Ngày đầu trong trường Luật của chàng trai không tay
Ngày đầu chàng trai không tay đến trường Luật, thuộc Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) thu hút nhiều ánh nhìn của bạn học.
Sau khi thi trượt đại học năm 2014, Peng Chao, chàng trai cụt cả hai tay ở huyện Mễ Dịch, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, không nản lòng. Trong kỳ thi đại học năm nay, cậu trúng tuyển trường Luật thuộc Đại học Tứ Xuyên tại Thành Đô với 603 điểm, theoShanghaiist.
Peng dùng chân rửa mặt, đánh răng, ăn cơm. Ban đầu, Peng rất khó kết bạn, nhưng sau đó, cậu được nhiều sinh viên giúp đỡ. Bạn cùng phòng giúp nam sinh này thực hiện từ việc nặn kem đánh răng lên bàn chải.
Trong ngày đầu học đại học, Peng thức dậy từ 7h sáng, tự gấp chăn gọn gàng và chuẩn bị lên lớp. Hòa nhập trong môi trường xa lạ là thử thách lớn đối với tân sinh viên đặc biệt này.
Peng Chao gặp nhiều khó khăn tại nhà ăn, khi phải nhờ người khác lấy hộ thức ăn, ngồi… hai chỗ và dùng muỗng bằng chân. Nhân viên tư vấn Yang Xiaofeng đề nghị Peng ăn cơm tại phòng ở ký túc xá nhưng cậu từ chối. Một số sinh viên thấy lạ, nhìn chằm chằm vào Peng, chàng trai 20 tuổi chỉ mỉm cười, gật đầu chào họ.
Yang Xiaofeng cho biết, Peng chọn sống tại ký túc xá trong năm học đầu tiên, dù bố mẹ cậu sống gần trường.
Peng sử dụng máy tính tìm kiếm thông tin và làm bài tập. Nó giúp nam sinh đỡ vất vả và không còn phải chịu nỗi đau đớn khi viết chữ bằng chân.
Peng ước tính cậu mất khoảng 18 phút cho việc vệ sinh cá nhân vào buổi sáng và 20 phút đi bộ qua chặng đường dài 2,1 km từ ký túc xá đến hội trường để dự lễ khai giảng.
Video đang HOT
Chàng trai không tay cũng lên kế hoạch tham gia các lớp học thêm tại các trường khác nhằm đảm bảo theo kịp bạn học và nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên, cậu chỉ có thể chọn những trường gần Đại học Tứ Xuyên để đi lại thuận tiện.
Bạn cùng phòng luôn sẵn sàng giúp đỡ Peng Chao khi cậu cần lên thư viện học bài hay tìm tài liệu.
Theo Zing
Nhiều học sinh Mỹ bị đình chỉ vì mạng xã hội
Những người nghĩ mạng xã hội là nơi xả bực tức sẽ phải nghĩ lại sau các vụ học sinh Mỹ bị đình chỉ học vì... Twitter.
Nói xấu cô giáo, dọa đánh bom trường trên Twitter
Tháng 10/2012, trường Trung học Thành phố Granite ở bang Illinois, Mỹ, đình chỉ hơn 10 học sinh trong 5 ngày vì liên quan bài đăng mang nội dung xúc phạm giáo viên, Stl Today cho hay.
Sự việc bắt nguồn từ học sinh viết nhận xét xấu về cô giáo trên Twitter. Bạn bè của nam sinh này chia sẻ và bài viết nhanh chóng lan rộng trên mạng xã hội.
Học sinh DeAndre Williams, 15 tuổi, một trong những người chia sẻ bài viết, cho biết, cậu không suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động và không ngờ hậu quả nghiêm trọng đến vậy.
DeAndre Williams, 15 tuổi, bị đình chỉ học hai ngày vì chia sẻ bài nói xấu cô giáo trên Twitter. Ảnh: Stl Today
"Em thậm chí không nghĩ gì cả. Lúc đó, em đang tụ tập cùng bạn bè tại nhà và thấy nó trên Twitter. Em bật cười rồi chia sẻ trên trang cá nhân. Nó không giống việc chúng em hét lên trong hành lang và khiến cô giáo xấu hổ trước mọi người", Williams nói.
Vụ việc khiến phụ huynh và học sinh bức xúc. Họ tiếp tục đăng bài phản đối quyết định của nhà trường trên Twitter. Một số học sinh bị đình chỉ khi thích bài đăng của bạn khác.
Dylan Thevenout, học sinh 17 tuổi, nhận hình thức kỷ luật tương tự vì cậu giao tiếp với những người có dấu hiệu phản đối quyết định của nhà trường.
Ngoài ra, trường này cũng đình chỉ một học sinh dọa đánh bom trên Twitterđể... không phải đi học và 3 người chia sẻ bài viết.
Ed Yohnka, nhân viên Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ tại Illinois cho rằng, trường Trung học Thành phố Granite đã "đi quá xa" khi giám sát hoạt động của học sinh trên Internet.
"Ngay cả khi học sinh có lời nói hoặc hành động không phù hợp bên ngoài trường, phụ huynh sẽ chịu trách nhiệm uốn nắn các em", ông Yohnka nói.
Trước cuộc phản đối của phụ huynh và học sinh, Hiệu trưởng Jim Greenwald nói: "Chúng tôi không kiểm soát ý kiến cá nhân trên Internet, nhưng nếu nó ảnh hưởng danh dự giáo viên hay đe dọa sự an toàn của trường, nhà trường buộc phải can thiệp".
Ông cho biết thêm, trường đã phổ biến quy định sử dụng mạng xã hội và điện thoại với học sinh từ đầu năm học và cho các em ký vào bản cam kết.
Tuy nhiên, theo DeAndre Williams, phần lớn học sinh không hiểu nội dung của bản cam kết về những hành vi bên ngoài trường trên Internet. Cậu cho rằng, nhà trường nên xử lý vụ việc một cách mềm mỏng hơn là đưa ra hình thức xử phạt nặng, khiến nhiều người bức xúc. Những học sinh liên quan bài đăng cũng sẵn sàng xin lỗi giáo viên vì lời nói đùa vô ý thức.
Bị đình chỉ vì nhục mạ hiệu trưởng trên Twitter
HW bị đình chỉ học hai ngày và bị cấm tham gia các hoạt động do trường tổ chức sau khi chỉ trích Hiệu trưởng trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Newswhip
Tháng 1/2014, HW, học sinh 17 tuổi, trường Trung học Sterling ở Somerdale, New Jersey, Mỹ, bực mình vì mẹ đến đón muộn. Nam sinh này cãi nhau với mẹ qua điện thoại khi đang đứng trên hành lang trường học. Một giáo viên căn ngăn, đồng thời báo cáo tình hình với hiệu trưởng vì nữ sinh này vi phạm quy định sử dụng điện thoại của trường và không tôn trọng giáo viên. HW bị đình chỉ trong hai ngày.
Mẹ của HW đã nói chuyện với phó hiệu trường và quyết định kỷ luật được thu hồi. Tối hôm đó, nữ sinh 17 tuổi nói chuyện với bạn bè trên Twitter, hai trong số đó là học sinh trường khác. Cô phàn nàn nhà trường phạt mình dù "không làm sai chuyện gì" và buông lời nhục mạ hiệu trưởng, theo Splc.
Hôm sau, HW đi học như bình thường. Trong khi đó, ban lãnh đạo nhà trường kiểm tra Twitter của cô và phát hiện những lời nói khiếm nhã. Cuối ngày, hiệu trưởng quyết định kỷ luật đình chỉ hai ngày đối với HW.
Sau đó, Giám đốc Jack McCulley và Hiệu trưởng Mark Napoleon mời phụ huynh HW lên làm việc. Một ngày sau, ông McCulley gửi thông báo về gia đình học sinh, cấm HW tham gia các vũ hội, chuyến đi, lễ tốt nghiệp hay "bất kỳ hoạt động nào do trường tài trợ".
