Ngành Sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra mà không sử dụng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Năm 2018, điểm đầu vào sư phạm sẽ nằm trong top đầu.
Việc khẳng định bảo đảm đầu ra cho các giáo sinh tương lai là điều kiện hấp dẫn để thu hút nhân tài vào học ngành này
Việc các trường sư phạm không tuyển được học sinh giỏi khi điểm đầu vào hạ quá thấp được lý giải là do sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Tình trạng đào tạo ồ ạt khiến đầu ra không có việc làm kéo dài đã làm cho nguồn nhân lực ngành Sư phạm bị thay đổi, đòi hỏi phải sớm điều chỉnh chính sách.
Quyết tâm để điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu
Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường sư phạm chưa bảo đảm cân đối về cơ cấu, trình độ và ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Các chính sách thu hút người có năng lực theo học sư phạm chưa hấp dẫn dẫn đến việc nhiều ngành Sư phạm cần và có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng không tuyển sinh được. Giáo sư Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên cho rằng, việc nhiều sinh viên sư phạm không có việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề đã dẫn tới sự lãng phí lớn.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đã đến lúc, ngành Sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra mà không sử dụng. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là phải đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chất lượng. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố cần xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và cam kết phân công công việc sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể.
“Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018, chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành Sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Tuyển sinh ngành Sư phạm sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2018
Quy mô đào tạo sẽ co lại
Giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chủ trương đào tạo sư phạm theo đặt hàng của các địa phương là đúng. “Các địa phương nắm rõ nhất họ thiếu gì, thừa gì, cần thêm bao nhiêu giáo viên ở cấp nào. Đào tạo theo nhu cầu của địa phương là hoàn toàn chính xác và tôi ủng hộ điều đó”, Giáo sư Đào Trọng Thi phân tích. Với cơ chế này, số lượng sinh viên đào tạo sư phạm sẽ bị thu hẹp lại.
Video đang HOT
“Năm 2018, chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành Sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ
Quy mô được siết như vậy thì đầu tư cho sư phạm sẽ tốt hơn, cải thiện được các điều kiện đầu tư cho ngành Sư phạm.
Bên cạnh đó, việc đào tạo theo yêu cầu sẽ giúp đầu ra được bảo đảm, tạo sự hấp dẫn của ngành Sư phạm đối với sinh viên. Thí sinh khi chọn ngành Sư phạm có thể yên tâm có chỗ làm việc chứ không phải là đua nhau “chạy” một suất vào biên chế. Tuy nhiên, việc triển khai phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và các địa phương không phải cứ nêu ra là thực hiện được.
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013, khi triển khai quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục, Bộ GD-ĐT đã đề nghị các địa phương rà soát đội ngũ để có kế hoạch đào tạo theo địa chỉ. Tuy nhiên, sự phối hợp của địa phương và bộ cùng các trường không tốt nên không thực hiện được.
Đơn cử, Bộ GD-ĐT xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo số giảng viên cơ hữu và diện tích; trong khi các tỉnh, thành phố phân bổ ngân sách theo kế hoạch của địa phương trên đầu sinh viên. Ngoài ra, ở địa phương, do bất cập về phân cấp quản lý nên không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đặt hàng, vì thế, các trường sư phạm cũng lúng túng, đành phải tuyển sinh theo khả năng đào tạo.
TS. Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương cùng sự chỉ đạo tập trung thống nhất của ngành thì mới hy vọng chủ trương đào tạo theo đơn đặt hàng thành công. “Việc khẳng định bảo đảm đầu ra cho các giáo sinh tương lai, họ không phải chạy chọt hối lộ khi tìm việc làm, đồng lương hợp lý theo nguyên tắc cung – cầu sẽ là những điều kiện hấp dẫn để thu hút nhân tài vào học ngành này”, TS. Hoàng Ngọc Vinh nhìn nhận.
Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, để gỡ nút thắt đào tạo sư phạm hiện nay, phải nghiên cứu nhu cầu thực tế. Bộ GD-ĐT phải có một khảo sát, dự báo, quy hoạch lại để cân đối cung cầu mới có thể đào tạo theo sát nhu cầu thực tế. Trước mắt, sinh viên đào tạo ra phải có việc làm, đồng thời vẫn khuyến khích đầu vào và cuối cùng là giải quyết chế độ lương của giáo viên theo hướng tăng lên.
“Các địa phương nắm rõ nhất họ thiếu gì, thừa gì, cần thêm bao nhiêu giáo viên ở cấp nào. Đào tạo theo nhu cầu của địa phương là hoàn toàn chính xác”.
Giáo sư Đào Trọng Thi (Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
“Việc khẳng định bảo đảm đầu ra cho các giáo sinh tương lai, họ không phải chạy chọt hối lộ khi tìm việc làm, đồng lương hợp lý theo nguyên tắc cung – cầu sẽ là những điều kiện hấp dẫn để thu hút nhân tài vào học ngành này”.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục – Đào tạo)
Theo ANTĐ
Những phát ngôn 'mạnh mẽ' của Bộ trưởng Giáo dục năm 2017
Cùng nhìn lại những phát ngôn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về giáo dục được công chúng quan tâm trong năm 2017.
