Ngành y tế Triều Tiên dưới thời Kim Jong-un
Bệnh viện ở Triều Tiên ngày nay được mở rộng và hiện đại hóa, y học cổ truyền phát triển, chú trọng y tế trong lĩnh vực giáo dục.
Từ khi Chủ tịch Kim Jong-un nắm quyền lãnh đạo đất nước cuối năm 2011, lĩnh vực y tế công và tư đều mở rộng. Chính quyền thực hiện dự án hiện đại hóa bệnh viện do nhà nước lãnh đạo, đồng thời máy tính hóa dịch vụ y tế để phục vụ điều trị từ xa, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược Hàn Quốc tháng 4/2018.
Koreabiomed đưa tin, 4 bệnh viện đa khoa ở Triều Tiên bắt đầu hoạt động từ năm 2018, các nhà máy sản xuất thuốc tiêm, dược phẩm và vitamin cũng đang được xây dựng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng được phân thành 4 loại.
Loại một là các phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa và bệnh viện cấp thôn. Loại hai là bệnh viện cấp thành phố ở các tỉnh, bệnh viện cấp thành phố lớn ở các đô thị và bệnh viện cấp huyện ở các thị trấn tỉnh. Loại ba là bệnh viện cấp tỉnh, bao gồm 11 bệnh viện đại học và một bệnh viện trung tâm ở Bình Nhưỡng. Bệnh nhân không thể điều trị ở bệnh viện loại ba sẽ được chuyển tới các cơ sở y tế loại 4 như Bệnh viện Đa khoa Chữ thập Đỏ.
Dịch vụ y tế công ở Triều Tiên được cung cấp miễn phí. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe phi chính thức lan rộng từ giữa những năm 1990, khi kinh tế suy thoái. Hệ thống này tách biệt với 4 loại tổ chức y tế trên, hình thành thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân khi người dân mua bán thuốc ở chợ.
Những năm 2000, một lớp người giàu mới nổi gọi là “donju”, nghĩa là người có tiền, đã đầu tư xây dựng các nhà máy dược phẩm và bệnh viện. Năm 2005, lần đầu tiên một hiệu thuốc tư nhân xuất hiện ở Triều Tiên.
Video đang HOT
Kim Jong-un chơi với trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Taesongsan năm 2017. Ảnh: Likesharetweet
Các tổ chức nghiên cứu y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Viện Y học, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu y học ở Triều Tiên, gồm nhiều đơn vị nghiên cứu về y sinh học, vi sinh, dụng cụ y tế, y học tổng hợp, y học tự nhiên, dược phẩm và X-quang. Giống như Hàn Quốc có ngành đông y, Triều Tiên cũng có một cơ quan nghiên cứu y học cổ truyền.
Viện Y học Koryo chịu trách nhiệm nghiên cứu đông y, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, đào tạo nhân lực và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Chính quyền cũng chú trọng xây dựng lực lượng lao động trong ngành y tế, chú trọng hơn chuyên ngành đào tạo y tế trong lĩnh vực giáo dục khi Triều Tiên sửa đổi hệ thống giáo dục đại học năm 2015.
Ví dụ, Đại học y Sinuiju đổi tên thành Bệnh viện Đại học y đa khoa Pyeongbuk, Đại học y Gangseon Sariwon đổi thành Đại học y Ganggeon thuộc Đại học quốc gia Hwangbuk. Một số chương trình giảng dạy trong trường y mở lớp chuyên ngành, cung cấp kiến thức chuyên môn cho từng lĩnh vực, tương tự như hệ thống đào tạo chuyên gia tại Hàn Quốc.
Báo cáo của Bộ Y tế Triều Tiên và WHO, nước này có 8.988 cơ sở y tế công cộng trong năm 2014 bao gồm 6.262 phòng khám đa khoa và phòng khám cấp thôn làng, 1.608 bệnh viện cấp huyện thôn và 133 bệnh viện cấp tỉnh, trung ương.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Thuốc hết hạn vẫn có thể dùng được
Một số loại thuốc đã hết hạn vài năm, thậm chí không được bảo quản tốt vẫn giữ nguyên tác dụng điều trị.
Đây là tin vui cho các khu vực mà khả năng tiếp cận y tế có hạn, nơi những viên thuốc quá hạn là phương tiện chữa bệnh duy nhất, Wilderness & Environmental Medicine dẫn lời nhóm nghiên cứu thuộc Tổ chức Khảo sát Y tế Nam Cực (Anh).
"Hạn sử dụng in trên bao bì là thời gian cuối cùng các hãng dược cam kết về thành phần và tính ổn định của thuốc khi được bảo quản trong bao bì gốc dưới điều kiện lý tưởng", tiến sĩ Emma Browne, người đứng đầu công trình cho biết.
"Ngày hết hạn không nhất thiết là thời điểm thuốc mất hiệu quả hoặc trở nên nguy hiểm. Nhiều dược phẩm vẫn còn tốt sau 2-3 năm kể từ lúc hết hạn".
Trước đó, bà Emma cùng đồng nghiệp đã so sánh các mẫu quá hạn từ một đến 4 năm với các mẫu mới còn hạn của 5 loại thuốc. Những loại này bao gồm atropine (điều trị ngộ độc hóa chất), nifedipine (điều trị cao huyết áp và tức ngực), flucloxacillin (kháng sinh họ penicillin), bendroflumethiazide (điều trị tăng huyết áp) cùng naproxen (thuốc giảm đau không steroid).
Kết quả, tất cả mẫu thuốc được thử nghiệm đều ổn định. Về mặt lý thuyết, chúng vẫn hiệu quả sau thời gian hết hạn.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiết kiệm được một lượng lớn chi phí xã hội từ việc vứt bỏ và mua mới nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, nhóm tác giả thừa nhận công trình còn hạn chế bởi không thể xác định nhiệt độ bảo quản chính xác của các mẫu thuốc được thử nghiệm.
Tại Mỹ, bác sĩ Patil Armenian tại Đại học California từng tiến hành nghiên cứu tương tự với naloxone, loại thuốc điều trị chứng lạm dụng opoid. Bà phát hiện nhiệt độ cao như ở trong ôtô đậu ngoài trời nắng khiến thuốc mất tác dụng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bác sĩ Browne khuyến cáo trước khi có những kết luận cụ thể hơn, cộng đồng và bác sĩ vẫn nên tuân theo hạn sử dụng in trên bao bì thuốc. Bà tin rằng đã đến lúc nghiên cứu sâu hơn về ngày hết hạn của dược phẩm.
Phúc Lương
Theo VNE
Người Việt chi tỷ USD ra nước ngoài trị bệnh, vì sao? Theo số liệu chưa đầy đủ từ Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt ra nước ngoài để khám chữa bệnh (KCB), tiêu tốn khoảng hơn 1 tỷ USD. Dự báo con số này có thể gia tăng khi chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao. Thực tế này một mặt cho thấy xu hướng sính...