Ngày 20.11 và những trăn trở của người giáo viên

Theo dõi VGT trên

Giáo viên vùng cao mong trẻ đến lớp, giáo viên thị thành mong trẻ được dạy nhiều hơn kỹ năng sống… đó là những trăn trở của người thầy, người cô trong ngay Nhà giáo Viêt Nam 20.11.

Trăn trở của những giáo viên vùng cao ngày đêm vận động trẻ đến trường

Cô Nguyễn Thị Hoài Thu – Giáo viên mầm non Làng Chếu, huyện Bắc Yên, Sơn La đã có 23 năm công tác tại tỉnh miền núi này. Không quản ngại khó khăn, hơn 20 năm qua cô Thu vẫn luôn miệt mài với hành trình gieo chữ, vận động trẻ đến lớp ở một nơi mà nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.

Ngay 20.11 và những trăn trở của người giáo viên - Hình 1

Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thu vinh dự là 1 trong 183 giáo viên được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Ảnh: Nguyễn Hà

Bậc học mầm non là nền tảng của các bậc học khác, tuy nhiên ở những vùng khó khăn thì thầy cô phải vận động rất nhiều để các con đến lớp. Với giáo viên vùng cao với điều kiện đi lại, cơ sở vật chất hạn chế nên việc dạy và học gặp nhiều khó khăn, tôi mong muốn nhận được nhiều hơn sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, chế độ đãi ngộ tốt hơn với giáo viên, đặc biệt là giáo viên vùng cao để chúng tôi lấy đó là động lực, yên tâm hơn trong công tác” – cô Thu chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên – giáo viên điểm lẻ Quảng Mào, trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, Ninh Bình – người hơn 4 năm qua nấu cơm cho học trò chia sẻ, học sinh tiểu học còn non nớt nên lúc nào cũng coi mình như người mẹ của các em, để quan tâm, dạy dỗ các em tiến bộ. “Giáo viên ở những vùng khó khăn như thế này phải thực sự thấu cảm, yêu thương, chia sẻ thì các em mới có thể vươn xa được” – cô Nguyên tâm sự.

Ngay 20.11 và những trăn trở của người giáo viên - Hình 2

Cô giáo Nguyên chuẩn bị bữa cơm trưa cho các em học sinh nghèo. Ảnh: Dân trí

Cũng theo cô Nguyên, hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục còn nhiều vấn đề khiến bản thân cô không khỏi băn khoăn. Bây giờ giáo viên có khi còn sợ học sinh và phụ huynh, có nhiều học sinh hư giáo viên muốn phạt nhẹ các em như đứng dậy hay trực nhật cũng sợ bị phụ huynh phản ánh.

Mong muốn chương trình học tăng cường kỹ năng sống cho học sinh

Cô Lê Kim Phượng, THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương có 32 năm trong nghề, 32 thế hệ học trò đã qua. Cô Phượng cho biết bản thân rất tự hào về truyền thống tôn sư trọng đạo với những thế hệ học sinh đã gìn giữ truyền thống đó. Tuy nhiên trong ngành giáo dục hiện nay vẫn còn tình trạng bạo lực học đường hay giáo viên xử lý học sinh chưa đúng chuẩn mực khiến dư luận bức xúc, trăn trở.

“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần được đẩy mạnh hơn nữa, nên có sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường, ngoài giờ dạy trên lớp giáo viên cần tăng cường thêm giáo dục cho các em những kỹ năng, rèn luyện nhân cách đạo đức để học sinh giữ vững được truyền thống tôn sư trọng đạo”.

Về vấn đề sách giáo khoa, cô Phượng mong muốn chương trình mới sẽ dần tiếp cận được với giáo dục quốc tế, bớt đi áp lực cho học sinh, ít đi kiến thức hàn lâm, tăng cường kiến thức thời sự và kỹ năng sống cho các em.

“Sự giao lưu, tiếp xúc giữa học sinh với giáo viên nên trên cơ sở thân thiện, tình thương, tránh những hiện tượng không hay” – cô Phượng tâm sự.

Ngay 20.11 và những trăn trở của người giáo viên - Hình 3

Cô giáo Nguyễn Thị Mai cùng đồng nghiệp nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Ảnh: Nguyễn Hà

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Mai – Trưởng khoa khoa học cơ bản, Đại học Giao thông Vận cho biết xã hội đặt rất nhiều kỳ vọng vào ngành giáo dục, nhưng bản thân cô mong muốn chương trình học giảm bớt những kiến thức hàn lâm, tăng cường thêm kỹ năng sống cho học sinh, để học sinh lên đại học có kĩ năng vững vàng, tránh những cám dỗ trong cuộc sống, khi ra trường có được công việc ổn định.

NGUYỄN HÀ

Theo laodong

Những người hùng vô danh trên bục giảng

"Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh..."

Trong buổi gặp mặt với gần 200 cán bộ quản lý, nhà giáo tiêu biểu có thành tích nổi bật trong sự nghiệp trồng người, đại diện cho hơn 1,4 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả nước ngày 19/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh...".

Thầy giáo buôn làng 10 năm đến từng nhà học sinh vận động đến trường

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 1

Video đang HOT

Không chỉ là một thầy giáo giỏi, đạt rất nhiều thành tích trong quá trình dạy học, hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải cấp Quốc gia, thầy Trần Xin - trường THCS Cao Bá Quát (huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) còn là người hết lòng vì học sinh khi đến tận nhà vận động học sinh bỏ học quay lại mái trường.

Thầy giáo Trần Xin tốt nghiệp khoa Sư phạm Lý - Công nghệ, trường Cao đẳng Sư Phạm Đắk Lắk vào năm 2004, sau khi ra trường thầy được chuyển về công tác tại một trường học thuộc vùng sâu vùng xa thuộc xã Ea M'Đroh thuộc huyện Cư M'gar. Đến năm 2008, thầy Xin được chuyển về trường THCS Cao Bá Quát cũng là một trường thuộc địa bàn khó khăn và công tác cho đến nay.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 2

Công tác tại vùng sâu vùng xa, thầy giáo Xin đã đến các buôn làng vận động học sinh đến trường

Thời gian công tác tại trường vùng sâu vùng xa, nơi học sinh thuộc đồng bào thiểu số lên tới trên 80%, thầy Trần Xin luôn trăn trở trước việc học sinh nơi đây thường xuyên nghỉ học, thậm chí bỏ học để về nhà phụ bố mẹ trông em hoặc lên nương rẫy khi tuổi của các em còn rất nhỏ. Các học sinh bỏ học khi kết thúc năm học, có những em bỏ ngang giữa chừng khi kỳ thi sắp tới.

Để giúp các học sinh quay trở lại mái trường tiếp tục học tập, thầy Xin cùng Ban giám hiệu nhà trường đã không quản khó khăn khi đến tận nhà các em để vận động, khuyên bảo gia đình nên cho các em được đi học, không được bỏ ngang việc học lưng chừng.

"Việc vận động các em phải rất kiên trì mới có thể thành công, bởi nơi đây dân trí còn thấp, bố mẹ các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập cho con em mình. Phần vì gia cảnh quá khó khăn, phần vì thiếu nhân công hay việc đi học đường xá xa xôi khiến các em nản và dần nghỉ học", thầy Xin cho hay.

Thầy giáo Xin nhớ lại lần vận động cậu học trò Y Rông Kbuôr là một trong những lần khó khăn nhất, em này nghỉ học ngang khi chuẩn bị vào thời điểm thi học kỳ 2. Để vận động gia đình cho em quay trở lại trường, thầy đã 6 - 7 lần đến nhà và lên nương rẫy để thuyết phục bố mẹ nhưng họ vẫn không cho con đến trường vì gia đình còn nhiều vất vả, khổ cực.

"Sau nhiều lần nói chuyện với bố mẹ em Y Rông nhưng gia đình vẫn chưa chịu cho em đến trường mà bắt ở nhà trông em nhỏ để bố mẹ lên nương rẫy, tôi cùng một cán bộ chính quyền xã đã khuyên bảo và hứa giúp em việc học để hoàn thành chương trình đang dở dang thì lúc ấy gia đình mới gật đầu đồng ý", thầy Xin chia sẻ.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 3

Thầy tận tình với từng học sinh và hướng dẫn các em đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi

Cũng theo thầy Xin, để các em học sinh không muốn bỏ học giữa chừng và tạo hứng thú cho các em đến trường, thầy cô của trường đã phải thay đổi cách dạy dỗ và thường xuyên ân cần, chăm sóc, hỏi han các em nhiều hơn để các em nhận thấy được tình cảm mà thầy cô đã dành cho mình và nhất là hiểu rõ giá trị của việc được đến trường, biết chữ để sau này trở thành người có ích cho xã hội.

Vừa là người thầy tận tâm với học sinh, thầy Xin vừa là người được nhiều giáo viên và học sinh của trường THCS Cao Bá Quát ngưỡng mộ bởi suốt nhiều năm liền thầy đều đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi của huyện và những lần hướng dẫn học sinh đi thi HSG Quốc gia đều đạt giải.

Từ năm học 2015 - 2016 đến nay, năm nào thầy cũng hướng dẫn đề tài khoa học kỹ thuật cho các học trò của mình đạt giải cao. Trong đó, 3 năm liền đạt được giải Tư cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia. Trong đó, đề tài "Thiết kế, chế tạo lồng bẫy ốc sên" được đánh giá cao với tính thực tiễn có thể áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp vì bắt ốc sên mà không dùng hóa chất. Chi phí cho mỗi sản phẩm chỉ từ 100 - 200 ngàn đồng và có thể sử dụng vật dụng tái chế để làm.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 4

Thầy giáo Xin được các giáo viên và học sinh rất yêu quý

"Hầu hết các đề tài khoa học kỹ thuật tôi đều hướng dẫn cho các em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, các em cũng rất sáng tạo và hợp tác với thầy. Đặc biệt, để đạt được giải Quốc gia các em đã trải qua nhiều lần chấm và phải đứng trước hội đồng để thuyết trình về tính ứng dụng của sản phẩm mình sáng tạo ra. Tôi rất vui khi học trò từ những buôn làng xa xôi, đã dám tự tin để nói về những sản phẩm đầy chất sáng tạo của mình đến mọi người và đã được công nhận", thầy Xin vui mừng chia sẻ.

Cô Trà Thị Trinh - Phó Hiệu trưởng trường THCS Cao Bá Quát, cho biết; "Thầy giáo Xin là người thầy gương mẫu của trường, thầy không chỉ giỏi chuyên môn mà tính cách rất vui vẻ, điềm đạm, hết lòng vì học trò của mình và được các thầy cô, học sinh đều yêu quý. Thầy cũng không quản ngại những khó khăn khi vận động những học sinh bỏ học quay trở lại trường lớp và giúp đỡ các em trong học tập. Với những thành tích thầy đạt được, thầy vinh dự được nhận nhiều bằng khen của huyện, tỉnh và được Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT khen ngợi về gương nhà giáo tiêu biểu. Đây thực sự là tấm gương để những thầy cô khác của trường noi theo".

Thầy giáo muốn mọi người đối với học trò của mình như người bình thường

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 5

Đó là thầy Nguyễn Xuân Việt - giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.

Lớp học của thầy Việt ở Trung tâm không có bàn ghế sắp xếp ngay hàng thẳng lối như các lớp học khác hoặc chỉ có một thầy một trò với những học sinh đặc biệt là những em mắc chứng tự kỷ, bại não, khiếm thính, khiếm thị...

