Ngày 11/6, Việt Nam thêm 196 ca mắc COVID-19; đến tháng 8/2021 tiêm xong vaccine cho công nhân các khu công nghiệp
Tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 11/6, Việt Nam đã có 196 ca mắc COVID-19, trong đó số ca lây nhiễm trong cộng đồng là 185 ca chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh.
Toàn cảnh cuộc họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về tình hình phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Cả nước đã có 3.804 ca bệnh được điều trị khỏi; 57 ca tử vong có liên quan đến COVID-19. Trong số các bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế có 368 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2; có 105 người âm tính lần 2 và 61 người âm tính lần 3. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân Việt Nam thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, người dân cần gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095; hoặc đường dây nóng của y tế địa phương nơi sinh sống để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế – xã hội
Ngày 11/6, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về tình hình phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến dịch COVID-19 có mức độ ngày càng phức tạp, khó lường, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục có những chỉ đạo căn cơ, để phòng, chống dịch hiệu quả hơn trong thời gian tới.
“Điều đó cho thấy, việc làm của chúng ta là khá sớm, kịp thời, liên tục, chứ không hề buông lỏng… Vừa qua, chúng ta cũng khá nhạy bén, chủ động, có nhiều biện pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả và có cái hay là cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ, đã khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh những cụ già, em bé đi ủng hộ, các đơn vị đóng góp, Mặt trận Tổ quốc đứng ra tổ chức kêu gọi toàn dân hưởng ứng, trước hết là tình cảm “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Tình nghĩa đoàn kết dân tộc quan trọng lắm, để động viên tinh thần ấy lên, chứ không phải chỉ mấy cơ quan chuyên môn, tất cả đem lại sức mạnh tổng hợp từ lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn, các ngành, các cấp, toàn dân vào cuộc, mừng là chỗ đó”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Sau khi nghe đại diện Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình hình dịch COVID-19 và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị kết luận.
Để đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, chăm lo đời sống nhân dân, Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, ban, bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thoả mãn với những kết quả bước đầu đạt được.
Tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên để bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho phòng, chống dịch. Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; không để gián đoạn sản xuất. Nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang.
Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ nông sản đang vào mùa thu hoạch tại các địa phương, nhất là các địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh trong chăn nuôi, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất thường. Khẩn trương có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp cho từng cấp học tại từng địa phương; tiếp tục phát huy các cơ chế, chính sách, các giải pháp, các việc làm tình nghĩa để hỗ trợ có hiệu quả, thiết thực hơn đối với công nhân, người lao động, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển “Quỹ vaccine” phòng, chống COVID-19, xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước tham gia vào lĩnh vực mua, cung cấp vaccine ngừa COVID-19, để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt việc tiêm vaccine cho người dân, trong đó, tập trung cho các đối tượng ở tuyến đầu phòng, chống dịch, vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp sản xuất ở các khu công nghiệp; nghiên cứu, xem xét việc tiêm vaccine cho trẻ em. Sớm xây dựng, công khai chương trình, kế hoạch tiêm vaccine cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình thời gian cụ thể.
Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch, tiếp cận bình đẳng trong cung cấp vaccine, nhất là với đối tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vaccine. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh, đưa người về nước, có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu về kiểm soát các tuyến biên giới, ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép. Rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả phòng, chống dịch.
Tiếp tục động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt, những cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống dịch. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định, chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới; nhất là lợi ích của việc tiêm vaccine, tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng và lãnh đạo các ngành, các cấp phải gương mẫu đi đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình phụ trách.
Kiểm tra y tế ban đầu cho các công nhân, người lao động trở về từ vùng dịch Bắc Giang. Ảnh: Quang Duy/TTXVN
Chủ động phương án ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong khu công nghiệp
Khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong khu công nghiệp, các địa phương phải chủ động phương án ứng phó, tăng cường năng lực lấy mẫu, xét nghiệm để bắt kịp tốc độ lây lan của dịch bệnh; từ đó thần tốc truy vết, dồn lực xét nghiệm, khoanh vùng, từng bước sàng lọc, làm sạch và giải phóng khu vực phong tỏa. Đây là kinh nghiệm phòng, chống dịch được lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang chia sẻ tại cuộc họp với các địa phương có khu công nghiệp về công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, diễn ra chiều 11/6, tại Trụ sở Chính phủ.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, trong đợt dịch thứ 4, công tác truy vết thần tốc được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, tuy nhiên, việc tổ chức truy vết còn nhiều lúng túng. Thời gian qua, các lực lượng đã xét nghiệm với số lượng lớn (tính đến ngày 10/6, cả nước thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR được khoảng 4,626 triệu mẫu cho gần 7,8 triệu lượt người).
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch trong thời gian tới, Bộ Y tế đề xuất các địa phương nâng cao mức độ cảnh báo, không được chủ quan, lơ là, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu thực hiện nghiêm thông điệp 5K; xét nghiệm sàng lọc chủ động cho các đối tượng có nguy cơ. Tại cộng đồng, các lực lượng tiếp tục truy vết thần tốc; thực hiện cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm với tất cả các trường hợp F1 và lấy mẫu, xét nghiệm diện rộng tại khu vực nguy cơ, áp dụng mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp phong tỏa, giãn cách phù hợp.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương có khu công nghiệp đảm bảo an toàn cao nhất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; tổ chức lại sản xuất qua việc phân ca, giãn cách; yêu cầu thực hiện xét nghiệm tối thiểu 2 lần với kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trước khi tổ chức sản xuất, kinh doanh và xét nghiệm nhanh hàng tuần với công nhân, người lao động. Tại cộng đồng, các lực lượng tiếp tục truy vết thần tốc; thực hiện cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm với tất cả các trường hợp F1 và lấy mẫu, xét nghiệm diện rộng tại khu vực nguy cơ, áp dụng mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp phong tỏa, giãn cách phù hợp.
Bắc Ninh đã thực hiện thần tốc truy vết, sau đó dồn lực cho xét nghiệm, từng bước sàng lọc, làm sạch và giải phóng khu vực phong tỏa. Nhấn mạnh phải phát hiện sớm các ca mắc COVID-19 trong khu, cụm công nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chia sẻ cần thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát, xét nghiệm sàng lọc định kỳ 3 ngày/lần, mỗi lần khoảng 20% tổng số công nhân, người lao động, thậm chí cần tăng cường xét nghiệm sàng lọc tại những nhà máy, phân xưởng có môi trường làm việc kín, mật độ đông. Đáng chú ý, cùng với công tác phòng, chống dịch, Bắc Ninh đã khôi phục lại hoạt động sản xuất cho khoảng 500 doanh nghiệp; ngay sau khi ghi nhận ca mắc ở 1 doanh nghiệp, các lực lượng đã nhanh chóng vào cuộc, xử lý nhanh, hiệu quả, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khác.
Lấy mẫu xét nghiệm cho tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm đợt 3 vaccine Nano Covax phòng COVID-19 tại Học viện Quân y. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, có 4 nguồn lây chính trong các khu công nghiệp: Do môi trường làm việc khép kín, sử dụng điều hòa, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử; lây tại nhà ăn, khu vệ sinh chung; sử dụng chung xe ô tô đưa đón; khu vực nhà trọ của công nhân. “Nắm được cách thức lây lan của dịch sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống dịch nhưng không thể ‘khoán trắng’ cho doanh nghiệp. Cần đưa Tổ công tác phòng, chống dịch trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, gồm đại diện chính quyền địa phương, y tế cơ sở”, ông Lê Ánh Dương chia sẻ.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, các địa phương có khu, cụm công nghiệp phải chuẩn bị kỹ phương án “tại chỗ”, sẵn sàng cho tình huống xảy ra dịch bệnh. Khi dịch bệnh xảy ra trong các khu, cụm công nghiệp phải cách ly lập tức hàng nghìn người, xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu, điều trị hàng nghìn ca bệnh…
Phấn đấu đến tháng 8/2021, tiêm xong vaccine cho công nhân các khu công nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, qua hơn 1 tháng triển khai quyết liệt các biện pháp, tình hình dịch bệnh trên toàn quốc cơ bản được kiểm soát. Nhiều kinh nghiệm đã được đúc rút qua quá trình phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo công tác kiểm soát dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là, khi dịch bệnh xuất hiện trong các khu công nghiệp sẽ gây áp lực lớn lên lực lượng y tế trong công tác lấy mẫu xét nghiệm với số lượng lớn, yêu cầu trả kết quả ngay trong ngày để truy vết, khoanh vùng. Sau phát hiện ca mắc COVID-19, các lực lượng không chỉ lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân trong khu công nghiệp, nhà máy mà còn nhanh chóng triển khai biện pháp chống dịch ở khu nhà trọ của công nhân.
Những ngày đầu dịch bùng phát ở Hải Dương (tháng 1/2021), Bắc Ninh, Bắc Giang (tháng 5/2012) đã có tình trạng lấy mẫu xong nhưng mấy ngày sau mới có kết quả, khiến lãnh đạo địa phương không nắm được đầy đủ tình hình dịch, chậm đưa ra phương án điều hành.
“Dịch bệnh xuất hiện trong các khu công nghiệp là một bài toán hoàn toàn khác nên các địa phương phải cố gắng không để dịch lây lan vào đây. Nếu có, phải nỗ lực phát hiện các ca mắc trong vòng 3 ngày đầu tiên”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh; đồng thời yêu cầu, các địa phương phải chủ động thực hiện khai báo y tế bắt buộc, cập nhật tình hình sức khỏe của tất cả người làm việc trong khu công nghiệp, xét nghiệm sàng lọc với những người có nguy cơ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cần có sự thống nhất trong công tác chỉ huy, điều phối công tác lấy mẫu, xét nghiệm, kết hợp các phương pháp xét nghiệm khác nhau với những nhóm đối tượng khác nhau, nhất là trong tình huống có nhiều đơn vị chi viện về địa phương hỗ trợ. “Phải có một lãnh đạo tỉnh chỉ huy, điều phối mũi xét nghiệm khi có đơn vị từ nơi khác về chi viện”, Phó Thủ tướng nói.
Cùng với việc cách ly ở các khu cách ly tập trung, các địa phương phải chuẩn bị phương án cách ly tại chỗ với mật độ thấp hơn bình thường; tránh tình trạng như Bắc Giang, sử dụng nơi ở của công nhân làm khu cách ly, không giãn, giảm mật độ kịp thời đã gây ra lây nhiễm chéo.
Về khoanh vùng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Không có mô hình chuẩn cho công tác khoan vùng cách ly, phong tỏa”, chủ yếu phụ thuộc vào bản lĩnh, trí tuệ, sự linh hoạt, sáng tạo của lãnh đạo địa phương. “Giãn cách, khoanh vùng đến đâu, lãnh đạo địa phương phải quyết rất sớm; phải làm rất chặt ở bên trong, tránh tình trạng khoanh rộng nhưng bên trong lỏng, để dịch dây dưa, kéo dài. Ban đầu có thể chưa thể xác định được diện khoanh vùng, tạm thời khoanh rộng nhưng sau đó khẩn cấp điều tra dịch tễ để khoanh gọn lại”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.
Rút ra bài học trong đợi chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, nhất định phải an toàn, các doanh nghiệp mới được hoạt động, sản xuất. Ngay cả những địa phương chưa có dịch, vẫn phải tăng cường kiểm tra, kiên quyết dừng hoạt động với những doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phòng, chống dịch.
Trong tình huống có ca mắc COVID-19, chỉ một nhóm công nhân cùng ca, kíp, sinh hoạt cùng khu vực bị khoanh vùng, cách ly; doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động. Để triển khai phương án trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp.
Trước mong muốn sớm có vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho công nhân, người lao động của các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là các nguồn vaccine đều không cam kết tiến độ giao vaccine. “Chúng ta không thiếu kinh phí nhưng khó nhất là làm sao để có vaccine sớm nhất. Cố gắng trong tháng 7/2021 sẽ tiêm hết vaccine phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động có nguy cơ cao; tháng 8/2021 tiêm xong toàn bộ cho công nhân trong các khu công nghiệp trên cả nước”, Phó Thủ tướng Vũ Đứ Đam nói.
Hơn 240 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nano Covax
Ngày 11/6, tại Hà Nội, Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 3 cho hơn 240 tình nguyện viên đầu tiên. Đây là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam được đưa vào tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người, vừa được Bộ Y tế phê duyệt đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nano Covax do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen nghiên cứu, triển khai từ giữa tháng 12/2020.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 cho tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm đợt 3 tại Học viện Quân y. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo Trung tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân Y, Bộ Quốc phòng, giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax cho 13.000 người và chỉ thực hiện tiêm nhóm liều duy nhất 25 mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng. Cụ thể, theo đề cương được Bộ Y tế phê duyệt, 1.000 người tiêm thử nghiệm đầu tiên của giai đoạn đầu giai đoạn 3, các tình nguyện viên được tiêm với tỷ lệ “6 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược”, 12.000 người còn lại tiêm theo tỷ lệ “2 người tiêm vaccine, 1 người tiêm giả dược”.
Về lý do lựa chọn nhóm liều 25 mcg, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chử Văn Mến cho biết, việc thử nghiệm ở 3 mức liều 25-50-75 mcg đều cho thấy, vaccine an toàn trên người tình nguyện, khả năng sinh miễn dịch ở 3 nhóm liều không có sự khác biệt. Do đó, Hội đồng Đạo đức Quốc gia trong nghiên cứu Y sinh học, Bộ Y tế quyết định chỉ tiêm thử nghiệm 1 liều tối ưu 25 mcg ở giai đoạn này.
Giai đoạn 3 được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước: Phía Bắc do Học viện Quân y làm đầu mối triển khai tại Bệnh viện Quân y 103, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên triển khai tại địa phương. Phía Nam do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh làm đầu mối triển khai, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Long An và Tiền Giang triển khai tại địa phương.
Sau khi thử nghiệm giai đoạn 1, giai đoạn 2, vaccine Nano Covax được đánh giá khá an toàn nên tiêu chí tuyển tình nguyện viên sẽ nới lỏng hơn 2 giai đoạn trước đó. 13.000 tình nguyện viên tham gia giai đoạn 3 từ 18-75 tuổi, chỉ cần kiểm tra công thức máu và kiểm tra kháng thể với virus SARS-CoV-2.
Những người đã phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 hoặc có sẵn kháng thể sẽ bị loại khỏi nhóm đối tượng thử nghiệm. Tính đến ngày 11/6, hơn 6.500 tình nguyện viên đã đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3.
“Sau khi tiêm, các tình nguyện viên được cung cấp nhiệt kế và thước đo; đồng thời được hướng dẫn các tình nguyện viên tự cập nhật thông tin về sức khỏe với các thông tin biến cố bất lợi tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau, nhạy cảm chỗ tiêm, bầm tím… hoặc biến cố bất lợi toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chử Văn Mến cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, Thượng tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng cho biết, được Bộ Y tế phê duyệt thử nghiệm vaccine Nano Covax giai đoạn 3, đơn vị tiến hành phân chia các tổ, tổ chức tập huấn công tác thu thập thông tin người tình nguyện, bố trí khám tuyển, phân luồng đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch; bắt đầu tổ chức khám sàng lọc và thu tuyển người tình nguyện.
“Không chỉ đánh giá tính an toàn, sinh miễn dịch, giai đoạn 3 thử nghiệm vaccine Nano Covax nhằm mục đích đánh giá yếu tố hiệu lực bảo vệ của vaccine đối với cộng đồng – Đây là yếu tố hai giai đoạn trước chưa được thực hiện”, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự cho biết.
Dự kiến, đợt đầu của giai đoạn 3 do Học viện Quân y và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cùng triển khai tiêm thử nghiệm với 1.000 tình nguyện viên, mỗi đơn vị thực hiện với 500 người. Trong quá trình đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Anh Sơn cho biết, đơn vị tiếp tục tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 tiếp theo trên cỡ mẫu 12.000 người.
“Dự kiến, đến khoảng giữa tháng 9, sau khoảng ngày 42 của mũi tiêm thứ hai của 1.000 ca tiêm thử nghiệm đầu tiên, chúng tôi sẽ tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng để báo cáo. Nếu thuận lợi sẽ trình hồ sơ, đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức Quốc gia trong nghiên cứu Y sinh học cấp phép khẩn cấp, sử dụng có điều kiện. Song song với quá trình đó, đơn vị sẽ tiếp tục thử nghiệm vaccine Nano Covax trên 12.000 tình nguyện viên để tiếp tục kiểm soát việc tiêm thử nghiệm, đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Anh Sơn khẳng định.
Trong quá trình thử nghiệm và sau khi có mẫu kháng thể, Học viện Quân y sẽ phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen, các đơn vị thử nghiệm để tiến hành đánh giá khả năng trung hòa virus SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm đối với những chủng virus hiện có để quyết định đường hướng phát triển nghiên cứu vaccine trong giai đoạn tới.
Qua trao đổi với nhóm chuyên gia của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen, ngoài công nghệ protein tái tổ hợp, hiện còn có công nghệ khác để nghiên cứu, sản xuất vaccine. Đơn vị nghiên cứu cũng như nhiều nhà khoa học Việt Nam đang rất quan tâm đến công nghệ mRNA – đang được thế giới quan tâm trong những năm gần đây. Công nghệ này có ưu điểm phản ứng rất nhanh với dịch bệnh, nhanh chóng có được vaccine. Theo những thông tin hiện có, vaccine sản xuất theo công nghệ này rất an toàn đối với người sử dụng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Anh Sơn cho biết: “Điều quan trọng hơn nữa, chúng tôi mong muốn triển khai nhanh chóng tiêm vaccine rộng rãi trong cộng đồng. Khi đó, virus không thể biến chủng nữa vì đã có miễn dịch trong cộng đồng, khả năng phòng bệnh tốt hơn”.
Thông tin thêm về việc thử nghiệm giai đoạn 3, trước đó, Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Quyết, Giám đốc Học viên Quân y, Bộ Quốc phòng cho biết, giai đoạn thử nghiệm này được thiết kế theo phương pháp thiết kế thích ứng, tiếp tục tiêm vaccine thử nghiệm và nhóm giả dược; đánh giá sức khỏe vào thời điểm mũi đầu tiên, mũi thứ 2 (thực hiện vào ngày thứ 28), ngày thứ 35 và ngày thứ 42 sau tiêm.
Trong lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 chiều 11/6, ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Sau một thời gian ngắn thành lập Quỹ, đến nay các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ rất nhiệt tình. Tính đến 16 giờ chiều 11/6, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 đạt hơn 4.443 tỷ đồng. Đã có 275.130 tổ chức, cá nhân đóng góp vào Quỹ vaccine phòng COVID-19.
Đồng Nai sẽ xử lý tình huống phát hiện F0 trong khu công nghiệp như thế nào?
Để phòng chống Covid-19 tấn công vào 32 Khu công nghiệp đang hoạt động với gần 1,2 triệu công nhân, Đồng Nai đã lên nhiều kịch bản xử lý.
Công ty Tombow . ẢNH: LÊ LÂM
Theo phương án xử lý do Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai, nếu xuất hiện F0 trong các khu công nghiệp, tùy theo tình hình sẽ phong tỏa tạm thời vị trí làm việc, từng phân xưởng, dây chuyền sản sản; hoặc phong tỏa toàn bộ doanh nghiệp, thậm chí cả khu công nghiệp.
Thở phào với kết quả xét nghiệm Covid-19 ca F1 tại Khu công nghiệp Amata
Ca F0 được cách ly tại chỗ, chờ ngành y tế tới đưa đi cách ly, điều trị, đồng thời phun khử khuẩn. Doanh nghiệp nhanh chóng thông báo yêu cầu người lao động ở yên tại phân xưởng, khai báo y tế, sàng lọc truy vết các ca F1, F2 đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, hoặc yêu cầu cách ly tại nhà.
Quá trình đưa đi cách ly tập trung, cần chú ý cho những người cùng tổ sản xuất, cùng phân xưởng cách ly một chỗ, để tránh trường hợp lây chéo trong khu cách ly.
Sau đó, tùy vào kết quả xét nghiệm, F0 nhiều hay ít, phân bố nhiều hay tập trung, ngành chức năng sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp tùy theo từng mức độ.
Bản tin Covid-19 ngày 10.6: Hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm công nhân Công ty PouYuen
F1 nhưng xử lý như F0
Như trường hợp phát hiện chị N.T.T.D, là F1 xuất hiện tại Khu công nghiệp Amata. Ngày 7.6 sau khi nhận thông tin, ngành y tế đã phun khử khuẩn toàn bộ công ty Tombow (nơi chị N.T.T.D làm việc), và nhanh chóng truy vết.
Khu công nghiệp Amata ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai . ẢNH: LÊ LÂM
Trong đêm 7.6 đã xác định được danh sách hơn 850 F2. Đến sáng 8.6 thì TP.Biên Hòa cùng Sở Y tế tiến hành họp khẩn để bàn giải pháp xử lý.
Dù lúc này chị N.T.T.D chưa là F0, nhưng đánh giá đây là F1 nguy cơ cao nên Sở Y tế yêu cầu phải chuẩn bị cho tình huống F1 thành F0, một số việc cần thiết nâng mức phòng chống ngang F0.
Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa, ông Nguyễn Duy Tân sau đó đã ra quyết định phong tỏa tạm thời công ty Tombow, đồng thời cách ly ngay tại công ty đối vơi 27 ca F2 tiếp xúc gần. Đối với những ca F2 còn lại, do nguy cơ không cao nên chỉ yêu cầu cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe.
Tình hình lúc này khá căng thẳng, chỉ đến khuya 9.6, chị N.T.T.D có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính với Covid-19, kết quả lần 1 ngày 5.6 cũng âm tính với Covid-19, lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Theo bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai với kết quả này các ca F2 không cần phải cách ly nữa, công ty Tombow trong Khu công nghiệp Amata cũng có thể hoạt động trở lại.
TP.HCM ngăn dịch lan trong khu công nghiệp Bên cạnh ngăn chặn, xử lý kịp thời mầm mống dịch bệnh Covid-19 xâm nhập khu công nghiệp, TP.HCM cũng tính đến phương án vừa cách ly vừa sản xuất. Chợ tự phát tại các KCN, KCX tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp . ẢNH: NGỌC DƯƠNG Theo thống kê của Ban Quản...