Ngày càng nhiều phụ nữ Hàn mất việc vì Covid-19
Ngành dịch vụ và giáo dục chịu ảnh hưởng, phải ở nhà chăm con là những lý do khiến lao động nữ có gia đình ở xứ kim chi phải tạm dừng hoặc từ bỏ công việc.
Ngày 6/5, báo cáo do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố chỉ ra phụ nữ, đặc biệt là những người có gia đình, gặp nhiều khó khăn về việc làm hơn nam giới giữa Covid-19, theo Korea Joongang Daily.
Tỷ lệ việc làm dành cho lao động nữ vào tháng 1/2021 giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát mạnh. Con số này ở nhóm lao động nam chỉ giảm 2,4%.
Trong các cuộc khủng hoảng trước đây như năm 1997 hay 2008, đàn ông chịu ảnh hưởng nặng nền hơn phái nữ trên khía cạnh công việc.
Tỷ lệ lao động nữ có gia đình vẫn chưa thể phục hồi về mức trước đại dịch. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
“Các lĩnh vực do nam giới chiếm ưu thế như xây dựng, sản xuất có xu hướng biến động theo nền kinh tế toàn cầu. Khi suy thoái xảy ra, cơ hội việc làm trong các lĩnh vực đó sẽ chịu tác động”, Oh Sam-il, nhà kinh tế học cấp cao chuyên nghiên cứu về thị trường lao động, nói.
Tuy nhiên, khi Covid-19 hoành hành, phụ nữ lại trở thành đối tượng có khả năng thất nghiệp cao do ngành dịch vụ, giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngoài ra, họ còn buộc phải tạm dừng hoặc từ bỏ sự nghiệp để ở nhà chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa, báo cáo từ Ngân hàng Trung ương cho biết.
Kết quả báo cáo chỉ rõ phụ nữ đã kết hôn ở xứ kim chi chiếm tỷ lệ mất việc lớn nhất giữa đại dịch.
Tỷ lệ lao động nữ ở độ tuổi 30-45 có chồng, con vào tháng 4/2020 giảm gần 10% so với 2 tháng trước đó. Tới nay, con số này vẫn chưa thể phục hồi về mức trước đại dịch.
Ngược lại, tỷ lệ lao động nữ độc thân chỉ giảm khoảng 6% vào cùng kỳ năm ngoái và chỉ mất 6 tháng để khôi phục như khi đại dịch chưa xuất hiện.
Dù vậy, Covid-19 cũng góp phần cải thiện điều kiện lao động lâu dài cho phụ nữ Hàn Quốc khi khuyến khích nam giới tham gia vào việc chăm sóc con cái.
Năm 2020, tỷ lệ nhân viên xin nghỉ thai sản tăng khoảng 23%. Ngoài ra, lượng lao động là đàn ông xin giảm giờ làm để chăm sóc con nhỏ tăng 120,9% so với thời điểm trước đại dịch.
“Xu hướng làm việc tại nhà, khuyến khích nam giới tham gia chăm sóc, nuôi dạy trẻ có thể cải thiện điều kiện làm việc, thúc đẩy tỷ lệ lao động nữ về lâu dài”, Ngân hàng Trung ương nhận xét.
Thêm nhiều chính sách mới về lương
Từ tháng 2/2021 nhiều chính sách về lương đã chính thức được thi hành.
Cụ thể, Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2.
Theo đó có nhiều quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động. Cụ thể, theo điểm a, Khoản 1, Điều 96 Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019 của Chính phủ. Như vậy, năm 2021 giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng như năm 2020.
(Ảnh minh họa: CP)
Cũng theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc hưởng đủ lương. Số ngày có thời gian nghỉ này do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 3 ngày/tháng.
Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu nghỉ, lao động nữ đi làm đầy đủ trong những ngày này có thể được nhận thêm tiền lương theo quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 96.
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 96 người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Như vậy, từ 1/2, lao động nữ làm việc trọn ngày "đèn đỏ" sẽ được nhận thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.
Ngày 26/2 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông và quản lý bảo vệ rừng chính thức có hiệu lực thi hành. Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (hệ số lương từ 4,00 - 6,38).
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 - 4,98). Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số lương từ 1,86 - 4,06).
3 trường hợp bắt đầu được hưởng lương hưu từ 1/1/2021 Đây là nội dung đáng chú ý trong Công văn số 362/LĐTBXH-BHXH ngày 22/02/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ về quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động. Công văn số 362/LĐTBXH-BHXH nêu rõ, đối tượng thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ...