Ngành Thông tin và Truyền thông cần một đại học trọng điểm quốc gia
(VnMedia) - Với bề dày 60 năm nghiên cứu, đào tạo và phát triển, có uy tín trong nước và quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang hoạt động dưới mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng tự chủ về tài chính, không cần tới ngân sách Nhà nước.
Với năng lực hoạt động của mình, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã kiến nghị được tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chứ không chuyển về Viettel như đề xuất của Bộ Quốc phòng mới đây.
Theo Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu VNPT, và Quyết định số 878/QĐ-BTTTT ngày 27/6/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 1/7/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Việc Học viện Bưu chính Viễn thông tách ra khỏi Tập đoàn VNPT được đánh giá là cơ hội để đơn vị này tiếp tục phát triển lên một tầm mới. Với thế mạnh sẵn có, Học viện sẽ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh phát triển trong giai đoạn mới để tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị đào tạo nghiên cứu chủ lực của ngành Thông tin và Truyền thông và đáp ứng các yêu cầu về nhân lực CNTT-TT của toàn xã hội.
Video đang HOT
Và với thế mạnh sẵn có, trong gần một năm qua, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh phát triển trong giai đoạn mới để tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị đào tạo nghiên cứu chủ lực, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao của ngành Thông tin và Truyền thông. Hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng.
Tuy nhiên, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cùng 4 Bộ liên quan khác về việc chuyển nguyên trạng Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông từ Bộ Thông tin và Truyền thông về Tập đoàn Viettel. Theo tờ trình số 3346/TTr-BQP ngày 25/4/2015 của Bộ Quốc phòng mà Văn phòng Chính phủ đã nhận được, Bộ này đề nghị chuyển nguyên trạng Học viện về Viettel. Trong tờ trình gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc Phòng cho biết Thường vụ Quân ủy đã họp và thống nhất trình Thủ tướng xem xét việc điều chuyển học viện về Viettel. Đề xuất này là nhằm “thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc cùng Viettel” cuối tháng 3, về việc lựa chọn trường đại học, học viện, viện nghiên cứu phù hợp để điều chuyển về Viettel, xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự.
Trong trường hợp cụ thể của Học viện, Viettel hứa hẹn sẽ đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo này trở thành Trường đại học hàng đầu trong khu vực. Ngược lại, Học viện có các loại hình, ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu đào tạo phù hợp với nhu cầu của Viettel. Viện nghiên cứu kinh tế và Viện nghiên cứu phát triển công nghệ viễn thông của Học viện sẽ giúp Viettel đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước….
Bộ Quốc phòng đề xuất điều chuyển nguyên trạng Học viện về Viettel, từ nhiệm vụ, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động cho tới trụ sở, tài sản, đất đai, các nguồn vốn, tổ chức bộ máy, các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với sinh viên, khách hàng, đối tác (nếu có). Thời gian điều chuyển, bàn giao đề xuất là ngay trong quý II/2015.
Ngay sau đó, đề xuất này của Viettel và Bộ Quốc phòng đã vấp phải sự phản đối, không tán thành từ các chuyên gia giáo dục đại học và từ phía Học viện. Ngày 5/5 vừa qua, phía Học viện đã có công văn gửi lên Bộ Thông tin và Truyền thông với kiến nghị được tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ mà không chuyển về Viettel như đề xuất của Bộ Quốc phòng.
Theo quan điểm của Học viện, mô hình này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự ổn định, phát triển của Học viện nói riêng và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành thông tin – truyền thông, cho các doanh nghiệp thông tin – truyền thông và cho xã hội. Và đây cũng là tâm nguyện và quyền lợi chính đáng của tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên của Học viện.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một học viện lớn, có bề dày trên 60 năm nghiên cứu, đào tạo và phát triển, có uy tín trong nước và quốc tế. Trước đây, Học viện trực thuộc Tập đoàn VNPT, tuy nhiên, do thực hiện đề án Tái cơ cấu của Chính phủ, từ ngày 1/7/2014, VNPT đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Bộ Thông tin và Truyền thông, tách Học viện ra khỏi doanh nghiệp. Hiện tại, Học viện đang hoạt động dưới mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ nhưng tự chủ về tài chính, không cần tới ngân sách Nhà nước.
Theo TS. Vũ Văn San, Phó hiệu trưởng phụ trách Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện hiện là một đơn vị chủ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (trong đó có cả các doanh nghiệp như Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty MobiFone…). Do vậy, khi trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện sẽ có điều kiện đóng góp công sức, khả năng của học viện được nhiều hơn cho đất nước và xã hội thay vì nằm trong một doanh nghiệp.
Mặt khác, sẽ có điều kiện mở rộng các ngành đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng hơn lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, tổ chức triển khai kinh doanh các dịch vụ… trong mọi lĩnh vực mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang quản lý Nhà nước. Học viện có điều kiện xây dựng và phát triển thành cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, cùng kết hợp với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khác trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để hình thành hệ thống các tổ chức đào tạo – nghiên cứu khoa học đủ khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 5/5/2015, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có công văn gửi lên Bộ Thông tin và Truyền thông, kiến nghị được tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ mà không chuyển về Viettel như đề xuất của Bộ Quốc phòng. Theo quan điểm của Học viện, mô hình này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự ổn định, phát triển của Học viện nói riêng và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành thông tin – truyền thông, cho các doanh nghiệp thông tin – truyền thông và cho xã hội. “Đây cũng là tâm nguyện và quyền lợi chính đáng của tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên của Học viện”, công văn của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khẳng định.
Theo vnmedia.vn