Ngành truyền thống: Dồi dào việc làm nhưng ít thí sinh thi
Hiện nay, nhiều thí sinh chọn vào học ngành được gọi là “ nóng” như kinh tế, ngân hàng, tài chính… mà lãng quên ngành truyền thống Nông – Lâm – Ngư, trong khi đó ngành này đang rất hiếm nhân lực.
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị tuyển sinh 2011, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho biết: “Các ngành học thuộc lĩnh vực Nông-Lâm – Ngư có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững đất nước, đặc biệt trong điều kiện thế giới có nguy cơ khan hiếm lương thực thực phẩm, thì sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cần được xem là một lợi thế”.
Ông Vinh cho hay, hiện một số ngành truyền thống như Nông – Lâm – Ngư thực sự khó tuyển thí sinh. Trong khi đó, thí sinh vào học những ngành này rất có lợi. Những ngành học truyền thống luôn gắn với các ngành kinh tế lớn, phát triển đa dạng cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Thị trường việc làm luôn sẵn có nhu cầu và ít bị cạnh tranh hơn. Vì vậy, việc đăng ký vào học các ngành truyền thống, không chạy theo “mốt” mà chưa thật rõ thị trường việc làm khi tốt nghiệp thì rủi ro có thể cao hơn”. Mặt khác, đó luôn là những ngành đào tạo trường đó có thế mạnh nhất về năng lực, kinh nghiệm, truyền thống đào tạo.
Thí sinh cần cân nhắc khi chọn ngành học.
Không chỉ lượng thí sinh đăng ký dự thi ít mà điểm chuẩn đầu vào của các ngành truyền thống này cũng không cao. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời gian tới, tại hội nghị tuyển sinh vừa qua, nhiều trường đại học đã đề nghị Bộ GD-ĐT có chính sách với thí sinh vào học ngành này.
Ông Nguyễn Tấn Vui, phó hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, cho biết: “Hàng năm khối Nông – Lâm nghiệp của trường không tuyển đủ chỉ tiêu, nên hàng năm không có nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã hội đang cần. Do vậy, mong muốn Bộ GD-ĐTcó chính sách như miễn học phí để thu hút học sinh vào học”.
Không chỉ miễn học phí với đối tượng theo học ngành này, nhiều trường còn đề nghị Bộ cho phép hàng năm hạ điểm chuẩn để thí sinh có cơ hội vào học.
Video đang HOT
Đại diện trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết: “Tôi mong Bộ GD-ĐT có quy chế đào tạo ngành Nông Lâm Ngư là cho phép các trường có chính sách ưu tiên, chỉ tiêu ngay từ đầu cho các em vào học ngành này”. Còn ông Từ Quang Hiển, hiệu trưởng ĐH Thái Nguyên, đề nghị: “Bộ đưa vào quy chế cho phép các trường vận dụng ngay điều 33 khi tuyển sinh với các ngành khó tuyển như khối Nông Lâm”.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Việc khuyến khích các ngành khó tuyển, trên tinh thần chung đồng tình với các kiến nghị, nhưng tôi cũng khẳng định, việc ưu tiên phải có chọn lọc, đó phải là những ngành phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia”.
Chia sẻ khó khăn với các trường, theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, các trường thuộc khối Nông – Lâm – Ngư cũng cần marketing các ngành học của mình để cho người học biết nhiều hơn.
Đối với thí sinh, ông Vinh cho biết: “Việc chọn ngành dự thi của không ít thí sinh hiện nay là theo tâm lý đám đông, thị hiếu nhất thời của xã hội, chưa xuất phát trên nhu cầu sử dụng nhân lực, cơ hội việc làm thật sự”.
Để chọn được ngành nghề phù hợp với mình, ông Vinh khuyên các thí sinh cần cân nhắc từ nhiều yếu tố như năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện đi lại… Các em cũng nên chú ý, hiện số lượng trường đào tạo cùng một ngành, số lượng thí sinh đông đảo có nguyện vọng học, đăng ký xét tuyển vào một ngành học nào đó chưa phải là những thông số tin cậy phản ánh chính xác nhu cầu sử dụng nhân lực. Các thí sinh nên chú ý đến các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động… Lựa chọn ngành học hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai.
Theo Dân Trí
TOP 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu cao năm 2011
Dự báo về những ngành nghề được tuyển dụng trong năm 2011 sẽ là căn cứ giúp thí sinh có được quyết định phù hợp trong kỳ tuyển sinh sắp đến.
Trong thời gian qua, có nhiều ngành được đông đảo thí sinh lựa chọn để dự thi ĐH, CĐ nhưng trên thị trường lao động nguồn cung đã thừa.
Ngành Điện, Điện tử nằm trong 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2011.
Nghịch lý cung - cầu
Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2010, nguồn cung nhân lực có nhiều nghịch lý. Ở một số ngành như Quản lý điều hành, Tin học, Kế toán, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng, Tài chính - Ngân hàng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu trong khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, CĐ, ĐH lại chưa đáp ứng chất lượng. Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng nguồn lao động hiện có lại chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó những ngành nghề như Điện tử - Viễn thông Cơ khí - Luyện kim, Giao thông vận tải - Thủy lợi, Dệt - May - Giày da, Nhựa - Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất thường xuyên thiếu lao động kể cả lao động phổ thông.
Điều đáng lưu ý mà báo cáo cho biết là trong năm này những ngành có chỉ số cung cao nhất là Kế toán - Kiểm toán trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ chiếm có 3,25% (đứng thứ 9 trong 10 ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất). Ngược lại ngành Điện tử - Viễn thông có nhu cầu tuyển dụng chiếm khá cao 5,96% (đứng thứ 5 trong 10 ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất) nhưng nguồn cung lại ở mức thấp nhất.
Nguồn cung theo trình độ cũng mất cân đối. Trong khi năm 2010 nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm 19,08% nhưng nguồn cung chiếm tới 53,20%. Ngược lại, số người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề chỉ có 19,41%, trong khi nhu cầu tuyển dụng chiếm 24,51%.
10 ngành đắt giá
Theo báo cáo của trung tâm, tổng hợp các nhu cầu tuyển dụng của trên 6.000 doanh nghiệp đã được khảo sát cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong năm 2011 gồm: Cơ khí, Điện, Điện tử, Dệt may - Giày da, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Chế biến thực phẩm, Quản lý điều hành, nhân sự, Mộc - Mỹ nghệ, Trang trí nội thất, Xây dựng - Kiến trúc... Đồng thời những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân lực trong năm 2010 như marketing, dịch vụ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp... cũng tiếp tục phát triển. Đặc biệt nhu cầu tăng mạnh đối với công việc giúp việc gia đình, chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, bán hàng tiếp tục tăng mạnh nhu cầu nhân lực.
Trung tâm cũng đưa ra cảnh báo: một số ngành nghề nguồn cung nhân lực tiếp tục tăng nhanh so nguồn cầu trong năm 2011 như Quản lý điều hành, Kế toán, Hành chánh văn phòng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Tin học, Quản trị kinh doanh, sẽ là những ngành mất cân đối về chất lượng nhân lực trong năm 2011.
Chỉ số nhu cầu theo trình độ chuyên môn năm 2010
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM
Trên cơ sở dự kiến nhu cầu tuyển dụng nhân lực của TP.HCM năm 2011, trung tâm đã dự báo 10 nhóm ngành nghề sẽ có nhu cầu cao trong năm 2011 tại thành phố như sau: Marketing - Nhân viên kinh doanh - Bán hàng: chiếm 16,31% cơ cấu nhu cầu với 43.221 chỗ làm việc; Tiếp theo là Dệt may - Giày da - Nhựa - Bao bì: 14,5% nhu cầu với 38.425 chỗ làm việc; Dịch vụ - Phục vụ - Du lịch - Khách sạn, Nhà hàng: chiếm 11,74% với 31.111 chỗ làm việc; Điện tử - Viễn thông - Công nghệ thông tin: 8,4% với 22.260 chỗ làm việc; Cơ khí - Luyện kim - Điện: 7,77% với 20.591 chỗ làm việc; Tài chính kế toán - Ngân hàng - Bảo hiểm - Đầu tư chứng khoán: 7,55% với 20.008 chỗ làm việc; Giao thông vận tải - Thủy lợi - Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu: 5,57% với 14.760 chỗ làm việc; Xây dựng - Kiến trúc - Mộc - Mỹ nghệ: 5,06% với 13.409 chỗ làm việc; Hóa - Hóa chất - Dược, Công nghệ sinh học: 4,53% với 12.005 chỗ làm việc; Quản lý điều hành - Nhân sự - Hành chánh văn phòng: 3,35% với 8.877 chỗ làm việc. Còn lại là những ngành nghề khác với 15,22% và 40.333 chỗ làm việc.
(Theo Thanh niên)
Ngành truyền thống mất ngôi Từng là những ngành thế mạnh và làm nên "tên tuổi" của các trường, nhưng đến nay, nhiều ngành đã tỏ ra thất thế. Không những thế, có những ngành còn trở thành "gánh nặng" cho các trường. "Tay trái" nuôi "tay phải" Vài năm trở lại đây, những ngành từng làm nên "thương hiệu" Trường ĐH Bách khoa Hà Nội như Nhiệt...