Ngành Y học cổ truyền sẽ có chuẩn đào tạo mới
Bộ GD&ĐT, Y tế cùng các trường y dược đang gấp rút nghiên cứu, xây dựng chuẩn chương trình, chuẩn đào tạo trình độ đại học mới với ngành y học cổ truyền.
Theo kế hoạch, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được giao nhiệm vụ là đầu mối liên kết, tổ chức nghiên cứu xây dựng chuẩn chương trình đào tạo mới.
TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngày 22/6/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 17 quy chuẩn về chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thông tư là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ.
Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu khung trình độ quốc gia Việt Nam và khung tham chiếu trình độ ASEAN. Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, Thông tư số 17 được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo.
Sinh viên y dược cổ truyền thực hành lâm sàng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo PGS.TS Phạm Quốc Bình, Chủ tịch Hội đồng Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo mới sẽ là căn cứ để Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình.
Đồng thời, đây là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng các quy định về tuyển sinh. Mặt khác, đây là căn cứ để thanh tra, kiểm tra chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
PGS Bình cho biết, Bộ Y tế phân công cho các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc làm đầu mối xây dựng, cập nhật 11 chuẩn năng lực nghề nghiệp, đồng thời là đầu mối xây dựng 11 chuẩn chương trình đào tạo. Trong quá trình xây dựng, Học viện đã phối hợp chặt chẽ với 11 trường đại học có đào tạo ngành y học cổ truyền trên toàn quốc.
Học viện đã bám sát Thông tư số 17 để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học, gồm 8 mục: Mục tiêu của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo, khối lượng học tập, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.
Liên quan việc xây dựng chuẩn mới, TS Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế lưu ý Học viện Y dược học cổ truyền cùng nhóm xây dựng cần bám sát các cơ sở pháp lý, các cơ sở khoa học. Chương trình đào tạo cần bám theo hệ thống y học cổ truyền.
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ sớm có buổi làm việc để thống nhất một số nội dung, nhằm giúp nhóm xây dựng sớm hoàn thiện chương trình.
Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học
Ngày 1.12, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), TS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, ngày 22.6.2021, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT quy chuẩn về chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thông tư là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành từng lĩnh vực đối với từng trình độ.
"Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN. Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo", TS. Nguyễn Thị Thu Thủy nói.
Chủ tịch Hội đồng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, PGS.TS Phạm Quốc Bình cũng nhấn mạnh, Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để Bộ GD-ĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình.
Đồng thời, là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng các quy định về tuyển sinh. Mặt khác, là căn cứ để thanh tra, kiểm tra chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Toàn cảnh hội thảo
PGS.TS Phạm Quốc Bình cho biết, Bộ Y tế phân công cho các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc làm đầu mối xây dựng, cập nhật 11 chuẩn năng lực nghề nghiệp. Đồng thời là đầu mối xây dựng 11 Chuẩn chương trình đào tạo.
Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được giao xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học. Trong quá trình xây dựng, Học viện đã phối hợp chặt chẽ với 11 trường đại học có đào tạo ngành y học cổ truyền trên toàn quốc.
Học viện đã bám sát Thông tư số 17/2021/TT-BGD-ĐT để xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học, gồm 8 mục: Mục tiêu của chương trình đào tạo; Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; Khối lượng học tập; Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.
Hội thảo, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường trong lĩnh vực y học cổ truyền, đã trao đổi thẳng thắn, khách quan, đóng góp tích cực vào xây dựng chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực này. Qua đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y học cổ truyền tốt hơn.
Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học thế nào? Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được giao xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học. Trong quá trình xây dựng, Học viện đã phối hợp chặt chẽ với 11 trường đại học có đào tạo ngành y học cổ truyền trên toàn quốc. Ngày 1/12, Học viện Y - Dược...