Ngày 26/11: Có 13.109 ca COVID-19; TP HCM, Cần Thơ và An Giang tăng số mắc
Bản tin dịch COVID-19 ngày 26/11 của Bộ Y tế cho biết có 13.109 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố; TP HCM nhiều nhất với hơn 1.800 ca; Trong ngày có 12.368 bệnh nhân khỏi; 137 ca tử vong
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam
Tính từ 16h ngày 25/11 đến 16h ngày 26/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.109 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.094 ca ghi nhận trong nước (tăng 665 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 7.288 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.809), Cần Thơ (897), Bình Dương (707), Tây Ninh (655), Bà Rịa – Vũng Tàu (653), Đồng Tháp (601), Bạc Liêu (566), Đồng Nai (556), Vĩnh Long (536), Bến Tre (501), Bình Thuận (496), Sóc Trăng (493), Kiên Giang (418), An Giang (387), Cà Mau (374), Trà Vinh (309), Bình Phước (271), Hà Nội (253), Hậu Giang (238), Khánh Hòa (216), Đắk Lắk (181), Bắc Ninh (153), Hà Giang (143), Bình Định (132), Tiền Giang (123), Nghệ An (117), Thừa Thiên Huế (113), Lâm Đồng (112), Quảng Nam (95), Đắk Nông (92), Đà Nẵng (92), Quảng Ngãi (80), Long An (75), Vĩnh Phúc (62), Quảng Trị (57), Thanh Hóa (55), Hưng Yên (47), Lạng Sơn (44), Phú Thọ (38), Nam Định (38), Ninh Thuận (31), Phú Yên (30), Tuyên Quang (28), Quảng Bình (28), Quảng Ninh (25), Thái Bình (25), Thái Nguyên (22), Gia Lai (21), Hà Tĩnh (19), Ninh Bình (18), Bắc Giang (16), Hà Nam (10), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (7), Kon Tum (6), Hải Phòng (4), Hòa Bình (4), Điện Biên (4), Lào Cai (2), Yên Bái (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (-123), Gia Lai (-107), Bình Phước (-71).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh ( 227), Cần Thơ ( 156), An Giang ( 139).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 11.162 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.181.337 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.988 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.176.148 ca, trong đó có 952.439 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (464.180), Bình Dương (279.487), Đồng Nai (85.064), Long An (37.829), Tiền Giang (24.362).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.368 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 955.256 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.456 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.624 ca
Video đang HOT
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.148 ca
- Thở máy không xâm lấn: 145 ca
- Thở máy xâm lấn: 529 ca
- ECMO: 10 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 25/11 đến 17h30 ngày 26/11 ghi nhận 137 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (60) trong đó có 09 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bạc Liêu (1), Bình Dương (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (1), Long An(2), Sóc Trăng (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tiền Giang (13), An Giang (13), Tây Ninh (9), Bình Thuận (8 ), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (4), Vĩnh Long (4), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Đắk Lắk (2), Bạc Liêu (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Long An (1), Bến Tre (1), Cà Mau (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 138 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.544 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 127.500 xét nghiệm cho 259.502 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.517.762 mẫu cho 67.263.695 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 25/11 có 2.409.817 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 116.328.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 68.934.236 liều, tiêm mũi 2 là 47.393.949 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Ngày 25/11, Bộ Y tế có công văn hoả tốc 1002/BYT-KCB gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Bạch Mai về việc tăng cường cấp cứu, điều trị các trường hợp sự cố tiêm chủng vaccine tại tỉnh Thanh Hoá.
- Việt Nam tiếp nhận hơn 1,5 triệu liều vaccine do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.
- Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.
- TP. Hà Nội: Ngày 25/11, Sở Y tế Hà Nội có hướng dẫn việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19, trong đó hướng dẫn điều trị cho các ca bệnh có tình trạng hoặc bệnh lý chuyên khoa đặc biệt kèm theo như người nước ngoài, nhi khoa, sản khoa, ngoại khoa, chạy thận chu kỳ, tâm thần…
Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội; phòng Y tế, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Từ ngày 27/11, Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm cho học sinh lớp 9 và giảm dần độ tuổi đến 12 tuổi.
- Tỉnh Phú Thọ: Ngày 25/11, tỉnh Phú Thọ đồng loạt tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho lứa tuổi từ 12 – 17 tuổi trên địa bàn.
- Tỉnh Ninh Thuận: Sáng 25/11, tất cả các địa phương của tỉnh Ninh Thuận bắt đầu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho trẻ từ 12 – 17 tuổi với loại vaccine sử dụng là Pfizer – BioNtech (Comirnaty).
Người ở Cần Thơ, Bến Tre, Bình Thuận đi lại thế nào sau nghị quyết 128?
Ngày 18-10, TP Cần Thơ, Bến Tre, Bình Thuận... đã ban hành quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần nghị quyết 128 của Chính phủ.
Việc đi lại, sinh hoạt của người dân ở đây có gì mới?
Chiều 18-10, chốt kiểm soát y tế tại chân cầu Rạch Miễu, cửa ngõ vào Bến Tre vẫn còn hoạt động nhưng chủ yếu hướng dẫn người dân - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Bến Tre: người ra khỏi tỉnh không cần xin giấy đi đường
Theo đó, tỉnh Bến Tre đang được xác định ở cấp độ 2, UBND tỉnh quy định áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát dịch trên phạm vi toàn tỉnh, bắt đầu từ ngày 19-10 cho đến khi có quy định mới.