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 6

Thầy Nguyễn Xuân Việt cùng học trò ở Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hoà nhập TP Đà Nẵng

Giờ học của thầy và trò cũng không bắt đầu bình thường như giờ học ở các trường khác. Thầy có khi cùng chơi với trò ở sân chơi có nhiều mô hình vừa chơi, vừa học, vừa vận động do thầy thiết kế cho học trò, rồi thầy và trò mới vào lớp, kiên nhẫn với từng con chữ phép toán.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 7

Thầy cùng trò chơi các môn thể thao vận động để trò hào hứng trước giờ học

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 8

Nhiều mô hình trò chơi được thầy Việt thiết kế riêng cho học trò của mình

Có một bài học mà thầy và trò phải kiên nhẫn với nhau hết buổi học này sang buổi học khác, hoặc trò vừa nhớ phép toán đó, con chữ đó, màu sắc đó rồi lại quên ngay, thầy phải dạy lại từ đầu.

Giờ học có lúc tạm dừng vì một học trò bất ngờ bật khóc nức nở, hay lơ đãng làm một việc gì đó, thích gì làm nấy. Thầy phải dỗ dành trò quay về với bài học.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 9

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 10

Thầy trò cùng kiên trì để cùng nhau dạy học từng con chữ, phép toán

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 11

Một tiến bộ nho nhỏ của học trò cũng là một niềm vui với thầy Việt

Chuyện thầy Việt lo cho trò từng bữa ăn, đến cả việc đi lại, vệ sinh cá nhân như các thầy cô giáo khác ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng là chuyện thường ngày. Bởi có nhiều em không biết gì, chưa điều chỉnh được hành vi.

Theo thầy và trò suốt một buổi học ở Trung tâm, điều chúng tôi cảm nhận sâu sắc nhất chính là chỉ có tình thương yêu học trò, niềm đam mê với nghiệp "trồng người" trong từng ánh mắt, lời nói, cử chỉ ân cần, thầy Việt mới có thể kiên trì, kiên trì và kiên trì như vậy để học trò có từng tiến bộ nhỏ.

Hơn 10 năm giáo dục trẻ hoà nhập, thầy Việt chia sẻ kinh nghiệm, có những trường hợp phát hiện sớm và can thiệp sớm, trẻ có thể chữa khỏi chứng tự kỷ và hoà nhập nhanh hơn.

Điều trước tiên, cũng là điều mà thầy mong muốn nhất để học trò mau tiến bộ là mọi người hãy nhìn các em, đối xử với các em như bao đứa trẻ bình thường khác.

Thầy Việt chia sẻ: "Bản thân các em không có tội tình gì. Nên trước hết, mọi người hãy xem các em như bao người bình thường. Mình làm được gì để bù đắp cho các em thì mình làm hết lòng.

Tôi tin nghề giáo vất vả, nhất là với công việc hàng ngày mà tôi đang theo nhưng người thầy như chúng tôi ở đây cũng có niềm vui và hạnh phúc với những "quả ngọt" từ những tiến bộ nho nhỏ của trò, như có lần tôi đã bật khóc hạnh phúc khi nghe học trò cũ gọi điện thoại về hỏi thăm và nói: con nhớ thầy!"

Nơi thầy cô thay phụ huynh lo cho trò

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 12

Trường THCS Hạnh Thiết đóng trên địa bàn thị trấn Lạt (Quỳ Châu) nhưng có tới 60% học sinh là người xã Châu Hạnh. Tỷ lệ học sinh là con em hộ nghèo của trường chiếm đến gần 60%, trong đó, có hơn 20 học sinh thuộc được nhận chế độ trợ cấp hàng tháng dành cho người tàn tật.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 13

Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THCS Hạnh Thiết (Quỳ Châu, Nghệ An) vào đầu năm học.

"Nhiều học sinh có hoàn cảnh éo le, mồ côi, bệnh tật tập trung tại các bản Kẻ Nính, Pà Cọ, Đình Tiến, Tà Cồ của xã Châu Hạnh. Đây cũng là nơi xa trường nhất, bởi vậy để các em tiếp tục đến trường là cả một nỗ lực không nhỏ của bản thân các em và của cả nhà trường", ông Đặng Xuân Phúc - Phó hiệu trưởng kiêm Hội trưởng Hội khuyến học Trường THCS Hạnh Thiết chia sẻ.

Thầy Phúc liệt kê cho chúng tôi danh sách các em học sinh mắc bệnh hiểm nghèo - đối tượng ưu tiên đặc biệt hiện đang được thụ hưởng nguồn hỗ trợ tài chính do nhà trường kêu gọi. Em Lim Văn Thuận (lớp 8A4) mắc chứng huyết tán Thalassemi, phải thường xuyên đến bệnh viện truyền máu; em Hoàng Nguyệt Minh (lớp 6A5) bị rối loạn nội tiết dẫn tới rụng hết tóc; em Mạc Thuận Nghĩa (lớp 8A5) cũng mắc bệnh hiểm nghèo; em Lương Văn Thảo (lớp 7A4) bị xương thủy tinh...

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 14

Ông Đặng Xuân Phúc - Phó hiệu trưởng, Hội trưởng Hội khuyến học Trường THCS Hạnh Thiết.

Nhà Lương Văn Thảo (bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh) nghèo lắm. Cái sự nghèo cố hữu của một đôi vợ chồng người Thái không mấy khi ra khỏi khoảnh rừng trước nhà đã khiến đường đến trường của cậu con trai trở nên gian nan hơn.

Thấy Thảo nghỉ học, giáo viên chủ nhiệm tìm đến nhà mới hay em ốm mấy ngày nay, không thể tự đi lại. Đốt xương sống của em bị gãy trong một lần bị ngã, các bác sĩ yêu cầu mổ gấp để thay tủy sống nhưng gia đình không có tiền, đành để con ở nhà.

Trước hoàn cảnh của Lương Văn Thảo, Ban Giám hiệu và Hội khuyến học nhà trường quyết định thông qua mạng xã hội facebook kêu gọi thầy cô giáo, học sinh trong trường và cộng đồng xã hội ủng hộ để em có điều kiện chữa trị tốt hơn.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 15

Vi Tuấn Khanh (bên phải) người 7 năm đưa bạn đến trường sông trong một căn nhà rách nát, tạm bợ. Các giáo viên Trường THCS Hạnh Thiết đã kêu gọi vận động được 100 triệu đồng để xây nhà cho Khanh.

Khi hoàn cảnh của em Thảo được đăng tải trên facebook, số người đăng kí ủng hộ rất nhiều. Lúc này vấn đề quản lý, sử dụng số tiền ủng hộ như thế nào cũng khiến Ban giám hiệu nhà trường đau đầu. Nếu dùng tài khoản của nhà trường sẽ gây những hiểu nhầm không đáng có. Bố mẹ em Thảo không biết chữ, không biết giao dịch

Bà Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Thiết cho hay: "Trên thực tế xung quanh chúng tôi còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ nhưng đây là học sinh của trường, thì trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ đầu tiên thuộc về nhà trường. Đây cũng là cách để chúng tôi phát huy tốt hơn nữa tinh thần, trách nhiệm vì học sinh của mỗi giáo viên trong trường, phát huy tinh thần tương thân tương ái giữa các em học sinh đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn".

ngân hàng, mà tiền vào nhà khó, nếu không biết cách quản lý sẽ không phát huy được hiệu quả.

"Cuối cùng chúng tôi quyết định mở một tài khoản ngân hàng mang tên bố em Thảo nhưng đăng kí bằng số điện thoại của cô Hoàng Thị Huyền - giáo viên chủ nhiệm. Tất cả các khoản ủng hộ qua tài khoản này đều được cập nhật, công khai rõ ràng. Chỉ sau 3 ngày, hơn 100 triệu đồng ủng hộ cho em Thảo đã được gửi đến tài khoản", ông Đặng Xuân Phúc cho biết.