ảnh minh họa
Bộ trưởng Phùng Xuân NhạNhiều trường sư phạm lấy điểm thấp 'lè tè': Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì?Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ đại học còn hạn chếBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "cam kết" công khai chi phí chương trình SGK mới
Bộ GD&ĐT giống &'bộ thi'
Tại hội nghị toàn quốc bàn về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH diễn ra ngày 7/1/2017 ở Đà Nẵng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng có một đặc điểm chung ở cả trường công và trường tư là chưa quan tâm xứng đáng đến nghiên cứu, khoa học mà hầu như chỉ dành trọng tâm cho đào tạo, trong đào tạo chỉ chăm lo cho tuyển sinh.
Ông Nhạ thừa nhận chính bản thân ông cũng đang mất quá nhiều thời gian cho thi cử và đang phải tự "thoát ra" khỏi tình trạng này.
"Tới đây, Bộ GD&ĐT có phải tiếp tục cùng các đồng chí đi tuyển sinh không? Câu trả lời của tôi là không. Bộ sẽ tập trung vào quy hoạch mạng lưới, xây dựng đường lối chính sách giáo dục, hỗ trợ, động viên và đứng ra bảo vệ các đồng chí và răn đe nếu ai đi chệch đường. Bộ sẽ không mất quá nhiều thời gian cho thi, kỳ thi này chưa qua kỳ thi khác đã đến. Bộ GD&ĐT giống như "bộ thi" vậy" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặt vấn đề.
'Ngành sư phạm phải học hỏi theo ngành An ninh, quân đội'
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 được Bộ GD&ĐT tổ chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng ngành sư phạm cũng sẽ phải học hỏi theo ngành an ninh, quân đội, là đào tạo có địa chỉ, đảm bảo đầu ra. Từ đó, sẽ tác động ngược lại đầu vào, nâng điểm chuẩn sư phạm lên cao hơn.
"Nhưng có nhiều chính sách lại không thuộc phạm vi của Bộ GD&ĐT, chúng tôi phải làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để tham mưu với Chính phủ," ông Nhạ phân trần.
&'Đào tạo 9.000 tiến sĩ không phải tràn lan'
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng 16/11 về đề án đào tạo 9.000 giảng viên trình độ tiến sĩ với kinh phí dự kiến 12.000 tỷ đồng, Bộ trưởng GD-ĐT nói: Đào tạo phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động, Bộ hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, chứ không phải cử đi học, cắt biên chế rồi không về.
9.000 tiến sĩ này cũng không phải là đào tạo mới hoàn toàn, đề án này cũng không phải là đề án mới. Đây là đề án chỉnh sửa từ đề án 911, trong đó tập trung rất sâu vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài về làm việc. Đồng thời, tạo cơ chế, chính sách để các tiến sĩ làm việc tốt, đặc biệt là với tiến sĩ kiêm nhiệm. Hiện nay, số tiến sĩ kiêm nhiệm vào khoảng 10.000 người.
Việc đào tạo tiến sĩ cũng không phải đào tạo tràn lan. Chúng ta không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng để đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo về tiến sĩ trong đề án mới đây rất khác với truyền thống. Tổng số tiền không thay đổi, thậm chí trong số tiền đã được Quốc hội phê duyệt chi, không nhất thiết cứ phải dùng hết mà phải căn cứ vào chất lượng đào tạo, nếu không tiêu hết thì trả lại Chính phủ.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 30/10. Ảnh: Báo &'Lương hưu 1,3 triệu thì sống sao'
Trước câu chuyện cô giáo mầm non khụy ngã vì nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng sau 37 năm cống hiến đang thổi bùng băn khoăn trong dư luận, Bộ trưởng Giáo dục cho rằng, thực ra đây không phải chuyện riêng của cô giáo mầm non này đâu mà đây là thực trạng phổ biến của các thầy, cô vì thang bảng lương trong giáo dục thấp so với yêu cầu, nhất là yêu cầu đổi mới. Vì thế, tôi đã làm việc với Bộ Nội vụ, đề xuất phải có đánh giá một cách công bằng khi các thầy đảm nhận các nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới thì chế độ đãi ngộ phải phù hợp mới tạo động lực.
Trường hợp của cô Lan vừa rồi khiến tôi rất trăn trở khi nhìn bà giáo già khụy, ngất. Tuy nhiên, khi làm việc thì Bảo hiểm xã hội trả lời việc trả mức lương hưu như thế không sai.
Đứng về mặt nhà nước thì quy định là như thế nhưng thực tế về mặt con người, các thầy, cô hy sinh gần như cả đời, đến lúc về hưu nhận được 1,3 triệu đồng/tháng thì sống sao được. Tôi rất suy nghĩ về việc này và đang làm việc với Bộ Nội vụ, Tài chính để làm sao đưa vào luật giáo dục vấn đề thang, bảng lương của các thầy cô giáo.
&'Học sinh vào sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất'
Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội. Để làm được điều đó, không có cách gì khác là phải đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chất lượng.
Theo Bộ trưởng, nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Về việc này, Bộ sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể. Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra. "Bộ GD&ĐT sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm" - Bộ trưởng nêu rõ.
Theo TPO
Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện 'học sinh ưu tú vào ngành sư phạm' 'Sinh viên ra trường mà thất nghiệp thì làm sao mà khuyến khích được học trò thi vào ngành sư phạm', ông Khuyến khuyến cáo. Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện "học sinh ưu tú vào ngành sư phạm" (Ảnh minh họa: Nguồn VTV.vn) Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào...