Ngành sư phạm qua thời kỳ vàng ‘3 con 9′
Đi qua thời kỳ vàng “3 con 9″, sự quay lưng của học sinh giỏi hiện nay khiến điểm chuẩn đầu vào của các trường sư phạm (SP) thả dốc dần.
Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hương Giang
Điểm chuẩn liên tục giảm
Liên tục trong những năm gần đây, mùa tuyển sinh năm nào, các trường SP cũng phải chứng kiến lượng hồ sơ và điểm chuẩn giảm mạnh.
Là “lò đào tạo” ngành SP nổi tiếng trong cả nước nhưng Trường ĐHSP Hà Nội cũng là trường có tốc độ “rơi tự do” của điểm chuẩn nhanh nhất.
Điểm chuẩn vào các ngành chủ chốt của trường năm 2010 như SP Toán là 21, SP Vật lý: 19, SP Sinh: 16,5, SP Văn: 20, SP Địa lý: 17 điểm.
So với năm 2005, điểm chuẩn vào các ngành này đã giảm rất mạnh. Giảm nhanh nhất là ngành SP Sinh học, từ 25 điểm (năm 2005) xuống còn 16,5 điểm (năm 2010), giảm hẳn 8,5 điểm. Các ngành khác đều giảm ít nhất từ 2 đến 6 điểm.
Năm 2008, Trường ĐHSP Hà Nội vẫn nhận được 24.000 hồ sơ đăng ký dự thi. Đến năm 2010, con số này đã giảm xuống còn 17.000 bộ.
Trong những điểm thu hồ sơ trên cả nước, hầu như các trường sư phạm luôn là trường bị xếp vào nhóm có lượng hồ sơ thưa vắng nhất.
Không những thế, số lượng hồ sơ nộp vào sư phạm của học sinh chuyên ở Hà Nội rất ít.
Ngay cả trường THPT chuyên của ĐHSP Hà Nội năm nay cũng chỉ có 29 hồ sơ nộp vào ngành sư phạm. Chủ yếu hồ sơ từ các trường này đổ hết vào Kinh tế, Ngoại thương và Bách khoa.
Bà Nguyễn Thị Tĩnh, hiệu phó ĐHSP Hà Nội cũng cho biết, sinh viên của trường phần lớn từ các tỉnh và vùng nông thôn khác.
Đặc biệt, nếu trước kia, ngành sư phạm thu hút rất nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế nộp hồ sơ xét tuyển thẳng thì trong những năm gần đây, vị trí đứng đầu này phải nhường cho Trường ĐH Ngoại thương. Năm 2010, ĐH Ngoại thương nhận được hơn 400 hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển. Theo thống kê sơ bộ, năm nay, con số này còn lớn hơn nữa. Trong khi đó, năm nay, ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ có 131 hồ sơ, ĐH Sư phạm TP.HCM càng hiếm hoi hơn nữa, chỉ có 11 hồ sơ được ưu tiên xét tuyển.
Không chỉ ở “máy cái” ĐHSP Hà Nội, đây còn là “số phận chung” của các trường sư phạm trong cả nước.
Những trường “top đầu” của ngành cũng là những trường có điểm chuẩn giảm mạnh nhất và liên tục theo từng năm.
Những ngành đào tạo khoa học cơ bản và quan trọng trong chương trình phổ thông như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Địa, Sư phạm tiểu học, Sư phạm mầm non… cũng là những ngành có điểm chuẩn giảm mạnh nhất.
Thậm chí, ở ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2,ĐHSP Huế…, quy mô đào tạo “phình” ra với các ngành đào tạo cử nhân không thuộc chuyên ngành sư phạm nhưng lại “teo tóp” lại ở chính nhóm ngành chính của mình.
Cùng với tư duy thực tế của người học, nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật đang dẫn đầu chất lượng đầu vào, ngành sư phạm hiện tại không còn là nơi hội tụ của đa số những học sinh giỏi.
Nếu so với năm 1997, năm đầu tiên tuyển sinh ngành SP Toán lấy tới 27 điểm, các ngành thấp nhất cũng lấy điểm chuẩn là 23-24, ngành SP Ngữ văn còn lấy 25 điểm thì thời kỳ vàng “3 con 9″ của sư phạm hiện đang bị thay thế dần bởi “3 con 7″, thậm chí là “3 con 6″, “3 con 5″ hay chỉ hơn điểm chuẩn một chút.