Khi cân đối giữa kinh phí chữa bệnh của Thảo và số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ đã đủ, nhà trường quyết định đóng tài khoản, ngừng tiếp nhận ủng hộ. Thế nhưng, có tiền để chưa bệnh nhưng bố mẹ Thảo cũng không biết bắt đầu từ đầu để chữa trị cho con. Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục cử giáo viên chủ nhiệm và một thầy giáo khác trực tiếp hỗ trợ, thay gia đình thực hiện toàn bộ thủ tục khám, điều trị, chăm sóc Thảo trong quá trình em phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 16

Nhờ Hội khuyến học trường kêu gọi, kết nối qua facebook, em Lương Văn Thảo đã được mổ xương sống.

Được phẫu thuật và điều trị kịp thời, sức khỏe của Thảo đã khá hơn nhưng hiện nay em vẫn chưa thể quay trở lại trường học. Nhà trường vẫn tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ, hi vọng năm học tiếp theo em có thể đến trường.

Chính sự tận tâm trong hỗ trợ, giúp đỡ học trò, sự minh bạch trong quản lý, sử dụng những đồng tiền do các nhà hảo tâm giúp đỡ đã khiến nhiều tổ chức từ thiện tiếp tục đồng hành cùng nhà trường trong công tác khuyến học, giúp đỡ học trò nghèo.

Vi Tuấn Khanh (lớp 7A4, bản Tà Cồ, Châu Hạnh) 7 năm đưa bạn bị tật ở chân đến trường cũng được các nhà hảo tâm thông qua Ban giám hiệu, Hội khuyến học nhà trường hỗ trợ 100 triệu đồng để làm nhà. "Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch để sớm khởi công, xây dựng bởi nhà của bố mẹ em Khanh đã quá xập xệ, cũ nát", thầy Phúc chia sẻ thêm.

Những người hùng vô danh trên bục giảng - Hình 17

Không chỉ dạy các em học sinh về kiến thức, các thầy cô Trường THCS Hạnh Thiết còn là cầu nối, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Thông qua các hoạt động đó, các thầy cô dạy các học sinh tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, sẻ chia với các bạn khó.

Bên cạnh kêu gọi cho các trường học hợp sinh đặc biệt cụ thể, Quỹ khuyến học của trường với đóng góp của giáo viên và các cá nhân, tập thể khác đã hỗ trợ kịp thời đến nhiều học sinh nghèo khác mỗi dịp đầu năm mới hay vào dịp lễ, Tết.

"Nhiều năm qua, Quỹ khuyến học của nhà trường đã lo đủ sách giáo khoa cho học sinh toàn trường, để không em nào phải học "chay" do thiếu sách vở. Đầu năm học mới, chúng tôi vận động được 40 suất quà động viên các em học sinh vượt khó, vươn lên trong học tập", bà Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Thiết thông tin. cũng vận động được 40 suất quà để trao cho các em vượt khó vươn lên trong học tập.

Trường THCS Hạnh Thiết còn nghèo, trường lớp, sân chơi cũ kỹ, chưa được khang trang nhưng ở đó luôn giàu tình nghĩa thầy trò. Ở đó, các thầy cô giáo không chỉ truyền dạy cho các em kiến thức mà là người nâng đỡ, giúp các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống, dạy các em biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè...

Thúy Diễm, Khánh Hiền, Hoàng Lam

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

Mbappe nguy cơ bị tuyển Pháp ngó lơ

Sao thể thao

09:40:30 19/11/2024
Cựu cầu thủ Louis Saha cho rằng Kylian Mbappe có thể rút lui khỏi tuyển Pháp nếu mâu thuẫn giữa đôi bên không được giải quyết.

Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

Sáng tạo

09:38:00 19/11/2024
Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.

Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ

Sức khỏe

09:29:52 19/11/2024
Su hào cực giàu kali nên giúp chế hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn và hỗ trợ hoạt động cơ bắp tốt hơn. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng.

Trước khi tôi về quê, mẹ chồng dúi cho 20 triệu, câu nói sau đó khiến tôi ôm chầm lấy bà mà khóc

Góc tâm tình

08:35:51 19/11/2024
Sau cưới, vợ chồng anh trai tôi chuyển vào miền Nam để sinh sống và lập nghiệp. Cách xa cả nghìn cây số nên anh chị ít khi có dịp được về quê thăm bố mẹ.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày