Ngày hè của trẻ em nông thôn Hà Tĩnh
Không có nhiều lựa chọn như trẻ em thành phố, sân chơi ngày hè của những đứa trẻ ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh mùa qua mùa chủ yếu là thửa ruộng của bố, khu vườn của mẹ hay một triền đồi, một bãi bồi ven sông…
Bước vào những ngày đầu của kỳ nghỉ hè, Nguyễn Văn Đức (xã Hộ Độ, Lộc Hà) đã xắn tay ngay vào việc giúp ông bà làm muối. Cũng như Đức, những đứa trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên ở Hộ Độ đa phần đều dành thời gian nghỉ hè để phụ giúp bố mẹ, ông bà những công việc đồng áng. Không chỉ thế, những đứa trẻ ở làng biển còn sẵn sàng cùng bố ra khơi hay đi bán hàng dạo, phụ mẹ bán hàng ở các bãi biển…
Sân chơi của trẻ em nông thôn đa phần là đồng ruộng sau mùa thu hoạch
Còn ở vùng núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hình ảnh những đứa trẻ đen nhẻm chăn trâu, cắt cỏ, ra đồng cùng bố mẹ đã trở nên quen thuộc trong dịp hè. Em Lê Văn Thắng, xã Đức Bồng (Vũ Quang) chia sẻ: “Ở chỗ bọn em không có học hè, nghỉ hè chẳng biết làm gì ngoài việc phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng áng hoặc đi chăn trâu, cắt cỏ. Những khi đi chăn trâu thì chúng em tụ tập nhau lại chơi đá bóng, thả diều hoặc bắn bi, cũng có lúc rủ nhau ra sông bơi”.
Khi được hỏi về việc tham gia những buổi sinh hoạt đoàn, đội tại địa bàn dân cư do các tổ chức đoàn, hội tổ chức, em Nguyễn Thị Hiền (xã Thuần Thiện, Can Lộc) cho biết: “Thỉnh thoảng bọn em cũng tham gia sinh hoạt múa hát buổi tối do các anh chị trong thôn tổ chức nhưng các trò chơi, các bài hát múa đó chỉ hợp với các em tiểu học. Bọn em lớn hơn rồi nên thấy không phù hợp, vì vậy, nhiều bạn cũng không hào hứng khi tham gia sinh hoạt. Hơn nữa, có nhiều bạn do tâm lý ngại nên cũng ít tham gia các hoạt động tập thể”.
Và, khi không có các khu vui chơi, giải trí, trẻ em nông thôn lại thường tụ tập tự phát theo các nhóm để vui chơi tại những địa điểm không an toàn như đi tắm sông, trèo cây, đá bóng dưới lòng lề đường hay chơi trò đuổi bắt nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tích đáng tiếc mà trẻ em nông thôn thường gặp phải…
Hình ảnh quen thuộc của trẻ em nông thôn ngày hè
Video đang HOT
Để góp phần tạo sân chơi cho trẻ em nông thôn ngày hè, mùa hè này, các cấp bộ đoàn đang phối hợp với Trung tâm VHTT huyện mở các lớp năng khiếu như: Đá bóng, võ thuật, múa hát… cho các em nhỏ. Đây có thể coi là một nỗ lực không nhỏ nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động các lớp học sẽ tổ chức thu phí, điều này cũng là một trở ngại với trẻ em nông thôn.
Anh Lê Thành Luân – Bí thư Huyện đoàn Cẩm Xuyên cho biết: Vào mỗi dịp hè, các nhà trường đều có giấy chuyển sinh hoạt đoàn, đội của mỗi học sinh về địa phương quản lý. Tuy nhiên, tùy vào mỗi địa phương, việc tổ chức và triển khai sinh hoạt hè cho thiếu nhi mỗi khác và để tạo sức hút cho các em tham gia không phải dễ dàng. Mùa hè này, tại Cẩm Xuyên sẽ tổ chức các lớp bơi, giải thi đấu bóng đá để các em được tham gia. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao khác để thu hút ĐVTN.
Các hoạt động như: tổ chức lớp học bơi, lớp múa … sẽ là sân chơi bổ ích cho trẻ em nông thôn dịp hè.
Có thể thấy, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, phụ huynh nông thôn dường như ít quan tâm đến việc con mình sẽ chơi gì, chơi ở đâu, chơi như thế nào trong kỳ nghỉ hè. Hơn nữa, các hoạt động hè dành cho lứa tuổi thanh thiếu nhi ở nông thôn còn quá ít và không phù hợp với nhu cầu thực tế. Đó chính là thiệt thòi cần sớm được các cấp, ngành quan tâm, có giải pháp bù đắp đối với trẻ em nông thôn trong kỳ nghỉ hè.
Theo baothanhhoa
Lo tìm chỗ gửi con dịp hè
Chưa đầy 2 tuần nữa năm học 2018-2019 sẽ kết thúc. Thời điểm hiện tại, nhiều gia đình có con học mầm non và tiểu học đang lo lắng tìm chỗ gửi con trong dịp hè.
Ghi nhận chung cho thấy, năm nay học phí các khóa hè không biến động nhiều so với mọi năm. Tuy nhiên, do công tác sửa chữa, chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới khiến nhiều nơi không thể tổ chức dạy hè, gây lo lắng cho phụ huynh.
