Ngày hội sáng tác truyện tranh, phiên chợ vùng cao của những nụ cười
GD&TĐ – Ngày 8/5, hơn 500 học sinh của các trường tiểu học của huyện miền núi biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã tề tựu về Trường tiểu học Bản Sen cùng tham dự ngày hội viết truyện tranh và phiên chợ vùng cao.
Ngày hội lớn với học sinh dân tộc miền núi phía Bắc
Đây là chương trình giáo dục thực tế do Bộ GD&ĐT, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Ban Truyên giáo Trung ương cùng phối hợp thực hiện.
Dạy chữ, dạy người phải toàn diện
Bản Sen là một xã vùng thấp của huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, năm học 2014- 2015 nhà trường có: 20 lớp với tổng số 306 số học sinh nằm rải rác trên 4 điểm trường; trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 83% học sinh trong toàn trường.
Video đang HOT
Vui chung ngày hội với thầy cô giáo và học sinh Bản Sen còn có các bạn ở nhiều trường tiểu học của huyện Mường Khương, đặc biệt là các thầy giáo đến từ các Sở GD&Đ và trường cao đẳng của các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, đại diện cho Tây Nguyên có Sở GD&ĐT Gia Lai, từ miền Tây xa xôi có Trường Đại học Trà Vinh.
Theo ông Đặng Văn Bình – Chuyên gia đến từ Cục Nhà giáo & cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT), hoạt động này cũng nằm trong chương trình thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học do Cục Nhà giáo chủ trương trên cơ sở quá trình dạy học tiếng Việt được tiến hành như là ngôn ngữ thứ hai thông qua các hoạt động học tập và vui chơi.
Các hoạt động không ngoài tạo điều kiện cho học sinh được nghe, được nói nhiều trong các giờ học tăng cường tiếng Việt và các buổi hoạt động ngoại khoá. Đưa các tình huống ngôn ngữ để luyện tập đối thoại gần với cuộc sống thực tế của các em. Các hoạt động này được vận dụng thường xuyên trong quá trình học tập.
Là chủ nhà tổ chức ngay hội và phiên chợ, cô giáo Trần Thị Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bản Sen, cho biết: Không có nhiều dịp thế này, thế nên Phòng chỉ đạo chúng em làm thế nào để ngày hội vừa mang lại niềm vui nhưng phải mang tính giáo dục cao.
Được sự góp ý của lãnh đạo Phong, Sở và Cục Nhà giáo, chúng em quyết định tổ chức một ngày hội sáng tác truyện tranh, và một phiên chợ vùng cao nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo và tăng cường giao lưu ngôn ngữ trong học sinh dân tộc trong điều kiện tiếng Việt của các em cũng chưa thông thạo.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Ngày hội sáng tác truyện tranh cùng với phiên chợ vùng cao sáng nay thực sự là một ngày vui lớn trong đời học sinh của các em học sinh dân tộc Mông, Dao, Dáy, Tày, Pa Dí, Phù Lá… Tất cả đều chung niềm vui, cùng vẽ nên ngôi nhà chung đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em.
Cô Nguyễn Thị Nhung – GV lớp 2 Trường Tiểu học Lùng Vai chia vui: Lớp tôi chủ nhiệm có 25 học sinh là người Nùng, Dáy, Dao, Pa Dí, em nào cũng muốn đến với ngày hội này nhưng ở miền núi đi lại khó khăn, chỉ có 4 em được tham gia.
Sản vật mà các em học sinh mang đến phiên chợ là món phở cuốn, phở chua – không có thịt chất liệu chỉ là bánh phở, lạc, một số loại gia vị từ rừng, ăn vào giã rượu tốt lắm đó – Cô Nhung cười vui!
Còn ở Trường Tiểu học Bản Lầu, các mặt hàng bày bán là những đĩa, bát bánh trôi màu tím, xôi 7 sắc, bánh trưng đen… Đều là những sản vật kết tinh từ núi rừng và đồng bằng của học sinh chúng em đó – cô giáo Đỗ Thị Oanh chỉ vào những chiếc bánh xinh xắn từ chính tay học sinh mình làm ra.
Trường Tiểu học số 1 cũng không chịu kém cạnh khi mang ra chợ cũng những chiếc bánh chưng đen, lại thêm cả bánh dày, bánh khúc, đặc biệt là thúng xôi 7 sắc nghi ngút khói thu hút đông đảo khách hàng. C
ô giáo Hoàng Thị Hải cho biết: Trường chúng tôi có 470 học sinh/14 lớp là người dân tộc Pa Dí, Mông, Nùng, Phù Lá, Cao Lan. Các em nhà nghèo, nhưng hiếu học và đáng yêu lắm. Đấy nhìn vào sản phẩm của các em mang đến chợ đủ thấy đó là niềm vui lớn. Tôi mong có nhiều ngày hội này hơn nữa.
Trường Tiểu học Pha Luông hôm nay cũng đem đến các sản vật của nương rẫy như bắp ngô, quả dứa và xôi. Bẩy sắc màu từ nước lá chảm ánh lên trong nắng rừng như làm hồng thêm đôi má của những học sinh người Mông được chọn đi chợ.
Cô Hiệu trưởng Lý Thị Dung Tuyết (người dân tộc Nùng) tâm sự: Trường tôi có tới 97% là người dân tộc Mông, 58% hộ nghèo và 20% rất nghèo. Học sinh được nhà nước nuôi học, những ngày này thực sự là hội lớn cho các em.
Ngày hội qua đi, dấu ấn để lại cho những học sinh là nụ cười, niềm vui trong ánh mắt, để những ngày học tới các em sẽ ham thích hơn với môn tiếng Việt.
Còn với những vị khách, những thầy cô giáo, những nhà giáo dục đến từ các địa phương có nhiều học sinh dân tộc, đây cũng là dịp để học tập, để cập nhật một phương pháp mới được đánh giá là hiệu quả và thiết thực.
“Dạy chữ và dạy người là những thành tố quan trọng của giáo dục và đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc.
Để tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ 2 đối với học sinh dân tộc cấp tiểu học thì song song với dạy chữ cần phải gắn với các trò chơi, sáng tác truyện tranh hay hình thức sinh hoạt cộng đồng thông qua phiên chợ vùng cao không chỉ làm giàu vốn văn hóa dân tộc cho các em mà còn giúp các em có dịp giao tiếp, nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình hơn”
- PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo & cán bộ quản lý cơ sở giá
Theo GD&TD