Ngành y, dược sẽ có “điểm sàn” riêng?
(Dân Việt) Đó là thông tin được Bộ GD&ĐT đưa ra tại họp báo công bố kết luận kiểm tra điều kiện thành lập ngành Y, Dược của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ chiều 28.12.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định, trường ĐH Kinh doanh Công nghệ còn một số điều kiện phải hoàn thiện trước khi được mở ngành như: bổ sung tối thiểu 1 thạc sĩ ngành Phân tích kiểm nghiệm, hoàn thành 2 hợp đồng mua bán thiết bị trị giá 23 tỷ và 11 tỷ, bổ sung thêm 1 tiến sĩ ngành Sản khoa và 6 giảng viên cơ hữu của 6 môn học còn thiếu của ngành Y đa khoa. “Thời điểm được tổ chức đào tạo phụ thuộc vào khi nào trường hoàn thiện hết các tiêu chí còn thiếu trên” – bà Phụng khẳng định.
Buổi họp báo chiều 28.12
Sau khi kiểm tra lại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ còn nhiều tiêu chí chưa hoàn thành, tại sao trước đó Bộ GD&ĐT lại cho phép trường này đào tạo Y, Dược? Có sự “ưu ái” riêng nào cho trường này không?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Đối với trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, giai đoạn đầu kiểm tra nhà trường về cơ bản đã đầy đủ các điều kiện để cho mở ngành. Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu trường phải thực hiện kiện toàn, bổ sung các điều kiện còn thiếu trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, sau quyết định đó, dư luận xã hội đưa ra nhiều ý kiến. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ đạo và Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế thực hiện kiểm tra. Kiểm tra ở đây là kiểm tra yêu cầu cho phép tuyển sinh – giai đoạn 2 sau điều kiện mở ngành. Nó là 2 thời điểm khác nhau đáp ứng nhu cầu thực tiễn và chỉ đạo ở hai giai đoạn khác nhau.
Ông Nguyễn Văn Áng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT): Không có chuyện ưu ái cho trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ. Bộ luôn xác định, nhiệm vụ quản lý về chất lượng đào tạo là yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên, trong quy định chỉ yêu cầu đạt từ điều kiện tối thiểu. Ví dụ, đi thi, được 5 điểm cũng đạt yêu cầu, 10 điểm cũng đạt. Dải chất lượng từ ngưỡng tối thiểu đến vô cùng. Chính vì vậy, các trường nào đạt từ tối thiểu là có thể đủ điều kiện. Không nên so sánh giữa trường tối thiểu với tối đa.
Y, Dược là một ngành rất đặc thù. Hầu hết các trường đào tạo ngành này khối công lập đều có điểm đầu vào rất cao, trong khi đó trường dân lập lại lấy điểm bằng… sàn. Làm thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo y, bác sỹ ở các trường này?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội: Ngày 15.12 vừa qua, Hội đồng Hiệu trưởng các trường đào tạo y, dược đã họp về vấn đề này. Chúng tôi cũng đưa ra được các kết luận và tới đây sẽ trình Chính phủ và liên bộ GD&ĐT và Y tế. Trong đó, các trường đều thống nhất vẫn sẽ dùng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển.
Các trường cũng đồng thuận đề xuất sẽ có ngưỡng xét tuyển áp dụng riêng cho khối ngành y, dược. Trường nào áp dụng điểm của kỳ thi THPT quốc gia đề phải lấy điểm từ “sàn” riêng này. Tuy nhiên, chúng tôi đang nghiên cứu để đưa ra “sàn” hợp lý để đảm bảo chất lượng đào tạo chung cho khối ngành y – dược không kể được đào tạo ở trường công hay trường tư. Nghề y là một nghề đặc biệt. Đồng ý là có điều chỉnh theo bàn tay vô hình của kinh tế thị trường nhưng sự thật vẫn cần có bàn tay hữu hình của Nhà nước để điều chỉnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến xã hội, các nhà chuyên môn và lãnh đạo các trường nếu đồng ý có một “sàn” riêng thì quá tốt. Trong trường hợp xã hội không đồng ý có một điểm sàn riêng, các cấp quản lý không đồng ý thì chúng tôi cũng sẽ lấy kết quả từ nghiên cứu và thống nhất của Hội đồng Hiệu trưởng các trường y, dược làm căn cứ về mặt chuyên môn để có khuyến nghị với các trường nhằm đảm bảo chất lượng cho các trường đào tạo khối ngành đặc thù này. Hiện 4 trường có đào tạo Y đa khoa đều lấy từ mức điểm tối thiểu là 20 điểm.
Hiện nay, rất nhiều trường ngoài công lập đào tạo y, dược lấy giảng viên là các GS.TS có độ tuổi cao, đã nghỉ hưu và ít có nghiên cứu khoa học. Làm thế nào để đảm bảo chất lượng giảng dạy với đội ngũ này?
Ông Nguyễn Đức Hinh: Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi còn đang lúng túng. Đối với các trường công lập thì tuổi tác giảng viên quy định rất rõ ràng. Có sự gia hạn độ tuổi tối đa với các trình độ Tiến sỹ, Giáo sư, Phó giáo sư. Tuy nhiên, với các trường ngoài công lập thì không thế. Ai cũng hiểu, độ tuổi sinh học 70 nhiều người còn minh mẫn song nhiều người đã không còn khỏe nữa. Vì vậy, liên bộ cần có những quy định về việc xác định, kiểm tra sức khỏe đối với các giảng viên trước khi ký hợp đồng và kiểm tra định kỳ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
Tới đây, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế có kế hoạch kiểm tra, rà soát lại hoạt động của các trường đào tạo y, dược hay không?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã có những rà soát tổng thể các trường. Kết quả là đã dừng 207 ngành không đủ điều kiện đào tạo, trong đó có 6 ngành y, dược. Năm 2014, chúng tôi đã lên kế hoạch rà soát nhưng chưa thực hiện được do một số vướng mắc trong quy trình. Tới đây, đầu năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra tổng thể tất cả các trường không kể trường công, trường tư.
Theo Danviet
Tại sao giáo sư xin rút khỏi khoa Y ĐH Kinh doanh Công nghệ?
Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác nhận, GS.TS Lê Gia Vinh và một giảng viên xin rút, không tham gia giảng dạy ở khoa Y đa khoa và Dược học của trường.
Ngay sau khi Bộ Y tế kiểm tra lại các điều kiện mở ngành Y đa khoa và Dược học tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có thông tin một số giáo sư, tiến sĩ đã nhận lời tham gia giảng dạy tại hai khoa này xin rút đơn.
GS.TS Vũ Văn Hóa - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, xác nhận, 2 người xin không tham gia giảng dạy với nhiều lý do khác nhau, dù trường đáp ứng yêu cầu về lương và các khoản khác.
"Một người xin rút vì sức khỏe, còn người thứ hai nêu lý do nơi khác đáp ứng yêu cầu và chức danh cao hơn. Nhà trường cũng cấp nhà và tạo điều kiện nơi làm việc, nhưng anh ấy muốn cả vợ cũng phải có công việc. Nơi làm việc mới đã đáp ứng được nguyện vọng và địa vị, lương cùng công việc làm của vợ anh ấy", GS Hóa nói.
Theo GS.TS Vũ Văn Hóa, 2 người xin rút không ảnh hưởng việc trường đào tạo ngành Y. Ảnh: Infonet.
"Trong thời gian làm việc ở ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, anh Quang (giảng viên xin rút - PV) có nhiều đóng góp xây dựng thiết kế, phòng khám..., phục vụ cho mở ngành Y. Sau khi anh Quang đi, nhà trường đã viết thư cám ơn những đóng góp của anh ấy. Giữa anh ấy với nhà trường không có mâu thuẫn gì cả", GS.TS Vũ Văn Hóa tâm sự.
Trước đó, trả lời báo chí, GS.TS Lê Gia Vinh - Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: "Trước đây, GS Lê Anh Tuấn - nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mời tôi về trường làm. Tôi mới cam kết nhưng chưa ký hợp đồng, chưa giảng, chưa nhận lương, chưa làm gì hết và do bị huyết áp cao nên tôi báo anh Tuấn vừa xin rút rồi".
Theo TS Vũ Văn Hóa, việc 2 người này xin rút không ảnh hưởng việc trường đào tạo ngành Y, khi đã có 56 cán bộ cơ hữu.
Một diễn biến khác cũng liên quan ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 2 Bộ Y tế và GD&ĐT kiểm định việc trường này mở ngành Y từ 7-11/12, song chưa diễn ra.
Cũng theo GS. TS Vũ Văn Hóa, nhiều khả năng vào thứ tư tuần này (16/12), đoàn kiểm tra sẽ thẩm định cơ sở đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học.
Còn TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: "Hiện tại, trường có 1.130 giảng viên cơ hữu (150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và 550 thạc sĩ). Trong đó, hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp và giám đốc các trường, các Tổng công ty Nhà nước... đang tham gia giảng dạy, quản lý ở trường".
Theo TS Nguyễn Kim Sơn, trường đã hội tụ được đội ngũ nhà khoa học Y - Dược có trình độ cao và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo hai ngành này.
Các sinh viên theo học ngành Y đa khoa và Dược học sẽ học lý thuyết tại cơ sở 1 (Vĩnh Tuy, Hà Nội), học thực hành tại cơ sở 2 (Từ Sơn - Bắc Ninh).
Theo Tiến Anh/Infonet
Học ngành Y không có cả thời gian nghỉ Tết "Tôi học đại học Y khoa 6 năm liên tục không có ngày nghỉ, kể cả dịp hè và Tết, học chuyên khoa 2 năm, nghiên cứu sinh 5 năm, sau đó mới bắt đầu hành nghề", TS Đỗ Hoàng Dương viết. Năm nay tôi đã tốt nghiệp đại học Y khoa 20 năm. Sắp đến mùa tuyển sinh vào đại học, rất...