Ngày 4/8, Tòa xử vụ Tiến sỹ bị thu hồi bằng kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Theo kế hoạch, ngày 4/8, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử vụ ông Hoàng Xuân Quế – nguyên Phó Viện trưởng Viện Tài chính – Ngân hàng ĐH Kinh tế Quốc dân kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sỹ ngành Kinh tế của ông.
Đây là vụ án được đông đảo dư luận quan tâm bởi đây là lần đầu tiên một giảng viên đại học kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Dư luận càng quan tâm hơn trong bối cảnh Bộ GD-ĐT đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp thắt chặt kỷ cương trong đó có việc tuyên chiến với nạn học giả, thi giả nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục.
Trước đó ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng tiến sĩ do “ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT thiếu căn cứ pháp lý, dựa vào Kết luận nội dung tố cáo số 1254/KL-BGDĐT ngày 4/10/2013 mà Kết luận này chưa xem xét toàn diện các yếu tố liên quan và một số vấn đề khác. Do vậy, ông đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra TAND TP Hà Nội.
Trước đó, Bộ GD-ĐT khẳng định: Việc giải quyết tố cáo đã được Bộ tiến hành thận trọng, khách quan, nhân văn, đúng pháp luật. Quyết định thu hồi bằng tiến sỹ của ông Quế là đúng thẩm quyền, có căn cứ pháp lý đầy đủ, góp phần tăng cường niềm tin của xã hội vào việc đổi mới quản lý, được dư luận đông đảo trong và ngoài ngành ủng hộ.
Bộ cũng cho rằng, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì việc công dân khởi kiện là bình thường, Tòa án có trách nhiệm xem xét vấn đề đúng bản chất để có phán quyết thật công minh.
Tiến trình của vụ kiện này như sau:
Ngày 4/10/2013, Bộ ban hành Kết luận nội dung tố cáo số 1254/KL-BGDĐT
Ngày 11/10/2013, Bộ ra Quyết định số 4647/QĐ-BGDĐT về việc thu hồi bằng tiến sỹ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế
Video đang HOT
Ngày 28/10/2013, ông Hoàng Xuân Quế có Đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Ngày 30/10/2013, Tòa có thông báo thụ lý vụ án hành chính sơ thẩm (thông báo số 764/TBTL-HC)
Ngày 31/10/2013, Tòa ra Quyết định số 01/2013/QĐST-HC áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với hình thức tạm đình chỉ thi hành Quyết định số 4674/QĐ-BGDDT.
Ngày 31/10/2013, Bộ có Đơn khiếu nại về Quyết định số 01/2013/QĐST-HC
Ngày 1/11/2013, Tòa ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 2831/2013/QĐ-GQKN. Theo đó, Tòa án đã hủy Quyết định số 01/2013/QĐST-HC
Ngày 28/7/2014: Tòa tuyên hoãn phiên xét xử vụ kiện do Bộ GD&ĐT thiếu người đại diện
Ngày 4/8/2014: mở phiên tòa xét xử vụ kiện (theo kế hoạch)
Theo Dantri
Chưa chốt phương án đổi mới thi 2015
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia, tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014, nhiều ý kiến khác nhau về 3 phương án, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: "Bộ GD-ĐT cần thận trọng, lắng nghe ý kiến rộng rãi".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Mỗi tỉnh chọn 1 phương án!
Lê Hồng Sơn GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM đồng tình ủng hộ thực hiện phương án 1 là vẫn thi theo môn học truyền thống với 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải bắt buộc thi 4 môn, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số 5 môn thi còn lại. Ngoài 4 môn này, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác để sử dụng kết quả vào việc tuyển sinh ĐH-CĐ. Dự kiến các năm sau năm 2015 sẽ có thể bổ sung thêm các môn thi như giáo dục công dân, công nghệ, tin học và môn ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc.
Ông Sơn cho rằng, năm 2015 nên thực hiện theo phương án 1.
Theo ông Sơn, với phương án 2, nên thực hiện trong năm 2016, đáp ứng kịp trong đổi mới để làm sao có sự chuẩn bị của học sinh, giáo viên. Còn phương án 3 nên để tổ chức rút kinh nghiệm, ra được bài tích hợp để tích hợp nhiều môn nhưng phương án này thực hiện phải có sự chuẩn bị cụ thể. Nên thực hiện từng bước một.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nghiêng về phương án 1 vì phương án này phù hợp với học sinh miền núi. Năm 2015 thực hiện như năm cũ để học sinh khỏi bỡ ngỡ.
Đại diện Sở GD-ĐT Cần Thơ chọn phương án 1 và tổ chức trong năm tới, đảm bảo cho các em giảm áp lực số môn thi tốt nghiệp. Các em chọn vào ĐH thì đăng ký môn và lựa chọn thi theo trường. Lúc đó, các thầy cô giáo, tâm lý phụ huynh, học sinh không bị đảo lộn. Đến năm 2017, chương trình mới là chương tình tích hợp , khi các thầy cô giáo và học sinh đã học tích hợp thì thi như đổi mới sẽ tốt hơn. Trong 3 năm tới nên chọn phương án 1.
Ông Bùi Đức Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định lại nghiêng về phương án 2 nhiều hơn. (Phương án 2, sẽ tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Các bài thi gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tự nhiên (tổng hợp từ các môn học vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi xã hội (tổng hợp từ các môn lịch sử, địa lý)). Tuy nhiên, thời gian cần tính toán kỹ, nếu thực hiện trong năm 2015 thì hơi vội, sớm nhất là thực hiện vào năm 2016.
Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng: "Cá nhân tôi thấy phương án 2 triệt để nhất nhưng nếu thực hiện luôn sẽ gây sáo trộn. Nhưng năm 2015 vẫn thực hiện phương án 1, đến năm 2016 thực hiện phương án 2 và 2020 thực hiện phương án 3.
"Nếu tổ chức thi theo cụm, chấm theo cụm nên có lộ trình chuẩn bị phương án thi khoảng 1 năm để khỏi thay đổi đột ngột. Phương án 2 nên điều chỉnh 1 chút. Theo đó, cũng nên nhanh chóng công khai đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ. Không chỉ đổi mới phổ thông mà đổi mới xét tuyển ĐH, CĐ" - ông Đức cho hay.
Quang cảnh hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014.
Không bắt học sinh thi hết các môn!
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, Bộ GD-ĐT và các lãnh đạo Sở GD-ĐT cần phân tích kỹ tổ chức 2 kỳ thi được gì? Tổ chức 1 kỳ thi được gì? Về đổi mới thi, chúng ta phải đổi mới, làm nghiêm túc, trách nhiêm, trung thực. Tất cả những đổi mới nếu khó khăn cho ngành Giáo dục nhưng có lợi cho xã hội thì vẫn nên làm. Nếu cảm thấy một kỳ thi bớt được tốn kém cho xã hội, cho các gia đình, tiệm cận được với mục tiêu đổi mới, thì phải quyết tâm và phải đổi mới quyết liệt, đi đến cùng.
Phó Thủ tướng cho rằng, phương án 1, phương án 2 thực chất là 1 phương án chỉ khác ở chỗ thi theo môn thi hay theo bài thi. Thay vì các cháu tự chọn thi theo môn thi hay bài thi. Phương án 3 là học gì thi nấy. Các bài thi hiện tại chưa có gì liên quan tới thay đổi nội dung chương trình học. Điều quan trọng nhất ở các trường đại học cần gì ở kỳ thi phổ thông để đáp ứng.
"Với các phương án này, hoàn toàn không có việc tổng điểm bao nhiêu, trượt bao nhiêu, Bộ GD-ĐT đã cung cấp cho xã hội một số đo trình độ kiến thức chung của học sinh, công khai cả nước cùng biết, trên cơ sở đó các trường lựa vào danh sách sơ tuyển, tạo nhiều cơ hội cho học sinh, nhất là học sinh nghèo. Đây là một điểm rất tốt ta cần bàn" - Phó Thủ tướng cho hay.
Đồng thời, Phó thủ tướng Đam cũng lưu ý Bộ GD-ĐT cần thận trọng, lắng nghe ý kiến rộng rãi, có thể sẽ không chỉ có 3 phương án đã đề xuất mà còn có thể có những phương án khác, hợp lý hơn, khả thi hơn. Nhưng dù là phương án nào thì cũng phải dựa vào nguyên tắc không được tách rời chương trình SGK, mục tiêu giáo dục, định hướng đổi mới giào dục căn bản, toàn diện đang được triển khai. Các ý kiến góp ý đổi mới thi phải có phân tích đừng nói theo cảm tính. Bộ GD-ĐT phải có quan điểm và nghiêng về phương án nào? Và phải có thuyết trình trước xã hội
Được biết, sau hội nghị tổng kết, những đổi mới trong thi cử sẽ được tiếp tục thảo luận tại Hội nghị cán bộ chủ chốt ĐH, thảo luận trong toàn ngành, lấy ý kiến đóng góp các chuyên gia, của toàn xã hội trên các kênh thông tấn báo chí. Tất cả các nguồn ý kiến sẽ được Bộ GD-ĐT tổng hợp, báo cáo Hội đồng giáo dục quốc gia.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Cần phải làm rõ nhiều vấn đề trước khi tổ chức 1 kỳ thi quốc gia "Để có đề án đầy đủ về kỳ thi quốc gia, theo tôi cần phải làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu của kỳ thi quốc gia, việc ra đề thi, tổ chức thi, xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia trong việc xét tuyển ĐH-CĐ như thế nào?...". Hiện Bộ GD-ĐT đang gấp rút...