Tháng 3/2014, HW gửi đơn khiếu nại lên Tòa án liên bang, cho rằng nhà trường đã ngăn cản quyền tự do ngôn luận của cô. Tháng 4, tòa ra phán quyết: Trường phải thu hồi quyết định xử phạt, đồng thời trả 9.000 USD lệ phí thuê luật sư thay HW. Lãnh đạo nhà trường cũng thay đổi quy định, sẽ thông báo học sinh trước khi kiểm tra tài khoản trên mạng xã hội của các em.
Hơn 20 học sinh bị đình chỉ vì chỉ trích giáo viên trên Twitter
Hơn 20 học sinh trường Trung học McKay bị đình chỉ vì đăng bài trên Twitter. Ảnh: USA Today
Tháng 2/2014, một học sinh trường Trung học McKay ở bang Oregon, Mỹ, đăng bài trên Twitter chỉ trích cô giáo có hành động không đúng mực các nam sinh. Hơn 20 em khác chia sẻ bài viết.
Hiệu trưởng Sara LeRoy đình chỉ học đối với những em này với lý do đe dọa giáo viên qua Internet, theo USA Today.
Quyết định của nhà trường khiến phụ huynh bức xúc và tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trong dư luận. Họ băn khoăn liệu sự trừng phạt này là biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường trên mạng xã hội hay chỉ là phản ứng thái quá, vi phạm quyền tự do ngôn luận của học sinh.
Đình chỉ 3 học sinh đăng hình giáo viên vi phạm luật giao thông
Trường Trung học cơ sở Highland Oaks đình chỉ 3 học sinh đăng hình cô giáo vi phạm luật giao thông lên Instagram. Ảnh: Google
Tháng 4/2015, 3 học sinh trường Trung học cơ sở Highland Oaks ở Memphis, Tennessee, Mỹ, bị đình chỉ học sau khi chia sẻ ảnh cô giáo vi phạm luật giao thông trên Instagram.
Trong ảnh, cảnh sát đang xử phạt Tiffany Jackson, giáo viên lớp 8, do sử dụng giấy phép lái xe quá hạn.
Quyết định này khiến phụ huynh bức xúc.
Shanna Richardson cho biết, con trai cô là một trong những học sinh bị đình chỉ vì chia sẻ bức ảnh đó. Cô cho rằng, nhà trường xử phạt không công bằng, đặc biệt sau khi con cô đã xóa ảnh và xin lỗi giáo viên Jackson.
"Đây là thông tin được công bố rộng rãi. Mọi người có thể thấy bức ảnh trên các trang mạng xã hội hay báo chí", cô Richardson nói thêm.
Nhà trường đình chỉ 3 em với lý do "sử dụng thiết bị truyền thông điện tử không phù hợp".
Theo nội quy được đăng trên trang web của trường, điện thoại bị cấm do nó khiến học sinh mất tập trung trong quá trình học tập.
Theo đó, nhà trường cấm các trường hợp học sinh "sử dụng điện thoại để gian lận thi cử, chụp ảnh, quay phim những hình ảnh không phù hợp về bạn học, nhân viên nhà trường và đăng tải trên Internet, đe dọa hay bắt nạt các bạn, truy cập mạng xã hội trong giờ học"
Tuy nhiên, trên thực tế, nhà trường đưa ra hình thức kỷ luật khi họ chưa xác định liệu học sinh có chia sẻ bức ảnh cô Tiffany Jackson trong hay ngoài giờ học, theo Daily Mail.
Theo Zing
ĐH Ngoại ngữ Huế trao áo ấm đến sinh viên nghèo dịp Tết Nhằm chia sẻ với các sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có được một cái Tết ấm áp, Trường ĐH Ngoại ngữ Huế (thuộc ĐH Huế) đã tổ chức chương trình "Mùa xuân bè bạn" trao nhiều áo ấm cho các sinh viên trong trường. Chương trình được thực hiện với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá...