Ngành Y tế đang ‘bỏ quên’ người cao tuổi
Được đánh giá là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bởi hệ thống điều trị bệnh cho đối tượng này đang thiếu trầm trọng.
95% người cao tuổi sức khỏe kém
Ghi nhận tại Bệnh viện Lão khoa T.Ư (bệnh viện chuyên dành cho người già duy nhất trên toàn quốc), tình trạng bệnh nhân xếp hàng chờ khám cả nửa ngày trời, thậm chí cả ngày trời khá phổ biến. GS. TS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư cho biết, bệnh viện thường xuyên quá tải, nhưng do quy định cơ sở điều trị bệnh lão khoa không được nằm ghép nên đa số bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại trú.
Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ trọng người hơn 65 tuổi đạt 7% tổng dân số, sớm hơn dự báo 6 năm. Hiện đời sống vật chất của người cao tuổi còn nhiều khó khăn, hơn 68% người cao tuổi làm nông nghiệp, 70% không có tích lũy vật chất, 18% sống trong hộ nghèo, 10% sống trong nhà tạm. Chỉ có khoảng hơn 30% người cao tuổi có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách Nhà nước; 30% người cao tuổi không có bảo hiểm y tế.
Bà Hoàng Thị Yên (67 tuổi, trú ở Ba Đình, Hà Nội) là bệnh nhân điều trị ngoại trú của Bệnh viện Lão khoa T.Ư từ hai năm nay cho biết, do mang trong mình nhiều bệnh như: Đái tháo đường tuýp 2, huyết áp cao và cả thoái hóa khớp, nên định kỳ mỗi tháng, bà đến khám và nhận thuốc về điều trị. “Lần nào đi khám cũng mất gần cả ngày vì rất đông bệnh nhân. May tôi còn có bảo hiểm y tế, chứ điều trị nhiều bệnh như vậy thì lương hưu 4 triệu/tháng chẳng đủ”, bà Yên cho hay.
Hệ thống chăm sóc y tế cho người già hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Đa phần người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời, nên nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn và chi phí y tế điều trị rất tốn kém. Trong khi đó, hiện hơn 70% người cao tuổi nước ta sống ở nông thôn, không có lương hưu hoặc tiền để dành; 95% người cao tuổi có sức khỏe kém, do đó dẫn đến thực trạng khá phổ biến là người cao tuổi bị bệnh nặng mới dám đi khám chữa bệnh và khi đó, chi phí điều trị lại càng tốn kém…
“Chi phí điều trị cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ, mặc dù số người cao tuổi chiếm 10% dân số nhưng sử dụng tới trên 50% chi phí điều trị mỗi năm. Việc kiểm tra định kỳ sức khỏe cho người cao tuổi ở tuyến xã/phường cũng chỉ là kết hợp các đợt khám từ thiện của các bệnh viện và cũng chỉ bao phủ được khoảng 30-40% người cao tuổi” – ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết.
Xây thêm bệnh viện
Theo quy hoạch của ngành Y tế, ngoại trừ bệnh viện nhi, còn lại các bệnh viện khác đều phải thành lập khoa lão. Tuy nhiên, trên thực tế toàn quốc mới chỉ có một bệnh viện chuyên lão khoa, còn ở tuyến tỉnh mới chỉ có khoảng 30% bệnh viện có khoa lão hoặc lồng ghép khoa lão vào các khoa khác. Hiện cả nước mới có khoảng 80 bác sĩ chuyên khoa lão, đều công tác ở Hà Nội và TP HCM. Đây chính là “lỗ hổng lớn” trong công tác chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho người cao tuổi, nhất là trong xu thế dân số già đang tăng nhanh, với dự báo đến năm 2029 cứ 6 người dân sẽ có một người cao tuổi.
Theo đề xuất của GS.TS. Phạm Thắng, để xây dựng hệ thống y tế cho người cao tuổi, cần tăng cường đào tạo bác sĩ, điều dưỡng và người chăm sóc trong lĩnh vực này và cần thực hiện đúng quy hoạch với mỗi bệnh viện có một khoa lão, đồng thời, thành lập bộ môn lão khoa tại các trường Đại học Y…
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, ngành Y tế đã đưa ra những giải pháp để đối phó với tốc độ già hóa dân số. Theo đó, sẽ xây dựng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của mạng lưới lão khoa tại tuyến T.Ư và địa phương. Theo quy hoạch, đến năm 2015 sẽ xây dựng Bệnh viện Lão khoa T.Ư cơ sở 2 với quy mô 500 giường bệnh; Tiếp đến sẽ thành lập Bệnh viện Lão khoa tại TP HCM và Đà Nẵng. Đồng thời, nâng cao chức năng của hệ thống bác sĩ gia đình là quản lý sức khỏe người cao tuổi ở cộng đồng…
Theo TTVN
Thoái hóa khớp gối, nên tập môn thể thao gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi.
Cuộc sống năng động giúp người lớn tuổi giảm nhiềazu nguy cơ về sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa.
Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.
Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.
Bác sĩ Thành Ý cho hay, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.
Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.
Bác sĩ Thành Ý phân tích, việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Bác sĩ Thành Ý cho biết, khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.
Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...
Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.
Theo TNO
Đừng quá tin thuốc "bổ não"! Việc lạm dụng các thuốc "bổ não" có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ và khả năng học tập Ảnh: Tấn Thạnh Trước hết, cần khẳng định rằng quan niệm dùng thuốc "bổ não" để tăng trí nhớ cho học sinh trong mỗi...