Ngày 20/11 ở điểm trường chỉ có 2 cô giáo, 34 học sinh từng lay động hàng triệu con tim ngày khai giảng

Theo dõi VGT trên

Trên đỉnh Ngọc Linh quanh năm mây phủ trắng lưng trời, những cung đường gập ghềnh, cheo leo luôn là nỗi trăn trở cố hữu với thầy cô giáo mang sứ mệnh gieo chữ.

Những ngày này, cô giáo Trà Thị Thu, điểm trường Tắk Pổ (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cùng đồng nghiệp đang sống trọn niềm vui khi nghề nghiệp của mình được tôn vinh. Món quà dịp 20/11 mà cô nhận được là những bó rau, nhành hoa rừng từ học trò.

Món quà đơn sơ, giản dị nhưng chất chứa thứ tình cảm bao la, trìu mến của học trò vùng cao.

Với cô Thu hay bất kỳ giáo viên nào ở đây, món quà ý nghĩa nhất với họ là được nhìn thấy học sinh đến trường, chứ không hẳn là bó hoa hay bất cứ món đồ nào. Bởi ở độ cao 2.000 mét so với mực nước biển, tự bao đời qua, sợi dây nghèo khó cứ quấn riết huyện miền núi Nam Trà My – nơi đại đa số đồng bào Ca Dong cư ngụ. Ngày ba bữa cơm còn chưa lo được, huống hồ là cho trẻ đi học.

Nhưng dẫu cho cái nghèo, cái khổ về vật chất ngự trị, bủa vây cũng không thể ngăn nổi bước chân lặn lội của những “người đưa đò” tình nguyện “gùi” con chữ lên đỉnh Ngọc Linh.

Ngày 20/11 ở điểm trường chỉ có 2 cô giáo, 34 học sinh từng lay động hàng triệu con tim ngày khai giảng - Hình 1

Đường lên nóc Tắk Pổ gian nan, hiểm trở.

Phía sau con chữ

Cô Trà Thị Thu là một trong hai cô giáo trẻ mặc áo dài nắm tay học trò tung tăng trên ngọn đồi cỏ mây ở điểm trường Tắk Pổ (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, Nam Trà My) trong ngày khai giảng, hơn hai tháng trước.

Hình ảnh đó được cô đưa lên Facebook cá nhân, làm lay động hàng triệu con tim trên khắp mọi miền đất nước. Đó là những hình ảnh không chỉ đẹp ở khung cảnh mà còn bởi thông tin gây xúc động lòng người.

Thế nhưng đằng sau cả chục bức ảnh đó là lắm nỗi gian nan, gập ghềnh mà các thầy cô giáo trên đỉnh Ngọc Linh như cô Trà Thị Thu đã và đang trải qua.

Tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiểu học, Đại học Quảng Nam 5 năm trước, cô Thu ngay khi ra trường đã không có ý định xin việc dưới xuôi cho gần nhà (huyện Thăng Bình), mà cầm bộ hồ sơ vượt hàng trăm cây số lên thẳng huyện miền núi Nam Trà My. Điểm trường đầu tiên đón cô vào nghề “gõ đầu trẻ” là Tắk Pổ.

Tất cả đều ngoài sức tưởng tượng của cô Thu. Tháng 10/2014, Nam Trà My mưa rả rích suốt ngày. Nhận được quyết định đi dạy, cô được một đồng nghiệp nam dẫn lên Tắk Pổ. Cô Thu không nghĩ ở chót vót trên đỉnh núi lại có lớp học. Điểm trường Tắk Pổ nằm cách trung tâm huyện Nam Trà My 10km nhưng giao thông rất khó khăn, không có đường cho xe máy đi lên lên. Trường nhỏ, lọt thỏm giữa mênh mông núi đồi.

Lần đầu đi bộ tới Tắk Pổ, cô mất gần 2 tiếng đồng hồ. Vất vả nhưng cô Thu vẫn cố vượt qua, chứ nhất quyết không bỏ về dưới xuôi. “Nói chuyện với học trò trên đây, tôi rất thương”, cô Thu nói.

Sau một năm gắn bó với Tắk Pổ, cô Thu trải qua 3 lần luân chuyển sang điểm trường ở những nóc khác của xã Trà Tập, trước khi “tái hợp” Tắk Pổ trong năm học mới 2019-2020. Dù ở Tắk Pổ hay Răng Dí, Tu Gia, Mô Rỗi, quãng đường đi bộ của cô giáo trẻ từ trung tâm xã vào các điểm trường đều không dưới một tiếng.

Ngày 20/11 ở điểm trường chỉ có 2 cô giáo, 34 học sinh từng lay động hàng triệu con tim ngày khai giảng - Hình 2

Lớp học trò măng non được Thu nâng bước.

Video đang HOT

Tại điểm trường Tắk Pổ còn có cô giáo khác, người cùng cô Thu làm nên các khoảnh khắc ấn tượng trong ngày khai giảng, tạo cơn “sốt” cộng đồng mạng thời gian trước. Riah Uối (23 tuổi) vẫn nhớ như in ngày đầu lên đỉnh Ngọc Linh.

Buổi sáng đầu tháng 10/2018, cô gái sinh ra và lớn lên ở xã biên giới Chơ Chun, huyện Nam Giang, Quảng Nam khăn gói xa gia đình.

Trải qua ngày đường, khi mặt trời gần như tắt hẳn, Uối mới lần đầu đặt chân lên huyện miền núi Nam Trà My. Vùng đất hoàn toàn lạ lẫm trong mắt cô gái với bao gánh nặng lo toan.

Năm Uối 9 tuổi, cha của cô qua đời vì bạo bệnh, bỏ lại mẹ và 9 chị em Uối giữa vòng vây khốn khó.

Vì vậy, vừa tốt nghiệp ra trường, Uối nung nấu quyết tâm bằng bất cứ giá nào, phải xin bằng được việc làm để phụ giúp mẹ nuôi 3 em đang tuổi ăn tuổi học. Mới đây, tai ương tiếp tục giáng xuống khi người mẹ một đời lam lũ của chị em Uối cũng qua đời vì bệnh nan y.

Trước khi lên Nam Trà My đảm nhận giảng dạy, Uối từng được bạn bè khuyên can, e ngại vì đường sá gập ghềnh, hiểm trở. Cô giáo trẻ bỏ ngoài tai, vẫn một mực xung phong tới nóc xa nhất của xã Trà Tập dạy học.

“Ban đầu, em nhận lớp ở nóc Răng Chuỗi và phải đi bộ tầm 3 tiếng. Năm học này, quãng đường di chuyển được rút ngắn khi chuyển về Tắk Pổ nhưng địa thế hiểm trở hơn. Khó khăn mấy em cũng cố gắng vượt qua vì tình yêu với bọn trẻ và cả những đứa em ruột của mình ở quê”, Uối quả quyết.

Ngày 20/11 ở điểm trường chỉ có 2 cô giáo, 34 học sinh từng lay động hàng triệu con tim ngày khai giảng - Hình 3

Cô giáo Riah Uối.

Ước mơ về những con đường

Trước khi chuyển về điểm trường chính của xã Trà Tập, cô giáo Trần Thị Tú Điển từng có 2 năm băng rừng, vượt suối đến nóc Tu Lung (thôn 3) dạy học. Địa hình con đường đưa tới nóc Tu Lung gần như “đồng dạng” với con đường lên nóc Tắk Pổ của hai cô giáo Thu và Uối.

Thời gian để Điển cuốc bộ từ trung tâm xã đến nóc Tu Lung không dưới 1 tiếng đồng hồ.

Ở dãy Ngọc Linh quanh năm mây phủ trắng lưng trời này, những con đường dẫn lối “người đưa đò” tới các bản làng nếu không gập ghềnh, hiểm trở thì bị sông sâu chia cắt.

Ngày 20/11 ở điểm trường chỉ có 2 cô giáo, 34 học sinh từng lay động hàng triệu con tim ngày khai giảng - Hình 4

Sông Tranh chia cắt làng Tắc Rối.

Thầy Nguyễn Bảo Toàn (giáo viên tiểu học điểm trường Tắc Rối) cho hay, tự bao đời qua, khúc sông uốn một đường vòng cung khiến dân làng Tắc Rối bị “cô lập”.

“Để sang ngôi làng nằm biệt lập này dạy học, thầy cô giáo chỉ có một cách duy nhất là lụy đò. Chúng tôi hy vọng có cây cầu, con đường bằng phẳng để bà con nơi đây đỡ vất vả hơn”, thầy Toàn bộc bạch.

Mong mỏi về cây cầu kiên cố bắc qua sông hay những con đường phẳng lì chạy dài tăm tắp mà thầy Toàn trông đợi cũng chính là ước vọng của cô Thu, cô Uối, cô Điển cùng hàng trăm giáo viên đang ngày đêm dốc sức vì sự nghiệp trồng người ở Nam Trà My.

Khi điều ước ấy được hiện thực hóa, chắc chắn, con đường gieo chữ của các thầy cô giáo sẽ không còn gian nan, gập ghềnh nữa. Lúc đó, con đường đi đến bến bờ tri thức của con em đồng bào Ca Dong trên rẻo cao Ngọc Linh sẽ xán lạn hơn.

Theo VTC

Ước mơ có con đường nối nóc với thôn và xã

Dù có nhiều khó khăn, nhưng qua những ngày gắn bó với các em nhỏ là học sinh thân yêu cùng chia sẻ, động viên của các cấp chính quyền và đồng bào, đã cho chúng tôi sự trải nghiệm, thấy được sự ý nghĩa trong sự nghiệp "gieo chữ" nơi vùng cao khó khăn...

Đó là những tâm sự hết sức chân chất, giản dị của 2 cô giáo trẻ Trà Thị Thu và Riah Uối với phóng viên ngay tại ngôi trường mà 2 cô đang dạy (thuộc nóc Tắk Pổ, thôn 1, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) những ngày đầu của năm học mới này.

Ước mơ có con đường nối nóc với thôn và xã - Hình 1

Cô giáo Trà Thị Thu đang chỉ bảo, hướng dẫn học trò của mình bài tập trong buổi học phụ đạo

Vượt hơn 2 giờ 30 phút leo núi

Những ngày đầu năm học mới 2019- 2020 này, trên mạng xã hội facebook lan truyền hình ảnh một cô giáo trẻ và các học sinh của mình trong ngày khai giảng ở ngôi trường nhỏ thuộc một quả đồi nằm dưới dãy Ngọc Linh hùng vĩ khiến cộng đồng mạng hết sức quan tâm.

Trong số những tấm ảnh này, nổi bật là hình ảnh cô giáo tay dắt các học trò của mình băng qua những quả đồi để đến trường. Cùng với đó, một hình ảnh khác cũng hết sức xúc động là buổi khai giảng năm học mới chỉ có 2 cô giáo cùng 34 học sinh đồng bào Ca Dong với nhiều lứa tuổi và 01 vị đại biểu duy nhất đến dự là ông Trưởng thôn.

Sau khi nhìn thấy những tấm ảnh này, phóng viên đã quyết định trực tiếp đến ngôi trường này để tận mặt chứng kiến thực hư thế nào. Từ Đà Nẵng, vượt chặng đường 200km bằng ô tô, phóng viên đến trung tâm huyện Nam Trà My. Từ đây thuê xe máy đi tiếp hơn 20km trên con đường bê tông để đến xã Trà Tập để về thôn 1. Tuy nhiên, chặng đường còn lại là từ thôn 1 lên nóc Tắk Pổ (có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển)- nơi có điểm trường mà cô và trò vừa mới xuất hiện trên mạng mấy ngày đầy năm học này mới là nơi phóng viên cần đến.

Gửi xe lại một cửa hàng tạp hóa nhỏ cuối con đường bê bê tông, phóng viên được người dân dặn là nên tìm đoạn cây làm gậy chống để leo núi, đồng thời phải mang theo nước uống vì đường cheo leo, dốc đứng cao rất khó đi.

Từ chân đồi nhìn lên, nơi có nóc Tắk Pổ là ở ngọn đỉnh núi cao khá xa phía trước. Phóng viên đi theo một con đường mòn nhỏ, men qua rất đồi núi, cây rừng và qua 2 con suối, sau hơn 2 giờ 30 phút, phóng viên đã lên đến đỉnh, nơi có nhiều nhà dân và điểm trường cần đến. Điều đáng nói là đường đi khá nguy hiểm, một bên vực thẳm, một bên là núi và con đường nòn đầy rẫy những đá và bụi cây rất khó đi. Nhiều đoạn đất đá trơn rất dễ trượt ngã rất nguy hiểm.

Trên đường đi, vì đường quá khó đi, nguy hiểm và nhiều đoạn dốc đứng nên phóng viên có có ý định quay về, song lại nghĩ: Đường khó đi thế này mà cô giáo đi được, sao mình không đi. Chính suy nghĩ ấy đã thôi thúc phóng viên tiếp tục leo núi để đến nơi.

Ước mơ có con đường nối nóc với thôn và xã - Hình 2

Con đường lên nóc Tắ k Pổ mà phóng viên phải leo núi hơn 2 giờ 30 phút mới tới nơi.

Nơi những con chữ được "gieo"

Vừa đến nơi, thấy có người lạ, các em nhỏ đưa mắt nhìn như dò xét. Quan sát một vòng, ghi nhận đầu tiên của phóng viên là đỉnh đồi là một bình nguyên rộng chừng hơn 3,5 ha với những quả đồi nhỏ. Tại đây có khoảng 35 nóc nhà và 100% đều là đồng bào Ca Dong sinh sống. Người dân nơi đây chủ yếu dựa vào kinh tế làm nương rẫy. Ngay bên cạnh khu vực dân cư là một quả đồi có điểm trường Tắk Pổ tọa lạc. Điểm trường trông mới đầu tựa một ngôi nhà bình thường, có 02 gian với 03 phòng (trong đó có 01 phòng ở, 02 phòng học) và 01 nhà vệ sinh. Phía trước là sân trường nhìn về hướng thôn 1 xã Trà Tập.

Sau khi biết ý định của phóng viên muốn tìm hiểu về ngôi trường và tình hình dạy và học tại đây, cô giáo Trà Thị Thu (sinh năm 1994) cười và khẽ nói, mấy ngày nay em liên tục nhận được điện thoại và tin nhắc hỏi thăm của nhiều người, trong đó có những anh chị nhà báo nữa. Ai cũng hỏi thăm điều kiện học tập của các cháu cả.

"Đây là một điểm trường chứ không phải là trường và cũng chỉ là một trong nhiều điểm trường của Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập. Hiện tại điểm trường này có 34 học sinh là con em của đồng bào Ca Dong địa phương theo học. Các em được chia thành 2 nhóm lớp ghép 1 và 2, còn gọi là nhóm lớp trình độ 1 và nhóm lớp trình độ 2, với sĩ số một lớp 6 em, tổng cộng là 12 em. Ngoài ra, tại đây còn có 22 em mầm non có tuổi từ 3 đến 5 tuồi. Việc học của các em ở đây được chia thành 2 buổi, trong đó học chính là buổi sáng, buổi chiều sẽ phụ đạo thêm để các em nắm vững bài"- cô giáo Trà Thị Thu chia sẻ.