Theo kế hoạch, tỉnh Bến Tre vẫn cho duy trì 3 chốt kiểm soát cửa ngõ của tỉnh và các bến thủy nội địa để kiểm soát người dân từ các tỉnh thành vào Bến Tre.
Việc kiểm soát người dân từ các địa phương vào tỉnh được phân loại theo cấp độ dịch.
Đối với người đến từ vùng có đánh giá cấp độ 1, 2 được đi lại; đối với người đến từ vùng có đánh giá cấp độ 3, trong trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đến địa phương.
Với người đến từ vùng có đánh giá cấp độ 4, phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đến địa phương.
Thực hiện cách ly y tế tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phải thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày đến địa phương.
Những người chưa tiêm thực hiện cách ly 14 ngày tập trung hoặc tại nhà tùy theo điều kiện thực tế từng trường hợp cụ thể đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch theo quy định kể từ ngày đến địa phương và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K.
Thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày đến địa phương.
Riêng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các chuyên gia, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nhân... là người ngoài tỉnh đến từ vùng cấp độ 3, 4 ra vào thường xuyên trên địa bàn tỉnh, trong ngày về thì có giấy tiêm phòng 2 mũi hoặc F0 khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Bên cạnh đó, người ra khỏi địa bàn tỉnh không phải xin giấy đi đường. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được hủy bỏ.
Về tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, dừng các giải thể thao, các hoạt động tập luyện trong phòng kín, tập luyện ngoài trời chỉ được hoạt động không quá 20 người, đồng thời thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Ngoài ra, các hoạt động như vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy và vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh, hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, sản xuất... đều được hoạt động trở lại nhưng phải có phương án phòng chống dịch cụ thể.
Cần Thơ: Người từ vùng 1, 2 đến phải theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày
Tối 18-10, UBND TP Cần Thơ ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán trà sữa...) bán hàng tại chỗ được phép hoạt động, đảm bảo khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2m.
Trong khi đó các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở làm đẹp, xông hơi, karaoke, massage, quán bar, vũ trường... được phép hoạt động khi đảm bảo 5 điều kiện: nhân viên, người lao động, khách hàng phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-10 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; nhân viên, người lao động thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR) 3 ngày/lần; khách hàng khi sử dụng dịch vụ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR) trong vòng 72 giờ; tất cả người tham gia hoạt động đều phải được kiểm soát bằng mã QR; trước khi hoạt động phải được sự thẩm định và cho phép của chủ tịch UBND quận, huyện nơi cơ sở hoạt động.
Cần Thơ đạt tiêu chí địa phương có dịch cấp độ 1 (vùng xanh). Hiện có 60% dân số thành phố đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: CHÍ QUỐC
Về đi lại, đáng chú ý người đến TP Cần Thơ từ địa bàn có dịch cấp độ 1 (vùng xanh) và 2 (vùng vàng) không chỉ định xét nghiệm nhưng phải khai báo thông tin tại các điểm hỗ trợ khai báo y tế của thành phố, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến và luôn thực hiện 5K.
Còn người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 (vùng cam) và 4 (vùng đỏ) sẽ được thực hiện theo kế hoạch trước đó của thành phố và theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
Khuyến khích người dân hạn chế ra khỏi địa bàn thành phố đến các tỉnh, thành phố khác. Trường hợp địa phương nơi đến yêu cầu phải có văn bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi đi thì người dân liên hệ với UBND cấp xã nơi đang sinh sống hoặc cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của địa phương để được xác nhận theo quy định.
Bình Thuận: Người từ tỉnh khác đến bắt buộc khai báo y tế
Tối 19-10, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quy định tạm thời về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định mới ban hành, người dân không được ra vào vùng đỏ (cấp độ 4) của tỉnh, trừ những trường hợp đặc biệt.
Các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu phải đảm bảo phòng chống dịch, có sự hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền, chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh), giấy chứng nhận âm tính trong thời hạn 72 giờ.
Người từ vùng cam đến các vung thấp hơn phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh), hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương nơi có người từ vùng cam đến liên hệ công tác, làm việc, sản xuất, kinh doanh... chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện về an toàn phòng chống dịch.
Người dân được di chuyển ra khỏi tỉnh nhưng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Người từ ngoài tỉnh vào địa bàn thì bắt buộc phải khai báo y tế tại trạm y tế cấp xã/phường. Địa phương sẽ sàng lọc và áp dụng các quy định theo từng cấp độ dịch tại nơi xuất phát.
Trong đó, người từ vùng đỏ và cam đã tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh) về phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất. Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin thì cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.
Những người chưa tiêm vắc xin phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày. Trường hợp được cách tại nhà nếu đảm bảo các điều kiện.
Đối với người đến từ vùng vàng đã tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh) thì tuân thủ quy định 5K và các biện pháp phòng chống dịch của địa phương. Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin thì theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất.
Còn những người đến từ vùng xanh chỉ thực hiện nghiêm quy định 5K và các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của địa phương.
Đồng Tháp số ca mắc tăng, Cần Thơ giảm Ngày 18/10, Cần Thơ có thêm 21 ca mắc Covid-19, trong đó có ba ca là người về từ vùng dịch, thêm 56 ca được điều trị khỏi. Tính từ ngày 8/7 đến nay, Cần Thơ đã có 6.298 ca mắc, trong đó đã chữa khỏi cho 5.650 người (chiếm hơn 89,7%), 98 ca tử vong. Trong ngày, Cần Thơ tiêm thêm được...