Ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành giúp Ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, từ đó giúp giảm phiền hà cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.
Theo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, đơn vị đã tập trung 6 nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính (CCHC), 32 tiêu chí trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh và đề ra những tiêu chí mới nhằm đem lại hiệu quả trong công tác. Đồng thời không ngừng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và điều hành.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử tại Trạm Y tế xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể, Sở đã tạo lập 425 tài khoản trên hệ thống xử lý văn bản điện tử và điều hành eGov cho 19 đơn vị trong ngành, đem lại hiệu quả thiết thực xử lý nhanh công việc, chuyển phương thức làm việc từ văn bản giấy tốn kém, tốn thời gian sang văn bản điện tử; có thể “Giao việc tức thời” vì cài đặt được trên cả điện thoại thông minh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại các đơn vị trong Ngành Y tế đã kịp thời đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh việc triển khai ứng dụng chữ ký số, qua đó góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo hiệu quả tích cực trong xây dựng chính quyền điện tử.
Ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn đáp ứng mức cơ bản khi sử dụng các phần mềm trong lĩnh vực y tế (19 phần mềm nghiệp vụ tại các tuyến). Trong năm 2020 đã triển khai tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Phối hợp VNPT Lâm Đồng triển khai hệ thống phần mềm giám sát dịch tễ nâng cao năng lực quản lý trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cũng theo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua Ngành đã triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và chuyên môn của mỗi đơn vị, ưu tiên thực hiện các dự án, đề án nhiệm vụ trọng điểm về ứng dụng CNTT hướng tới Chính phủ số.
Song song với đó là đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT của đơn vị. Quan tâm công tác bố trí nhân lực có chuyên môn về CNTT để đưa việc ứng dụng CNTT tại đơn vị theo kịp tiến độ chung của ngành.
Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT và trình độ sử dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hoàn thiện chuyển đổi, số hóa dữ liệu tiến tới bệnh án điện tử chuyển đổi số y tế.
Theo bà Lưu Minh Nguyệt, Chánh Văn phòng Sở Y tế Lâm Đồng, thời gian qua, Sở đã tập trung 6 nhiệm vụ của công tác CCHC, 32 tiêu chí trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh và đề ra những tiêu chí mới nhằm đem lại hiệu quả trong công tác.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính năm 2020, Sở Y tế Lâm Đồng xếp trong nhóm xuất sắc các sở, ban, ngành cấp tỉnh về giải quyết hồ sơ trước hạn. Sở đã đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.
“Đối với ngành Y tế, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành; thực hiện tốt công tác CCHC chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác và đặc biệt là giảm phiền hà cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn”, Chánh Văn phòng Sở Y tế Lâm Đồng Lưu Minh Nguyệt, chia sẻ.
Khám, chữa bệnh từ xa giúp kéo gần khoảng cách giữa các tuyến
Thực hiện Đề án khám, chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế, thời gian qua, Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên, cũng như các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc đang tích cực triển khai xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để kết nối trực tiếp với các bệnh viện tuyến trên.
Qua đó cập nhật kiến thức, ứng dụng kỹ thuật cao cho công tác khám, điều trị ở tuyến dưới; đồng thời giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao tại địa phương.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên kết nối bệnh viện tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.
Mặc dù phải tới đầu quý I năm 2021, Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa (tỉnh Thái Nguyên) mới triển khai ề án Khám, chữa bệnh từ xa của đơn vị mình, nhưng gần ba tháng qua, cứ vào chiều thứ ba hằng tuần các y, bác sĩ, kỹ thuật viên tập trung tại hội trường để tham gia dự thính các buổi giao ban hội chẩn trực tuyến từ xa do các bệnh viện tuyến trung ương như: Bạch Mai, T.Ư Thái Nguyên, Ung bướu Hà Nội tổ chức. Bác sĩ chuyên khoa I Ma Thịnh Lạt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa) cho biết: Thông qua các buổi giao ban hội chẩn từ xa, các y, bác sĩ được cập nhật những kiến thức mới, những kinh nghiệm quý từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành ở tuyến trên, qua đó giúp đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện nâng cao năng lực chuyên môn, vững tin hơn trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn... Các y, bác sĩ mong muốn sau khi được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có thể sớm chính thức được tham gia hội chẩn trực tiếp các trường hợp cấp cứu với các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành ở các bệnh viện tuyến trên để có thể hỗ trợ nhau giải quyết trực tiếp các ca bệnh. iều đó, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả cấp cứu, điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, mà còn giảm chi phí cho người bệnh, người nhà người bệnh trong quá trình điều trị.
Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa, Bác sĩ chuyên khoa I Phùng ức Sằm chia sẻ, Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa, là bệnh viện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thái Nguyên, cho nên việc tiếp cận với những kiến thức mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tại các buổi họp giao ban hội chẩn từ xa như thế này, các y, bác sĩ của bệnh viện được tiếp cận những kiến thức mới từ các giáo sư, chuyên gia đầu ngành tuyến trung ương hướng dẫn, sẽ giúp ích rất lớn cho các thầy thuốc của bệnh viện áp dụng vào công tác điều trị cho người bệnh. Hiện, bệnh viện đang tiến hành khảo sát, lắt đặt hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, bệnh viện kỳ vọng sau khi hệ thống này đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho các y, bác sĩ được tiếp cận với các kiến thức mới, các kỹ thuật trong khám, chữa bệnh. ây cũng là cơ hội để người bệnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, được tiếp cận với các kỹ thuật cao trong khám, điều trị từ các bệnh viện tuyến trung ương. ồng thời, từng bước giải bài toán thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho bệnh viện hiện nay.
ể triển khai hiệu quả ề án Khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên đã xây dựng Trung tâm khám, chữa bệnh từ xa và được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, từ đường truyền in-tơ-nét đến các thiết bị kết nối. Hiện, Trung tâm khám, chữa bệnh từ xa đã kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía bắc. Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải về y tế cho tuyến trên... Kể từ khi đi vào hoạt động (tháng 9-2020), Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên đã tổ chức được nhiều ca khám, chữa bệnh từ xa cho các bệnh viện đăng ký. Tiêu biểu như: tổ chức khám, hội chẩn, phẫu thuật về sản khoa đối với ca bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn; hỗ trợ phẫu thuật hai ca, hội chẩn một ca đột quỵ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng...
Theo PGS, TS Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên, thông qua việc tổ chức khám, chữa bệnh từ xa, chúng tôi muốn chia sẻ những hiểu biết, kiến thức mới, kinh nghiệm quý, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho các bệnh viện bằng hình thức trực tuyến. Các bác sĩ ở bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được hướng dẫn, giảng dạy, tiếp cận kiến thức mới bằng hình thức đào tạo từ xa thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm chi phí; giúp rút ngắn khoảng cách về chuyên môn, tăng cường mối quan hệ giữa các bác sĩ, các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới. ồng thời, người bệnh trực tiếp được nghe các thầy thuốc hội chẩn, trao đổi về bệnh tình của mình, đưa ra phương pháp điều trị, phẫu thuật nên rất yên tâm ở lại tuyến y tế cơ sở để điều trị bệnh...
Qua khảo sát thực tế cho thấy, tại bệnh viện tuyến dưới vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như trang thiết bị về hình ảnh, âm thanh chất lượng thấp, không đồng bộ... đang ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh từ xa. Do vậy, để việc khám, chữa bệnh từ xa diễn ra thường xuyên, liên tục, trở thành nền nếp, mang lại hiệu quả cao và có sức lan tỏa lớn, ngành y tế cần tiếp tục ban hành chính sách, các quy chế, cơ chế cụ thể, rõ ràng để triển khai công tác khám, chữa bệnh từ xa. ặc biệt, các địa phương cần ưu tiên đầu tư kinh phí cho các bệnh viện nâng cấp trang thiết bị đồng bộ, chất lượng giúp người bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao mà vẫn tiết kiệm thời gian, kinh phí và giải được bài toán giảm tải người bệnh cho bệnh viện tuyến trên.
TP.HCM sẽ là trung tâm y khoa Đông Nam Á TP.HCM đang triển khai bốn đề án có liên quan gồm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, phát triển y tế thông minh, y tế cộng đồng và đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn. Ngày 11-12, tại buổi làm việc của đoàn công tác Bộ Y tế với UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế...