Ngày 20/11 trong mắt thầy cô giáo nước ngoài dạy học ở Việt Nam
Nghề giáo ở bất cứ đâu cũng được trân trọng với nhiều cách tri ân các thầy cô. Ngày Nhà giáo Việt Nam để lại ấn tượng thế nào với giáo viên nuớc ngoài?
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) từ lâu đã trở thành một phần trong nét văn hóa tôn sư trọng đạo của Việt Nam. Với các thầy cô giáo nước ngoài, dịp này họ cũng nhận được những món quà tri ân, mà theo họ là rất bất ngờ và thú vị. Cô Kim Hee Jin đến từ Hàn Quốc và đang là giáo viên dạy tiếng Hàn tại khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Cô đã 2 lần được trải nghiệm Ngày Nhà giáo Việt Nam cùng các học trò của mình.
Cô Kim Hee Jin (đứng thứ 3 từ phải sang) bên các học trò của mình tại Việt Nam.
“Ngày tri ân các thầy cô giáo ở Việt Nam là một ngày rất đặc biệt. Việt Nam, nghề giáo được coi là nghề đáng trân quý nhất. Việc dạy học không phải là công việc dễ dàng, nhất là đối với một giáo viên ngoại quốc như tôi. Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa thực sự là một rào cản lớn. Hơn nữa, trong một lớp có nhiều học sinh, mỗi học sinh lại có một nền tảng khác nhau nên giáo viên thật sự phải có cách dạy riêng đối với mỗi học sinh. Được ghi nhận những đóng góp của mình vì sự nghiệp giáo dục, đối với tôi đó là một điều đặc biệt và đáng trân trọng”, cô Kim Hee Jin chia sẻ.
Ngày Nhà giáo Việt Nam để lại trong cô Kim Hee Jin những kỷ niệm khó quên, những giây phút được học sinh vây quanh chúc mừng, để cô trò thêm gần gũi và hiểu nhau hơn. Nói về một kỷ niệm đáng nhớ khi giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam, cô cho biết: “Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là thời điểm hoạt động câu lạc bộ tiếng Hàn. Nhưng hôm đó vì không thể mượn được phòng học nên cả cô cả trò phải ngồi ở ngoài sân để học. Dù không bàn ghế, không trang thiết bị nhưng tất cả vẫn rất vui vẻ, cùng học tập, cùng nói chuyện giao lưu. Các bạn học sinh chăm học, có nhiều tiến bộ và đó thực sự là một món quà cho giáo viên chúng tôi”.
Video đang HOT
Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có ngày tri ân các thầy cô giáo. Cô Vi Diễm – giáo viên dạy tiếng Trung tại Việt Nam cho biết, dù năm nay là lần đầu tiên cô trải nghiệm ngày 20/11 tại Việt Nam, nhưng cô cảm thấy học sinh Việt Nam rất tôn trọng thầy cô giáo, nhiệt tình với cô giáo nước ngoài. Từ trước Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô Vi Diễm đã nhận được rất nhiều hoa và những lời chúc mừng. Các bạn học sinh còn hẹn cô giáo đúng ngày 20/11 sẽ tới nhà cô để cùng nấu ăn và gặp gỡ mọi người.
Cô Vi Diễm (ngoài cùng bên phải) cảm thấy tôn sư trọng đạo được thể hiện không chỉ riêng trong ngày Nhà giáo mà còn được thể hiện tại cuộc sống hàng ngày. Một số học sinh cũ của cô cũng thường hẹn cô đi chơi và nói chuyện, tổ chức sinh nhật cho cô.
Theo cảm nhận của cô Vi Diễm, thầy cô giáo ở Việt Nam được coi là những bậc cha mẹ thứ hai của học sinh: “Tôn sư trọng đạo được thể hiện không chỉ riêng trong Ngày Nhà giáo mà còn được thể hiện tại cuộc sống hàng ngày. Một số học sinh cũ của tôi cũng thường hẹn cô đi chơi và nói chuyện, tổ chức sinh nhật cho tôi… Ngoài việc rất vui được gặp lại học sinh, tôi cũng rất vui vì các “con” của mình đã trưởng thành”.
Cô Vi Diễm cũng chia sẻ rằng, khoảnh khắc gặp lại các học sinh cũ này mới là điều có giá trị nhất.
“Tôi mong rằng, các thầy cô giáo dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều nhận được sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng của học sinh, như một người nhà, với thật nhiều kỷ niệm niềm vui và sự trân trọng”./.
Theo VOV
Đại học Thái Nguyên: Phong tặng chức danh Phó Giáo sư cho 6 giảng viên, nhà khoa học
Ngày 20/11, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức gặp mặt, tôn vinh các nhà giáo và phong tặng chức danh Phó giáo sư cho các giảng viên, nhà khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chí Thiện (bên phải) nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Huân chương Lao động hạng Nhì
Tới dự chương trình có đại diện lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cùng đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên đã và đang công tác, nghiên cứu, học tập tại Đại học Thái Nguyên.
Phát biểu tại chương trình, Gs.Ts Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên khẳng định: "Trách nhiệm và truyền cảm hứng đến người học là hai chức năng cần nhấn mạnh đối với mỗi giảng viên. Đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi các thầy cô phải suy nghĩ và hành động khác trước từ cách dạy, đến quan hệ với người học phải bình đẳng, kiến tạo trường học cho sinh viên là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.
Đồng chí Trịnh Việt Hùng,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trao Bằng khen của Chính phủ cho 2 tập thể và 9 cá nhân có nhiều thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Đại học Thái Nguyên hiện là một trong 5 Đại học vùng trọng điểm của Quốc gia, thực hiện theo mô hình Đại học hai cấp, được giao trọng trách là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh từ Bắc miền trung trở ra.
Ngoài ra, Đại học Thái Nguyên còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chính sách góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Thừa ủy quyền Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, Đại học Thái Nguyên đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chí Thiện, nguyên Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh; trao Bằng khen của Chính phủ cho 2 tập thể và 9 cá nhân có nhiều thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Cũng trong dịp này, 6 giảng viên, nhà khoa học của Đại học Thái Nguyên đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước phê chuẩn chức danh Phó Giáo sư.
Ngô Tiến
Theo giaoducthoidai
Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên Ngày 17- 11, tại TP Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (thuộc Đại học Thái Nguyên), kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và phát biểu ý kiến. Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Những ngày đầu...