Ngày càng có nhiều teen “đạo văn” qua internet
Hiện nay tại Anh, có gần 90 trường trung học và hơn 130 trường đại học đang sử dụng các phần mềm phát hiện đạo văn nhằm phát hiện ra các học sinh gian lận đang ngày càng gia tăng, gấp đôi so với 2 năm trước đây. Điều này báo động tình trạng các học sinh cần được dạy dỗ lại về việc không được phép copy bài từ Internet.
Ông Barry Calvert, thuộc công ty NLearning, nhà cung cấp các phần mềm cho rằng các học sinh ngay từ khi bắt đầu đi học khi 7 tuổi cần được giảng dạy thế nào là sử dụng nguồn tham khảo, thế nào là gian lận chép bài từ nhiều nguồn.
Trong một hội thảo quốc tế kéo dài 3 ngày tại trường ĐH Northumbria, các chuyên gia giáo dục đã cùng trao đổi ý kiến làm thế nào để phát hiện học sinh gian lận. Cũng chính trong buổi hội thảo này, một nghiên cứu được công bố khiến mọi người đều bất ngờ: hơn một nửa số sinh viên đại học đã từng nộp bài luận do họ mua được trên mạng.
Internet trở thành nguồn cung cấp tài liệu học tập vô hạn.
Video đang HOT
Dan Rigby, giảng viên môn kinh tế tại ĐH Manchester đã hỏi 90 sinh viên năm 2 và năm 3 và được biết, họ sẵn sàng trả 300 bảng cho những bài luận chất lượng cao, và 217 bảng hay 164 bảng cho những bài ngắn hơn. 45% sinh viên đã sử dụng những tư liệu trên mạng và biến chúng trở thành những bài thi, bài kiểm tra, bài luận của mình.
Ngoài ra, số học sinh sinh viên sử dụng máy nghe nhạc và các thiết bị điện tử gian lận trong bài thi cũng tăng hơn 6% so với năm ngoái.
Ông Barry Calvert nói: “Các sinh viên của chúng ta cần hiểu Internet không phải là một nguồn thông tin vô tận miễn phí chúng ta có thể lấy về và tự nhận đó là của mình. Một người nào đó đã viết ra chúng, họ cần được biết đến và công sức của họ cần được trích dẫn đầy đủ.”
Tuy nhiên Internet cũng thực sự giúp cho việc học rất nhiều. “Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi phát mệt với việc hỏi đi hỏi lại cô thủ thư: “Cuốn sách đã về chưa ạ?” bởi cả thư viện chỉ có một cuốn sách về đề tài người Viking, mà lại có người đang mượn nó. Internet mở ra cơ hội cho mọi người đều được học, dù có một số người thích đi sao chép công sức của người khác.”
Trong buổi hội thảo, các chuyên gia cho rằng cũng có thể giảm số sinh viên đạo văn bằng cách cho phép các sinh viên trình bày quan điểm của mình bằng cách “kể chuyện điện tử”- sử dụng các clip và các đoạn ghi âm thay vì viết luận. “Cách này dù vất vả hơn nhưng các sinh viên sẽ phải học thực sự. Họ phải đọc, nghiên cứu và mang công trình của riêng mình tới lớp.”
Theo PLXH
Sinh viên nô nức đi du lịch sau khi tốt nghiệp
Những chuyến du lịch sau tốt nghiệp giờ đây không còn là điều quá lạ lẫm với giới trẻ Singapore nữa. Họ cho rằng đó là một "cuộc xả hơi" trước khi chính thức bắt đầu sự nghiệp, bước chân vào cuộc đời thực.
Những chuyến đi này chỉ kéo dài từ 5 đến 15 ngày, thường diễn ra vào tháng 5 đến tháng 7, sau khi kì học cuối cùng vào tháng 5 kết thúc. Kể cả những sinh viên đã được nhận làm cũng sẵn sàng dời lịch làm việc để có được chuyến đi cho riêng mình. Các nhà tuyển dụng cũng chấp nhận điều này, vì họ cho rằng với một ứng cử viên giỏi, việc đi làm chậm 1 đến 2 tuần cũng không có vấn đề gì. Xu hướng này càng trở nên thịnh hành.
Trong 50 sinh viên được báo Straits Times tình cờ phỏng vấn, có tới 38 bạn khẳng định mình sẽ đi du lịch sau tốt nghiệp. Số còn lại thì đa số vì không đủ khả năng tài chính. Tất cả đều thừa nhận những chuyến đi, đặc biệt là ra nước ngoài, sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về môi trường làm việc cho tương lai.
Những chuyến đi chỉ có một trong đời với những người bạn thân.
Chi phí cho những chuyến du lịch từ 500 đô la Sing cho tới vài nghìn đô la, tùy thuộc vào địa điểm và sở thích. Đa số được các sinh viên tiết kiệm trong thời sinh viên bằng các công việc làm thêm hay làm gia sư. Các sinh viên cho rằng đây là cơ hội cuối cùng được gặp mặt những bạn học của mình, nên các chuyến đi thường được các nhóm bạn tổ chức với nhau.
Tháng 8 này, Estelle Low, 22 tuổi, đến từ ĐH Nanyang sẽ có một chuyến phượt tới Thụy Điển trong suốt 1 tháng với những người bạn thân. Trong suốt 4 năm đi học, cô đã để dành được 4000 đô la, và cô nghĩ nó xứng đáng: "Tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thứ 2 trên đời được đi chơi với những người bạn thân thiết với tâm lý vô lo vô nghĩ như thế này. Ai mà biết được khi đi làm người ta sẽ phải chịu những áp lực gì."
Những chuyến đi mà xin tiền cha mẹ hay vay nợ đã trở thành câu chuyện từ 20 năm trước, những hãng hàng không giá rẻ và Internet đã giúp các sinh viên đi du lịch dễ dàng hơn nhiều.
Một lý do nữa là do cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, các sinh viên thường chọn các nước Châu Á và Úc để du lịch hơn là Châu Âu và Mỹ vì chi phí cao. Nhưng khủng hoảng kinh tế có thể có lợi khi du lịch bởi đồng tiền các nước mất giá so với đồng đô la Singapore.
Olivia Chiu, sinh viên Học viện quản lý Singapore (SMU) cho biết: "Chúng ta chỉ tốt nghiệp 1 lần trong đời. Tôi vẫn sẽ đi du lịch để kỉ niệm nó cho dù đang khủng hoảng hay không."
Theo PLXH
Cấm nữ sinh dưới 15 tuổi không được mặc váy đến trường Các nữ sinh từ 15 tuổi trở xuống theo học tại trường trung học St Aidan Harrogate, North Yorkshire, Anh từ tháng 9 năm nay sẽ phải mặc quần dài đi học thay cho những chiếc váy đồng phục thường ngày. Trường học cho rằng, bất chấp ngắn hay dài, những chiếc váy này khiến các nữ sinh phải đối mặt với nhiều...