Ngày hội việc làm ĐH Ngoại ngữ năm 2018: Cơ hội sinh viên gặp gỡ nhà tuyển dụng
Trương ĐH Ngoai ngư (ĐHQG Hà Nội) vừa phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm 2018.
Phát biểu khai mạc Ngày hội việc làm ĐH Ngoại ngữ năm 2018, PGS. TS Ngô Minh Thuỷ, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội luôn ý thức được tầm quan trọng của việc kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng. Ngày hội việc làm là một trong những hoạt động kết nối đó và được tổ chức định kỳ hàng năm.”
PGS. TS Ngô Minh Thuỷ nhấn mạnh: “Đây là dịp để các sinh viên gặp gỡ các nhà tuyển dụng, có thêm những kiến thức liên quan đến các cơ quan, doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội, thể hiện năng lực bản thân, trải nghiệm và định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua Ngày hội việc làm, nhiều sinh viên tìm được cơ hội thực tập, kiến tập, đặc biệt là nhiều sinh viên năm cuối có thể tìm được việc làm phù hợp và được tuyển dụng”.
Tham gia “Ngay họi viẹc lam 2018″ co 47 doanh nghiẹp manh va uy tin tren ca nuơc. Ngay họi viẹc lam đã cung câp tren 800 vi tri tuyên dung vơi sô luơng cân tuyên tren 1000 lao đọng thuọc cac linh vưc: nhan sư, bien phien dich, hanh chinh, du lich, bao chi – truyên thong, kê toan – kiêm toan, marketing, quan tri kinh doanh, trơ giang, giang vien, …
Ngoai nọi dung doanh nghiẹp phong vân tuyên dung, phong vân cac ưng vien la sinh vien đên tư cac truơng đai hoc, cao đăng, Ban tô chưc chuong trinh còn danh thơi gian cho nọi dung phong vân gia đinh. Đay đuơc xem la buơc chuân bi cân thiêt, giup sinh vien lam quen, tiêp cạn cach thưc tham gia phong vân thưc tê vơi nha tuyên dung. Tại chuong trinh, đai diẹn Ban giam hiẹu đã trao giai cho cuọc thi Y tuơng khơi nghiẹp ULIS Start – up và trao thu cam on cho cac Doanh nghiẹp tham dư.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai.vn
Trường ĐH đều đặn "ghép đôi" sinh viên với cố vấn nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng tìm kiếm kỹ năng và tố chất gì ở người xin việc? Người trong ngành này làm gì hàng ngày?... là những băn khoăn thường thấy của sinh viên.
Video đang HOT
Qua chương trình Cố vấn nghề nghiệp RMIT, học viên cao học Eugenia Ferracin đang tìm hiểu thêm về mảng khởi nghiệp sôi động ở Việt Nam
Câu trả lời chính xác và đáng tin cậy nhất sẽ đến từ những người đã đi làm và dày dạn kinh nghiệm trong ngành. Đây chính là lý do chương trình "Cố vấn nghề nghiệp" của Đại học RMIT Việt Nam ra đời.
Cơ hội để sinh viên cọ xát thực tế
Khi Eugenia Ferracin - hiện đang học cao học - biết về chương trình cố vấn nghề nghiệp, cô biết ngay rằng chương trình có thể giúp cô trong việc phát triển sự nghiệp của mình. Là người Ý nhưng đã chuyển đến sống tại Việt Nam từ năm 2017, Eugenia xem chương trình cố vấn nghề nghiệp là cơ hội để mở rộng nền tảng kiến thức cho bản thân.
Eugenia hiện đang học Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế tại RMIT Việt Nam và mong muốn đi sâu vào các lĩnh vực như marketing, truyền thông và CSR - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
"Khi biết về chương trình, tôi nghĩ ngay đây có thể là cơ hội thú vị để tìm hiểu thêm về thị trường Việt Nam", Eugenia nhớ lại.
Đặc biệt muốn tìm hiểu về mảng khởi nghiệp đang diễn ra sôi động ở Việt Nam, cô đã chọn Annie Hansen - một chủ doanh nghiệp xây dựng các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và Thái Lan - làm cố vấn cho mình. Doanh nghiệp mới nhất mà bà Annie đang làm là Evolve Mobility.
Eugenia chia sẻ: "Buổi gặp đầu tiên với bà Annie rất khả quan. Tôi rất ấn tượng với tính cách và thái độ tích cực của bà. Sau màn chào hỏi ngắn gọn, bà đã mời tôi tham gia cuộc họp với một đối tác tiềm năng. Thật ấn tượng khi được chứng kiến bà làm việc thật sự".
"Thế giới khởi nghiệp khá mới mẻ với tôi nên tôi hy vọng có thể tìm hiểu cách những doanh nghiệp nhỏ này vận hành như thế nào để tạo ra thay đổi cho mặt bằng kinh tế chung".
Eugenia chia sẻ rằng đến thời điểm này chương trình cố vấn nghề nghiệp đã đem đến những tác động tích cực: "Khả năng xác định thời gian và mục tiêu của chương trình trực tiếp với cố vấn nghề nghiệp, cũng như theo dõi được tiến triển của quá trình hướng đến mục tiêu mong muốn, khiến chương trình hết sức linh hoạt, thích hợp và hữu ích với sinh viên được cố vấn".
Sinh viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn Trần Ngọc Phúc An (phải) hiểu rõ hơn về nghề nghiệp lựa chọn sau khi làm việc với cố vấn nghề nghiệp của mình - bà Felicity Brown - Trưởng bộ phận Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nghề nghiệp tại RMIT Việt Nam.
Nhà trường "ghép đôi" cố vấn nghề nghiệp và sinh viên
Trong buổi ra mắt lại Chương trình Cố vấn nghề nghiệp của Đại học RMIT Việt Nam gần đây, trường cũng giới thiệu kênh kết nối trực tuyến giúp sinh viên và chuyên gia trong các ngành nghề tìm người thích hợp cũng như duy trì mối quan hệ dễ dàng hơn. Chương trình dành cho cả sinh viên đại học và cao học với mong muốn hỗ trợ sinh viên hiểu hơn về thực tế các ngành nghề, đồng thời định hướng lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Sinh viên hoàn tất thành công chương trình cố vấn nghề nghiệp kéo dài 12 tuần cũng như thỏa mãn các yêu cầu khác sẽ được ghi nhận trong học bạ sau khi tốt nghiệp.
Với Trần Ngọc Phúc An - sinh viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, chương trình cố vấn nghề nghiệp lại giúp bạn thu hẹp các lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.
An nói: "Tôi thực sự có chút ít kinh nghiệm (trong làm việc với doanh nghiệp gia đình). Tôi thích nhiều mảng khác nhau như nhà hàng và khách sạn, và tôi còn có thể làm những việc như dịch thuật, biên tập kỹ thuật và biên tập, nhưng không thực sự biết về yêu cầu chi tiết của những công việc này".
"Trong danh sách các chuyên gia có trên kênh đăng ký trực tuyến, tôi chọn cố vấn của mình vì bà có kiến thức tư vấn nghề nghiệp khi điều hành doanh nghiệp chuyên về tư vấn và huấn luyện của riêng mình", An chia sẻ thêm.
"Chúng tôi gặp nhau hầu như mỗi tuần trong ba tháng. Thay vì bảo tôi làm gì, bà lắng nghe và đặt ra hàng loạt câu hỏi có chủ ý, còn tôi là người phải đặt mục tiêu cho quá trình cố vấn và sắp đặt các cuộc gặp hàng tuần. Lúc đầu cũng không dễ dàng, nhưng chủ động đặt mục tiêu cũng như suy ngẫm sau mỗi buổi gặp giúp tôi nhận ra mình cần tập trung vào điều gì".
Hiện An đã hiểu ra rằng bạn cần tập trung tích lũy thêm kiến thức về du lịch và kinh nghiệm tổ chức sự kiện, và nếu có thể sẽ học thêm ngôn ngữ mới.
Với các bạn học cùng trường, An khuyến khích các bạn: "Chủ động tham gia chương trình Cố vấn nghề nghiệp có lợi cho các bạn về cả mặt chuyên môn lẫn riêng tư. Bạn không chỉ có được lời khuyên về chuyên môn, mà còn có thêm một người bạn có thể hướng dẫn bạn qua những giai đoạn rối rắm hoặc chưa rõ ràng trong sự nghiệp của mình".
Rất nhiều cặp cố vấn nghề nghiệp và sinh viên mới vừa "ghép đôi" thành công sau sự kiện Matching Night (Kết nối cố vấn nghề nghiệp và sinh viên) tại cả hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội.
"Đây là một chương trình rất hữu ích cho các bạn trẻ. RMIT Việt Nam có lẽ là trường đại học đầu tiên và duy nhất cung cấp chương trình một cách chuyên nghiệp, đều đặn và bài bản như thế này. Làm việc cùng với những bạn sinh viên trẻ trung, tôi cảm thấy suy nghĩ của mình được làm mới. Đôi khi tôi ước giá mà hồi tôi trẻ như các bạn có một chương trình như thế này." - Ông Phạm Khánh Hòa - Sáng lập và Giám đốc điều hành WISAMI, đồng thời là một cố vấn nghề nghiệp của chương trình.
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Tuyển sinh đại học Huế 2018: Sát với nhu cầu thị trường lao động và người học Ky tuyên sinh đai hoc (ĐH) năm 2018 cua ĐH Huê đươc điêu chinh, giam hang trăm chi tiêu tuyên sinh so vơi năm 2017, dưng đao tao 2 nganh hoc "ê âm" nhiêu năm qua va mơ thêm cac nganh hoc mơi nhăm đap ưng nhu câu thi trương lao đông va nhu câu ngươi hoc. Thi sinh trung tuyên năm 2017...