Ước mơ có con đường nối nóc với thôn và xã - Hình 3

Cô Uối với các học trò mầm non của mình trong buổi học dạy hát


Thông tin thêm về tình hình, điều kiện học tập của các em ở đây, cô Thu cho biết thêm, so với thời gian các năm trước, hiện nay đồng bào ở đây đã ý thức cao hơn đến việc học tập của con em mình. Vì thế, hầu hết các em nhỏ đây đều được bà con cho đi học. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một số trường hợp do nhiều lý do mà có những em nghỉ học. Và như thế là các cô lại đến tận nhà để vận động bà con và các em tiếp tục đến lớp.

"Với sĩ số không đông và có các độ tuổi khác nhau nên hiện lớp của em phải chia thành 2 nhóm lớp (nhóm lớn trình độ 1 và nhóm lớp trình độ 2) cùng học chung trong 01 phòng. Vì diện tích phòng học chỉ vài chục mét vuông nên cũng có những bất tiện nhất đinh, song các em đã quen rồi và giáo viên cũng có giải pháp riêng của mình để giúp các em học tập thuận lợi nhất"- cô Thu cho biết.

Trong khi đó, cô giáo Riah Uối (sinh năm 1996) cho biết, lớp mầm non do cô phụ trách có 22 em, độ tuổi từ 3 đến 5 nên khi dạy các cháu, giáo viên cũng phải có cách dạy riêng để phù hợp với tâm lý lứa tuổi này. Chẳng hạn, với trẻ 3 tuổi, chủ yếu là giúp các cháu tập làm quen với các vật dụng học tập, các trò chơi; với trẻ 4 tuổi dạy các nhận biết, làm quen với chữ và số cũng như biết đồ chơi học tập; trẻ 5 tuổi, các cháu cần được dạy để biết chữ cái và số từ 01 đến 10, tập cầm bút..."Thực ra việc dạy học cho các cháu không khó, vấn đề là mình biết cách dạy cho phù hợp với điều kiện ở đây. Bởi đa số là con em đồng bào Ca Dong, nên việc tập giúp các cháu biết tiếng Việt phải thực hiện từng bước, kết hợp cả việc dạy và hướng dẫn các cháu chơi các trò chơi để làm quen"- cô giáo Riah Uối cho biết thêm.

Chia sẻ thêm tình hình dạy và học tại đây, trưởng thôn 1 xã Trà Tập Hồ Văn Hiếu cho biết, ngoài điểm trường Tắk Phổ, thôn 1 chúng tôi còn có nhiều điểm trường xa trung tâm và nằm trên núi cao như thế này. Điều đó khiến các cháu nhỏ khó tiếp xúc với nhiều người, nhiều cháu rất nhút nhát, ban đầu không chịu đi học. Tuy nhiên, chính sự có mặt của các cô, các thầy từ dưới đồng bằng lên đã giúp con chữ vào được bùng của con em dân làng. Các cô như cô Thu và một số cô giáo, thầy giao trước đây (giờ đã chuyển sang điểm trường khác-PV) đã đến động viên dân làng, kêu gọi các cháu nhỏ đến lớp và dạy các cháu biết được cái chữ. Cả làng ai cũng quý mến và biết ơn việc "gieo chữ" của các cô "- ông Hồ Văn Hiếu chia sẻ.

Ước mơ có con đường nối nóc với thôn và xã

Tâm sự, chia sẻ về những vất vả, thiếu thốn ở đây, song các cô cô giáo cắm nóc đứng lớp tại đây đều cho biết, mình không quan tâm nhiều sự khó khăn, thiếu thốn của bản thân mà chỉ mong các cháu có điều kiện để học tập mới là quan trọng. Theo lời cô Trà Thị Thu, quê cô ở dưới huyện đồng bằng Thăng Bình, cô đã lên đây dạy học được 5 năm nhưng đây là năm học đầu tiên cô về phụ trách điểm trường Tắk Pổ này. Các năm trước cô được phân công dạy học các điểm trường Nóc Tu Da thuộc thôn 2 (2015-2016), Nóc Ranh Dí thuộc thôn 4 (2016-2017), Nóc Mô Rỗi thuộc thôn 1 (2018-2019) và năm học này lại về đây. Dù ở điểm trường nào cũng có điểm chung là con em đồng bào, đời sống kinh tế khó khăn, điều kiện trường lớp thiếu thốn nhưng các em đều chăm học, trời nắng hay mưa các cháu đều đến trường.

"Trước đây, một số điểm trường ở các nóc cao của xã Trà Tập điều kiện phòng học, bàn ghế thiếu thốn, khó khăn. Gần đây, từ đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương, sự quan tâm của xã hội, các điểm trường về cơ bản hiện cơ sở vật chất khá khang trang, đầy đủ. Riêng điểm trương Tắk Pổ này, cách đây 2 năm, thông qua câu lạc bộ "Vòng tay kết nối" của huyện, các mạnh thường quân từ TP. Hồ Chí Minh đến đầu tư sửa chữa, nâng cấp lại nên các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Hiện cả 2 phòng học đều đã được làm lại, dù bằng cây gỗ và lợp tôn nhưng khá vững chắc; số lượng bàn ghế cũng vừa đủ để các cháu học tâp"- cô Thu cho biết thêm.

Ước mơ có con đường nối nóc với thôn và xã - Hình 4

Một buổi học của lớp ghép trình độ 1 và trình độ 2 do cô giáo Trà Thị Thu đứng lớp.

"Cùng với làm lại trường, các mạnh thường quân cũng tặng một bộ năng lượng điện mặt trời đủ đáp ứng việc học tập của các cháu và sinh hoạt của giáo viên. Tuy nhiên, qua các tháng hè không được vận hành, lại bị sét đánh nên hệ thống điện này bị hỏng, hiện đã gửi đi TP.Hồ Chí Minh để bảo trì, sửa chữa. Các cô giáo ngoài có sách báo từ xã và phòng Giáo dục gửi về, các mạnh thường quân cũng tặng 1 ti vi giúp các cô giải trí và theo dõi thời sự nên cũng đỡ nhớ nhà"- cô Thu chia sẻ và nói thêm: Đồng nghiệp của mình là cô Uối cũng không phải là người địa phương này. Cô là dân tộc Cơ Tu, xã Chơ Chol (huyện Nam Giang, Quảng Nam), nhà cách đây 200 km. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non, cô Uối cũng xin về đây dạy học được 1 năm nay. "Do chưa có gia đình riêng nên cả 2 chúng tôi có thời gian để dành cho các cháu. Hiện chúng tôi chỉ mơ ước có một con đường nối từ nóc Tắk Pổ về thôn với xã để việc đi lại đỡ vất vã. Nếu có được con đường này, bà con ở đây cũng dễ dàng giao lưu với xã và huyện, các cháu cũng có thêm điều kiện để trau dồi kiến thức, tầm nhìn..."- cô Thu chia sẻ.

Trước khi chia tay hai cô giáo ở điểm trường vùng cao này, phóng viên còn được ông Hồ Văn Hiếu, trưởng thôn 1, xã Trà Tập cho hay, vì đường khó đi nên các cô ít về dưới quê và cũng ít đi chợ. Nếu bà con trên này ai xuống chợ, các cô gửi mua ít thức ăn, hoặc bà con có bó rau, củ sắn... đều mang đến tặng các cô. Cả nóc ai cũng mong các cô tiếp tục cắm nóc, bám trường để con em bà con có thêm cái chữ./.

Bài, ảnh: Đình Tăng

Theo cpv.org.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật BảnHai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản
19:30:11 30/12/2024
Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?
19:00:46 30/12/2024
68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện
19:31:48 30/12/2024
Người đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh ngườiNgười đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh người
21:17:29 30/12/2024
"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc
21:05:06 30/12/2024
Máy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USDMáy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USD
20:39:37 30/12/2024
Người đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đónNgười đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đón
18:28:56 30/12/2024
Người phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 nămNgười phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 năm
18:29:28 30/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Hàn Quốc hiện tại: Mỹ nam Squid Game 2 đăng loạt ảnh 18+ phản cảm, gỡ gấp vẫn nhận bão tẩy chay

Hot nhất Hàn Quốc hiện tại: Mỹ nam Squid Game 2 đăng loạt ảnh 18+ phản cảm, gỡ gấp vẫn nhận bão tẩy chay

Hậu trường phim

23:08:53 30/12/2024
Park Sung Hoon đăng ảnh Squid Game phiên bản 18+ lên MXH. Sau đó Park Sung Hoon đã vội vã gỡ hình ảnh nhưng vẫn bị cư dân mạng chụp lại là lan truyền khắp mạng xã hội.
Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Phim châu á

23:02:14 30/12/2024
Với tạo hình và tâm lý bất nhất, Gong Yoo khiến người xem không khỏi rùng mình bởi loạt biểu cảm và hành động điên rồ, bệnh hoạn.
Nữ diễn viên Việt giàu nhất miền Bắc: Sống sung sướng trong biệt thự 600m2, tự nhận "có sugar daddy bao nuôi 17 năm"

Nữ diễn viên Việt giàu nhất miền Bắc: Sống sung sướng trong biệt thự 600m2, tự nhận "có sugar daddy bao nuôi 17 năm"

Sao việt

22:47:46 30/12/2024
Lã Thanh Huyền vốn nổi tiếng bởi rất giàu có, thậm chí còn được tung hô là nữ diễn viên giàu nhất miền Bắc, chị đại kim cương sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Sao châu á

22:40:47 30/12/2024
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm tròn 10 năm ngày cưới, mỹ nhân đẹp nhất Philippines Marian Rivera và ông xã tài tử Dingdong Dantes đã cùng nhau thực hiện bộ ảnh tái hiện hôn lễ thế kỷ năm nào.
Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật

22:31:13 30/12/2024
Ngày 30/12, Công an TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã bắt giữ đối tượng gây ra vụ trộm cắp hơn nửa tỷ đồng tại một quán ăn trên địa bàn, di lý về Công an tỉnh để điều tra, xử lý.
Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Sao âu mỹ

22:28:39 30/12/2024
Theo trang web của Sở Cảnh sát Solebury Township, Dayle Haddon được phát hiện đã chết trong phòng ngủ ở tầng hai vào sáng 27.12,
Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Thế giới

22:16:10 30/12/2024
Hãng hàng không Jeju Air được cho là đã khai thác máy bay với tần suất cao trước khi xảy ra vụ tai nạn khiến 179 người thiệt mạng.
Cơ sở núp bóng vật lý trị liệu để điều trị tăng kích thước dương vật

Cơ sở núp bóng vật lý trị liệu để điều trị tăng kích thước dương vật

Tin nổi bật

22:09:50 30/12/2024
Chỉ được cấp phép dịch vụ cắt tóc, gội đầu, vật lý trị liệu nhưng 2 cơ sở kinh doanh ở thành phố Thanh Hóa lại tổ chức khám, điều trị các bệnh về xương khớp, yếu sinh lý, tăng kích thước dương vật.
Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra

Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra

Sức khỏe

21:44:29 30/12/2024
Khối u kích ứng đường hô hấp: Khối u trong phổi có thể kích hoạt phản xạ ho bằng cách làm tổn thương hoặc kích thích các niêm mạc đường thở.
Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Tv show

21:38:37 30/12/2024
Sự ra đi lần lượt của mẹ và anh trai Anh Tú khiến cả gia đình Lưu Bích bị sốc trong một thời gian dài. Thậm chí, chị gái của Lưu Bích là Thúy Anh không muốn đi hát nữa.
Duy Mạnh kể về giai đoạn trầm cảm, tiết lộ con gái là động lực thay đổi

Duy Mạnh kể về giai đoạn trầm cảm, tiết lộ con gái là động lực thay đổi

Nhạc việt

21:32:54 30/12/2024
Duy Mạnh chia sẻ khi trở lại với âm nhạc, con gái là động lực giúp anh thay đổi, mang đến những nguồn năng lượng mới cho các sản phẩm của mình.