Điểm chuẩn một số trường SP từ năm 2005 trở lại đây:
Ngành
ĐH Sư phạm Hà Nội 1
ĐH Sư phạm Hà Nội 2
ĐH SP Huế
ĐH SP T.P HCM
2005
2006
2009
2010
2005
2006
2009
2010
2005
2006
2009
2010
2005
2006
2009
2010
SP Toán
25.5
25
22
21
23,5
22,5
18
17
23.5
18.5
17,5
17
Video đang HOT
25,5
23,5
21
19
SP Vật Lý
26
21,5
21,5
19
25,5
20
18
17,5
18.
18.5
15,5
15,5
24
19,5
18,5
17
SP Sinh học
25
22
20
16,5
23,5
21
17
17
22
15.5
14
16
20
19
18
16
SP Ngữ Văn (khối C)
23
21,5
23
20
20
20
21
19,5
19
18.5
18.5
16,5
17,5
17,5
19
16,5
SP Lịch Sử (khối C)
22.5
22,5,
22,5
20,5
Không mở ngành đào tạo SP
19
17.5
19
16
16
18
18
15
SP GD Đặc biệt
17
17.
C/D1: 18/15
15
Không mở ngành đào tạo SP
14
14
14
14
SP Tiếng Anh/ Ngoại ngữ
28
28
28
21,5
27,5
28.5
26,5
26
SP GD Mầm non
19
19,5
18,5
18
16,5
17
M: 15
M: 16
14
14
13,5
13,5
18
17
15,5
16
SP GD Tiểu học
20
22
17,5
19
A/C: 21,5/20
A/C: 21/20
M: 17
M: 16.5
15
17
14
D/C16/18.5
15,5
A/D1: 17/18,5
15,5
15,
Chưa cần báo động
Đứng trước hiện thực là thu nhập từ ngành sư phạm hiện tại nói chung không đủ cho cuộc sống của các giáo viên, ngành có thể quay trở lại thời kỳ lưu truyền câu nói “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, xã hội có nỗi lo lắng lớn hơn là sẽ thiếu đi những giáo viên thực sự có chuyên môn tốt, có đam mê với nghề.
Tuy nhiên, một số lãnh đạo của các trường sư phạm cho rằng: điểm đầu vào như vậy chưa phải là đáng báo động.
Bà Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội thì hiện nay điểm chuẩn vào các khoa của trường như vậy không phải là thấp.
ĐHSP Hà Nội vẫn thuộc top những trường lấy điểm chuẩn cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều trường, ngành học mở ra và thí sinh có rất nhiều lựa chọn. Thí sinh thi vào sư phạm ít hơn cũng là dễ hiểu.
Tuy nhiên, bà Tĩnh cho biết, ở trường sư phạm rất may mắn bởi vẫn có những sinh viên thực sự yêu thích, có đam mê nghề giáo và năng lực rất tốt. Nhờ chính sách miễn học phí, trường vẫn thu hút được những học sinh vượt khó ở các vùng quê nghèo.
Theo thầy Nguyễn Văn Hiền, giảng viên khoa SP Sinh học, điểm chuẩn chỉ là một căn cứ tương đối vì phụ thuộc nhiều vào đề thi của từng năm. Đề dễ hay khó cũng làm điểm chuẩn tăng lên hay giảm đi. Với điểm chuẩn như vậy, hiện tại ĐHSP Hà Nội vẫn tạm hài lòng với chất lượng đầu vào.
hay và cũng có thời của nó. Hiện tại, thu nhập và đầu ra là hai nguyên nhân quan trọng cản trở đầu vào của sư phạm. Nhưng trong xã hội, sư phạm là nghề rất quan trọng và có sự ổn định cao. Xã hội vẫn luôn dành cho sư phạm một mối quan tâm đặc biệt nên chắc chắn trong tương lai, ngành giáo dục sẽ còn phải đổi mới rất nhiều.”
Một số lãnh đạo khác thì nhìn nhận rằng, điểm chuẩn giảm là điều đáng lo ngại. Nhưng qua điểm chuẩn và những hiện tượng quay lưng với nghề giáo viên để lo ngại về thế hệ giáo viên tương lai là chưa đầy đủ. Bởi vì, quan trọng hơn cách tuyển sinh nói chung và đặc biệt cách tuyển sinh vào ngành sư phạm nói riêng vẫn chưa ổn và cần phải nghiên cứu lại cho phù hợp hơn với đặc thù của ngành nghề.
Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục của ĐHQG Hà Nội: “Nếu chuyện thi cử, tuyển sinh đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác thì điểm chuẩn trong những năm gần đây giảm sẽ là một thông số đáng báo động, ảnh hưởng đến cả nền giáo dục. Nhưng thi cử lấy ghi nhớ là thước đo chủ yếu như hiện nay chưa phải là một thước đo chuẩn xác về năng lực của một thí sinh, để có thể chọn ra một bộ óc thông minh hay một người có những năng lực, thiên hướng phù hợp với nghề giáo viên.”
Bà Lộc nói thêm: “Ở nước ngoài, người ta phân khối theo năng lực mà nhóm nghề đòi hỏi, có năng năng lực đòi hỏi cả tự nhiên và xã hội, hoặc cả xã hội và công nghệ, hay cả tự nhiên và công nghệ, chứ không phải phân theo kiến thức khoa học tự nhiên hay kiến thức xã hội. Hiện nay, đối với nghề giáo viên, nếu thi và tuyển giáo viên theo khối A, B, C, D… mới chỉ là định hướng cho giáo viên khối kiến thức sẽ giảng dạy cho tương lai chứ chưa phả là định hướng nghề nghiệp cho người giáo viên.”
Như vậy, ở hiện tại, nghề sư phạm đang gặp khó khăn nhiều mặt trên con đường tìm kiếm những cá nhân tâm huyết, có trình độ tốt để xây dựng hệ thống giáo dục mạnh mẽ. Hiện tại, việc thắt chặt đầu ra để đảm bảo chất lượng đang được các trường ủng hộ thực hiện.
Theo VNN
Cận ngày thi, lò luyện thi Bắc "ế", Nam "sốt"
Chỉ còn 10 ngày nữa là đến thời điểm thi ĐH đợt 1 năm 2011, nhưng dạo một vòng qua các lò luyện thi cấp tốc ở Hà Nội, người ta chỉ thấy tình trạng khá ế ẩm. Trong khi đó, lượng thí sinh các tỉnh ĐBSCL ồ ạt lên Sài Gòn đã tập trung kín các trung tâm luyện thi phía Nam.
Ảm đạm lò luyện Hà Nội
Những trung tâm lớn như Bách Khoa, trung tâm gần Đại Học Y, cạnh ĐH KHXH&NV, ĐH Sư Phạm... đã tung ra rất nhiều chiêu hút sĩ tử như phát tờ rơi, treo những băng rôn quảng cáo "hoành tráng" ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: "Lớp học chất lượng cao, trung tâm uy tín nhất Hà Nội, giáo viên của các trường ĐH lớn, phòng học rộng rãi, trang bị đầy đủ quạt điều hòa..."
Các buổi ôn thi cấp tốc cũng được chia thành từng phần nhỏ để tiện cho thí sinh bổ sung những phần yếu chứ không ôn thi dàn trải như trước đây. Tuy nhiên, tình trạng vẫn không khả quan như mong đợi.
Băng rôn quảng cáo được dán nhan nhản, nhưng lò luyện vẫn "ế".
Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ một trung tâm luyện thi Đại học trên phố Tạ Quang Bửu ngán ngẩm cho hay: "Nếu như trước đây, cứ thi tốt nghiệp xong là học sinh các tỉnh rầm rộ ba lô con cóc lên Hà Nội ôn thi, thì 5 năm trở lại đây, lượng thí sinh này đã giảm đi rất nhiều.
Ngay cả so sánh thời điểm này năm ngoái, lượng thí sinh cũng gấp 3 năm nay. Mỗi ngày chỉ lèo tèo vài em đến đăng ký lớp. Cách đây vài năm một lớp có thể lên tới 300 - 400 học sinh thì hiện nay lớp đông nhất, thuê địa điểm học trong ĐH Bách Khoa cũng chỉ đến 100 học sinh, còn các lớp bình thường trung bình chỉ 30- 40 thí sinh.
Trung tâm của tôi mở từ năm 1994, lại nhận ôn thi từ trong năm nên vẫn còn tổ chức được nhiều lớp. Nếu những trung tâm mới, chưa có tên tuổi thì chắc chắn có mở ra cũng không thể tồn tại được lâu".
Theo chị Thủy, nếu đóng tiền theo tháng giá mỗi ca học tại trung tâm này là 25 nghìn đồng cho các môn Toán, Lý, Hóa, các môn Anh, Văn là 30 nghìn đồng. Nếu học sinh đóng theo ca thì số tiền này "nhỉnh" hơn 5 nghìn đồng.
Chỉ những trung tâm lớn, uy tín, lâu năm mới còn hút sĩ tử.
"Nếu trước đây mở lò luyện được xem là nghề kiếm "bộn tiền", thì bây giờ trừ tiền trả cho các thầy, tiền thuê địa điểm, tiền điện nước, tiền thuê quảng cáo... tiền lãi thu lại chả đáng bao nhiêu. Chưa kể, còn phải chật vật, tung "đủ chiêu" để cạnh tranh với các trung tâm khác", chị Thủy thở dài.
Tại các trung tâm khác, số tiền có thể dao động từ 40 - 50 nghìn đồng/ ca 1,5 giờ, tùy vào chất lượng của phòng học (số lượng học sinh, diện tích phòng, bao gồm điều hòa...).
Lý giải tình trạng ế ẩm của các lò luyện thi cấp tốc, anh Lê Văn Hoàng, chủ trung tâm trên phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội, cho hay: "Các em học sinh từ các huyện hoặc tỉnh cận Hà Nội lên đây ôn thi thông thường gia đình phải có điều kiện, hoặc rất cố gắng mới đủ phí trang trải. Với thời buổi bão giá như hiện nay, tiền học, tiền ăn, tiền ở trọ... sơ sơ mỗi em cũng mất ngót 2 triệu đồng cho hơn 10 ngày ôn luyện. Số tiền này với những em ở nông thôn là quá lớn".
Cũng chính vì "hãi" với số tiền ôn luyện quá cao, nên nhiều học sinh khi được hỏi đã chọn cách ôn thi tại nhà.
"Lên Hà Nội vừa nóng nực lại đắt đỏ. Mặt khác, ôn thi cấp tốc cũng không học được nhiều, chỉ đa số là hệ thống lại kiến thức. Cả năm lớp 12 bọn em đều học thêm của thầy cô trong trường rồi nên giờ chỉ ở nhà để ôn luyện lại thôi. Hiện giờ, nhóm bọn em có 5 bạn cùng ôn tập tại nhà, cũng rất hiệu quả", Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ứng Hòa, Hà Nội kể.
Một lý do khác khiến nhiều sĩ tử chọn cách ôn tại gia là kiến thức thi Đại học nhiều năm gần đây yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học, không ra đề thi quá khó, quá phức tạp, bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn), có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Vì thế, nếu có phương pháp học hiệu quả, nhiều em ôn luyện tại nhà vẫn có thể giật điểm cao.
Lò TP.HCM sốt với sĩ tử ngoại tỉnh
Các trung tâm luyện thi tại TP.HCM đang bước vào giai đoạn nước rút. Hầu hết các khóa luyện thi cấp tốc đều đã được mở ra ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp. Bên trong các lớp học, hàng trăm sỹ tử ngồi chật kín. Mỗi bàn học sinh dành cho 4 người thì có nên 6-7 thí sinh ngồi chật chội giữa nắng mùa hè gay gắt.
Lý giải về điều này, Đoàn Thị Diễm, vừa tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Khuyến quận Thủ Đức cho biết: "Khi đăng ký luyện thi, các trung tâm không giới hạn giờ học, ca học. Thí sinh cảm thấy học một ca chưa đủ thì có thể ở lại để học tiếp ca sau. Có nhiều thí sinh học cả 3 ca vào buổi chiều cho cùng một thầy, cùng một bài giảng."
Thí sinh uể oải trong các lò luyện
Tại Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Đại học Khoa học Tự nhiên, môn Hóa học có khoảng 100 thí sinh trong một phòng học, đa phần những thí sinh này đến từ các tỉnh và đã theo học chương trình luyện thi cấp tốc từ giữa tháng 6. Giá ôn thi cho cả khóa cấp tốc dành cho 3 môn là 900 nghìn đồng, 4 môn là 1,1 triệu, được cho là khá mềm. Ở các trung tâm khác, theo khảo sát, giá mỗi khóa đào tạo cấp tốc dao động từ 900 nghìn cho đến 2,1 triệu, tùy vào uy tín của trung tâm và danh tiếng của giáo viên dạy học.
Bên trong các lò luyện, các sỹ tử vẫn miệt mài trong những ngày cuối cùng với tư tưởng "bò ra mà học". Có những thí sinh bám trụ tại trung tâm và theo lịch học của các trung tâm kéo dài từ 6h sáng cho tới tận 21h tối. Nguyễn Trường Giang, thí sinh đến từ Quảng Ngãi cho biết: "Em đã vào Sài Gòn từ đầu tháng 6 và đăng ký ngay lớp luyện cấp tốc này. Sáng ra, em từ nhà trọ ở Thủ Đức, bắt xe bus đi sớm đến lớp, trưa đi ăn cơm bụi, học đến 19h giờ tối mới về. Em cũng muốn học đến 21h nhưng giờ đó thì hết xe bus về nhà mất rồi".
Hầu như các lò luyện có uy tín không nhận thêm thí sinh nữa vì đã đến giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo cấp tốc. Nhưng cá biệt có những lò như lò NT, DT khi được đề nghị thì vẫn sốt sắng xếp lớp cho thí sinh mới đến. Cá biệt có trường hợp như lò luyện HL, khi liên hệ, một người đàn ông bắt máy điện thoại, ngoài chuyện "anh sẽ sắp xếp cho em 1 suất học trong tuần cuối cùng" thì còn khẳng định chắc nịch "ở trung tâm anh, nếu có thể, em nên tham gia một khóa đào tạo đặc biệt với giá 15 triệu/khóa. Đảm bảo đậu Đại học đến 80% chỉ sau 2 tuần".
Gần đây, qua kiểm tra, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát hiện 6 đơn vị luyện thi chui, không có giấy phép dạy học nhưng đã tự ý quảng cáo và mở lớp luyện thi đại học. Sở GD-ĐT đã yêu cầu các đơn vị nêu trên ngừng chiêu sinh, tháo dỡ các bảng quảng cáo sai quy định, chấm dứt hoạt động và trả lại học phí cho học viên.
Dưới cái nắng nóng đổ lửa của mùa hè, các sỹ tử gửi gắm giấc mơ vào Đại học cùng các lò luyện khiến cho không khí ở đây càng thêm "nóng"... Ở bên trong những "lò lửa" ấy, sỹ tử vẫn miệt mài trong nhiều tư thế học tập khác nhau, đa phần là rất uể oải. Nhiều sỹ tử quá mệt mỏi phải ngủ gục trên bàn chờ ca sau luyện tiếp. Kể cả người giảng cũng tỏ ra rất mệt khi phải giảng liên tục một bài giảng cho nhiều ca học, có thể dễ nhận ra sự nhàm chán trong các môn học. Đa phần các bài giảng diễn ra rất nhanh đúng với 2 chữ "cấp tốc" trong các quảng cáo. Dưới lớp, thí sinh chỉ biết ghi chép và hầu như không có cơ hội hỏi lại hay đối thoại với người dạy.
Theo BĐVN
"Đột kích" lò luyện thi đại học Đợt thi tuyển sinh ĐH 2011 đang ngày một cận kề. Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc các lò luyện cấp tốc tại Hà Nội đã kịp thời "châm lửa" để các sĩ tử kịp "nấu sử sôi kinh" bước vào một mùa thi mới. Lò nóng từng ngày Dạo qua các trung tâm luyện thi Đại học trên...