khu vực bến Bính, Máy Chai và những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ. Các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được đến trường học như các bạn cùng trang lứa.
Các trò ở lớp học tình thương hân hoan chào đón năm học mới
Trước năm 2002, Nhà thờ giáo xứ chính tóa Hải Phòng cử xơ Yến đến tận nơi là khu làng chài ven sông để dạy chữ cho các em. Từ năm 2002, lớp học tình thương được chuyển về Nhà thờ trên đường Hoàng Văn Thụ.
Niềm vui thường trực trên môi cô học trò Phạm Khánh Linh (10 tuổi, HS lớp 3, lớp học tình thương)
Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục từ 2005 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng và tiểu học Nguyễn Huệ cắt cử giáo viên sang nhà thờ dạy các em.
Đến hẹn lại lên, tiếng trống khai giảng năm học mới 2019-2020 vang lên rộn ràng ngay trong khuôn viên Nhà thờ với sự hiện diện, quan tâm của Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Thông, các thầy cô giáo, lãnh đạo chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, các bậc phụ huynh.
Nụ cười rạng ngời của Nguyễn Văn Chiến (14 tuổi), HS lớp 3.
Lễ khai giảng của lớp học tình thương được tổ chức vào lúc 15h ngày 5/9. Mặc dù, khá bận rộn cho ngày khai trường sáng 5/9, nhưng các thầy cô giáo của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng và tiểu học Nguyễn Huệ vẫn lo chu đáo cho buổi lễ khai giảng của các trò ở lớp học tình thương được diễn ra long trọng.
34 em học sinh lớp học tình thương được nhận quà từ các trường học, các nhà hảo tâm.
Dự lễ khai giảng, các em được nhà trường tặng đồng phục, sách giáo khoa; các nhà hảo tâm, khách mời tặng cặp sách, đồ dùng học tập. 3 phòng học của các lớp: lớp 1, lớp 2-3, lớp 4-5 được trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng trang bị cơ sở vật chất đầy đủ.
Lẵng hoa tươi thắm trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng tặng Cha xứ và các trò nhân ngày khai giảng.
Chị Đỗ Thị Luyên (SN 1989, làng chài ven sông Tam Bạc) ngậm ngùi: Con tôi năm nay học lớp 5 tại lớp học tình thương. Vì điều kiện gia đình khó khăn, công việc thu nhập thấp lại đông con nên các cháu không được đến trường học như các bạn. Rất cảm ơn Cha xứ, xơ Yến, các thầy cô giáo tạo điều kiện dạy chữ cho con.
Các bậc phụ huynh đến động viên con em mình trong ngày vui khai giảng
Cô giáo Đoàn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: Duy trì lớp học tình thương cho các em một phần là trách nhiệm mà nhà trường chúng tôi phải làm. Phần khác, xuất phát từ tình yêu thương, đạo đức nhà giáo mà các thầy cô mong muốn bù đắp những thiếu thốn, thiệt thòi cho các con.
Nguyễn Dịu
Theo GDTĐ
Hải Dương tưng bừng khai giảng năm học mới Sáng 5/9, tại một số trường trong địa bàn tỉnh Hải Dương đã vinh dự được các lãnh đạo tỉnh đến tham dự và đánh trống khai giảng năm học mới 2019-2020. Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đánh trống khai giảng tại Trường THPT Thanh Miện Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...