Ngày 2 gia đình gặp gỡ, không khí đang vui vẻ nhưng vừa nghe xong số tiền thách cưới thì bố mẹ tôi tái mét mặt mày
Gia đình hai bên đang vui vẻ nhưng khi phía nhà gái nói đến tiền thách cưới thì buổi gặp gỡ không còn suôn sẻ nữa.
Nhà tôi có hai anh em, tôi đã có gia đình, còn anh trai 30 tuổi chưa có công việc ổn định. Anh ấy suốt ngày tụ tập với thanh niên trong khu phố để ăn uống chơi bời chẳng chịu làm ăn.
Cả đời bố mẹ tôi tiết kiệm được 600 triệu đồng, đều đưa cho anh tôi mua ô tô chở hàng. Mẹ tôi hi vọng có xe thì anh sẽ chăm chỉ kiếm tiền và nhanh chóng lấy vợ sinh con. Mua xe được một năm, khách ngày càng ít dần, không có tiền để ăn chơi với bạn bè, anh tôi bán luôn xe đi.
Khi bố mẹ biết được chuyện anh tôi bán xe thì đau khổ vô cùng, mẹ nằm khóc cả tuần vì tiếc số tiền tiết kiệm cả đời, chưa đầy một năm đã bị anh tôi phá nát.
Sau nửa năm bán xe, anh tôi bảo bạn gái đã có thai nên sẽ quyết định lấy vợ và sau đám cưới sẽ đi làm công nhân để gia đình bớt lo lắng. Bố mẹ tin tưởng những lời anh trai tôi nói còn mừng ra mặt, cho rằng anh ấy đã thay đổi rồi.
Anh tôi đưa bố mẹ ra nhà hàng để nói chuyện người lớn với nhà gái. Anh bảo cả hai gia đình gặp nhau phải có bữa cơm thân mật nên chọn nhà hàng cho tiện lợi. Suốt buổi nói chuyện khá vui vẻ, đến khi nhà gái nói chuyện tiền thách cưới 100 triệu đồng thì gia đình tôi sốc thật sự. Từ đó không khí trở lên căng thẳng, không được vui vẻ như ban đầu nữa, bố mẹ tôi mặt mày tái mét.
Tôi gặp riêng anh trai và hỏi thực hư chuyện sẽ lấy vợ hay chỉ là màn kịch dựng lên lừa tiền của bố mẹ? (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi trở về nhà, mẹ tôi ngã ngửa ra ghế thở dài: “Cái nhà này còn có gì quý giá đâu, số tiền lớn thế sao có thể kiếm được cho con lấy vợ đây?” .
Tôi bực bội nói cô gái kia đã mang bầu, không cưới thì người phụ nữ chỉ thiệt thòi. Tôi bảo với anh trai là cứ căng thêm một thời gian nữa là nhà gái sẽ xuống nước.
Không ngờ anh trai lại khăng khăng phải kiếm đủ 100 triệu đưa cho nhà gái, chứ để lâu bụng to, người yêu anh lại bị bàn tán mất giá… Còn nếu bố mẹ tôi không cần cháu nội thì không phải lo tiền làm gì. Lời nói giận dỗi của anh trai tôi khiến bố mẹ đứng ngồi không yên.
Tôi gặp riêng anh trai và hỏi thực hư chuyện sẽ lấy vợ hay chỉ là màn kịch dựng lên lừa tiền của bố mẹ? Anh trai tức giận nói là nhà này chẳng ai tin tưởng anh ấy cả. Anh giận tôi và bỏ nhà đi liền một tuần nay chưa về, làm bố mẹ tôi lo lắng và luôn miệng mắng mỏ tại tôi làm anh ấy giận.
Gia đình tôi đang rối như canh hẹ mà không biết phải thế nào nữa. Tôi thì vẫn nghi ngờ anh trai thuê 3 người kia đến để lừa tiền bố mẹ. Bởi anh trai nhất quyết để hai bên gia đình gặp ở nhà hàng, thế nên bố mẹ tôi cũng không biết gia cảnh nhà gái. Nhưng bố mẹ tôi thương con trai, lại mong ngóng cháu nội nên đang đi vay mượn tiền. Mong mọi người cho lời khuyên trong lúc này.
(minhhue…@gmail.com)
Thách cưới 30 triệu, nhà gái nhận ngay phản ứng không ngờ từ đằng trai "hạ giá xuống đi", song câu chốt của cô dâu mới gây tranh cãi
"Bố mẹ em nghệt mặt hết quay nhìn nhau lại nhìn con cái. Thái độ nhà K. thật sự làm em choáng vì ngay từ đầu em đã nói rõ với anh rồi", cô gái kể.
Thách cưới là 1 tập tục được xem là không thể thiếu ở nhiều địa phương. Tráp lễ đen trong ngày cưới hỏi là món quà nhỏ thay cho lời cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã có công nuôi dưỡng cô dâu. Thế nhưng xung quanh chuyện thách cưới này đã xảy ra không ít những câu chuyện dở khóc dở cười vì đôi bên không đưa ra được "con số" phù hợp với hoàn cảnh.
Cũng vì chuyện thách cưới này mà mới đây một cô gái lên mạng xã hội than thở: " Nghĩ mà chán quá các chị ạ. Không biết trên đời có ai từng rơi vào hoàn cảnh như em, ngày cưới ấn định, thiệp mời đã in mà cuối cùng cô dâu chú rể vẫn đường ai nấy đi. Nản không tả nổi.
Em với K. yêu nhau tính tới nay cũng được gần 3 năm. Lẽ ra không vướng đợt dịch vừa rồi thì tụi em cưới ngay dịp đầu năm. Đợi mãi hết dịch, nhà K. đi xem được ngày, quyết định ngày tháng.
Quê em thủ tục cưới xin có chút khác biệt, nhà nào có con gái gả đi đều sẽ yêu cầu một khoản thách cưới đối với nhà trai. Chuyện này em cũng nói qua với K. để anh chuẩn bị tư tưởng.
Hôm 19, hai gia đình gặp nhau nói chuyện người lớn, bàn về thủ tục ăn hỏi cưới xin luôn. Bố mẹ em nói rõ, ông bà không yêu cầu nhà trai phải sắm sửa lễ nghĩa nhiều. Cứ đơn giản gọn nhẹ gọi là có đủ thủ tục. Ngoài ra nhà trai phải lo 1 khoản lễ đen là 30 triệu dẫn tới nhà gái đúng hôm ăn hỏi thì mới được cưới dâu.
Thực ra, khoản thách cưới 30 triệu là mức trung bình so với mặt bằng trung trên quê em. Nhiều nhà có con gái họ còn thách cưới 40, 50 triệu là chuyện bình thường. Thế mà vừa nghe bố mẹ em nói thế, bố mẹ K. đã chuyển ngay sắc mặt, tỏ vẻ khó chịu. Mẹ K. đứng phắt ngay dậy bảo: 'Thủ tục gì mà như kiểu bán con gái thế. Nhà nào gả con cũng đòi ba, bốn mươi triệu như thế khác gì sinh con gái để kinh doanh làm giàu. Ông bà xem hạ giá xuống chứ từng ấy tiền chúng tôi chịu không lo được'.
Bố mẹ em nghệt mặt hết quay nhìn nhau lại nhìn con cái. Thái độ nhà K. thật sự làm em choáng vì ngay từ đầu em đã nói rõ với anh rồi.
Ngại với bố mẹ, em liếc sang K. mong anh đứng ra cứu nguy tình thế. Ai dè K. còn làm em suy sụp hẳn. Anh lạnh giọng tiếp lời bố mẹ mình: ' Bố mẹ cháu nói đúng đó. 2 bác nên xem lại giá thách cưới đi. Từng ấy tiền cháu chịu không lo được. Còn không thì thôi. Cháu không đi mua vợ'.
Ôi cả nhà em từ trên xuống dưới, từ già tới trẻ nghe những lời của con rể tương lai mà hoảng hồn, đơ người không ai nói được lời nào. Nếu bảo bố mẹ K. cư xử không phải em có thể chấp nhận nhưng cách ăn nói của K. thì không có lý do nào có thể biện hộ được. Vừa tủi vừa ức, em đứng lên trả lời thay bố mẹ: ' Bố mẹ tôi không bán con gái nên anh khỏi phải mặc cả. Thà tôi ở vậy, lập miếu cô cũng còn hơn lấy người đàn ông không trân trọng mình. Chuyện cưới xin của chúng ta dừng lại ở đây cho sớm. Mời bác với anh về cho ạ'.
Lần này người phải mắt tròn mắt dẹt là gia đình K. Bố mẹ anh hậm hực, khó chịu lắm song cũng đành đứng dậy về. Còn phía bố mẹ em, tuy bề ngoài ủng hộ quyết định của con gái nhưng ông bà cũng không tránh khỏi được những lo lắng, buồn giầu của người làm cha làm mẹ. Em hiểu như vậy nhưng cũng không biết phải làm sao.
Từ qua tới giờ mẹ em cứ sụt sịt thương con gái là đến ngày cưới hỏi còn hủy hôn, sợ sau này em khó tiến tới với người khác được. Nghĩ mà chán quá!".
Chuyện thách cưới quả thật không phải là vấn đề mới lạ trong tập quán cưới hỏi của người Việt. Tuy nhiên xung quanh nó vẫn xảy ra không ít chuyện gây tranh cãi.
Thực tế, tính xác thực của câu chuyện chưa được khẳng định rõ ràng nhưng cách hành xử của gia đình trai khiến không ít người lên tiếng chỉ trích. Chưa cần biết khoản tiền thách cưới của nhà gái như vậy là có vượt sức với chú rể hay không nhưng thái độ thiếu tôn trọng người con gái mình yêu của anh là ai cũng có thể nhìn thấy rõ. Đặc biệt trong hôn nhân, đây là được coi là điều cấm kỵ, không thể bỏ qua.
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tuy thách cưới là tập tục vùng miền nhưng nhà gái cũng nên dựa trên thực lực kinh tế của đôi bên gia đình để đưa ra con số cho hợp lý bởi thủ tục chẳng qua cũng chỉ là hình thức. Quan trọng nhất là hạnh phúc của các con về sau. Vậy nên, trong tình huống trên nếu hai gia đình có sự thống nhất, khéo léo trong cách hành xử, chắc chắn sẽ không có chuyện đáng tiếc xảy ra như vậy.
Bồ vác bụng bầu đến ăn vạ, vợ phán một câu khiến tiểu tam cứng họng, không nói nên lời Bị tình nhân của chồng "khủng bố", tôi chả thiết điều trị gì nữa mà xin bác sỹ cho ra viện. Tôi trở về nhà, nói rõ mọi chuyện với chồng. Anh phủ nhận mọi chuyện và luôn miệng kêu oan. Tôi năm nay 30 tuổi, hiện đang làm công nhân ở khu công nghiệp. Chồng hơn tôi 2 tuổi, anh làm thầu...