Chênh lệch cung - cầu
Trao đổi với chúng tôi, bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho biết năm nay trên địa bàn quận ngoại trừ Trường Mầm non Hồng Nhung (phường 4) không tổ chức giữ trẻ trong dịp hè (do sửa chữa cơ sở vật chất), còn lại tất cả các trường mầm non đều tổ chức giữ trẻ; học phí khóa hè dựa trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh, tuy nhiên có sự quản lý và phải được cho phép của UBND quận.
Ghi nhận chung tại nhiều quận huyện cho thấy, học phí khóa hè tăng nhẹ so với trong năm học. Đơn cử, tại Trường Mầm non Thực hành (quận 5), học phí hè năm nay cao hơn 400.000 đồng/học sinh/tháng so với học phí trong năm học.
Mùa hè là thời gian cho trẻ vui chơi, rèn luyện kỹ năng sống chứ không phải nhồi nhét kiến thức.
Một số quận khác như Tân Phú, Thủ Đức, mức phí giữ trẻ trong dịp hè cao hơn học phí trong năm học 150.000 - 200.000 đồng/học sinh/tháng. Nhìn chung, mức phí này không biến động nhiều so với mọi năm. Riêng tại quận Tân Bình, mức thu học phí dịp hè tương đương với mức trong năm học.
Ở bậc tiểu học, một trong những địa chỉ quen thuộc, mỗi năm có hàng trăm lượt phụ huynh đăng ký gửi con trong dịp hè là Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Đây là một trong những trường tiểu học công lập hiếm hoi của TPHCM tổ chức lớp hè cho cả học sinh của các trường tiểu học khác trên địa bàn thành phố, gồm cả 2 hình thức mở lớp là học một buổi và học bán trú nguyên ngày.
Tuy nhiên, năm nay do công tác sửa chữa cơ sở vật chất chuẩn bị năm học mới nên trường không tổ chức khóa hè ở tất cả khối lớp. Bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết phụ huynh có nhu cầu gửi con trong hè có thể tìm hiểu các lớp học năng khiếu, trại hè tại các trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi trên địa bàn các quận huyện.
Ảnh minh họa
Một địa chỉ quen thuộc khác cũng được nhiều phụ huynh săn đón là khóa hè do Nhà Thiếu nhi TP tổ chức. Tuy nhiên, năm nay do nhu cầu phụ huynh gửi con học bán trú tăng cao nên chỉ trong một buổi sáng đăng ký, tất cả lớp bán trú đều khóa sổ. Hiện tại, đơn vị này đã có kế hoạch tổ chức thêm lớp bán trú tại cơ sở 2, đặt tại Trường Tiểu học Trương Quyền (quận 3) nhưng với số lượng giới hạn.
Lắng nghe nhu cầu thật sự của con
Mới đây, tại buổi nói chuyện với chủ đề "Mùa hè cho con" do một hệ thống trường tư thục tổ chức, nhiều phụ huynh cho biết, 2 tháng con nghỉ hè là khoảng thời gian "ám ảnh" đối với nhiều phụ huynh do phải sắp xếp giữa việc đi làm và cho con tham gia các hoạt động vui chơi, trải nghiệm.
Theo ông Trần Tuấn Huy, giám đốc một trung tâm đào tạo kỹ năng sống trên địa bàn TPHCM, hiện nay nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng sống cho con. Do đó, mùa hè là thời gian lý tưởng cho các gia đình gửi con tham gia các lớp đào tạo với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như câu lạc bộ, khóa học, trại hè... Chương trình học và giá cả giữa các nơi rất chênh lệch, có nơi thu học phí lên đến hàng chục triệu đồng.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, giáo dục kỹ năng sống đòi hỏi cả quá trình dài, nếu trẻ chỉ tham gia một vài hoạt động trong 2 tháng hè rồi khi vào năm học, các em quay lại với guồng quay bài vở, không có điều kiện tiếp tục rèn luyện thì những kỹ năng đã học được sẽ dần bị quên lãng.
Bên cạnh đó, theo một cán bộ phụ trách công tác ghi danh của Nhà Thiếu nhi TP cho biết, những năm trước từng xảy ra trường hợp phụ huynh đăng ký "liền tù tì" 4 - 5 lớp học năng khiếu trong một ngày cho con.
Nhưng khi tìm hiểu, việc lựa chọn các môn năng khiếu chủ yếu đáp ứng tiêu chí dàn trải thời khóa biểu trong ngày, tức trẻ học hết lớp này sẽ di chuyển ngay đến một lớp học khác, gia đình không cần sắp xếp người đưa đón, chứ không lắng nghe sở thích thật sự của con. Điều này có thể vô tình tạo thêm áp lực cho trẻ, khiến việc học hè trở nên nặng nề, mang ý nghĩa "giết thời gian là chính", hiệu quả tiếp nhận vì thế không như mong đợi.
Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia giáo dục khuyên các bậc phụ huynh nên cân nhắc, lựa chọn hình thức học tập trong dịp hè phù hợp với năng lực, sở thích của con, không nên đăng ký các khóa hè chỉ để có chỗ gửi con; đồng thời tạo thêm điều kiện cho con được vui chơi, giải trí, phục hồi năng lượng sau một năm học vất vả.
THU TÂM
Theo saigondautu
Cậu học trò mù nhận học bổng 2,2 tỷ đồng Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh, nhưng với nghị lực vươn lên, nam sinh Trần Việt Hoàng đã xuất sắc nhận học bổng trị giá 2,2 tỷ đồng của trường ĐH Fulbright Việt Nam. Trần Việt Hoàng hạnh phúc bên mẹ - bà Trần Thị Sen Ảnh: M.T Người mẹ tuyệt vời...