Ngành Sư phạm giảm sức thu hút với thí sinh
Sự lựa chọn cuối cùng
Xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh năm nay vẫn là “nhất kinh tế, nhì công nghệ…”, ngoài ra mới là Sư phạm. Thống kê từ nhiều trường THPT đã cho thấy xu hướng này. Ví dụ Trường THPT Trưng Vương – TPHCM nhận được 1.600 hồ sơ của học sinh thì đa số chọn thi nhóm ngành Kinh tế, chỉ có 17 hồ sơ nộp vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM, vài hồ sơ vào ngành Sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn. Riêng Trường CĐ Mẫu giáo Trung ương TPHCM thì không có học sinh nào nộp vào.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 tại Sở GD-ĐT TPHCM.
Còn Trường THPT Marie Curie – TPHCM nhận được hơn 2.400 hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh thì chỉ có khoảng 40 hồ sơ đăng ký vào ngành Sư phạm của các trường ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn và CĐ Mẫu giáo Trung ương TPHCM.
Thống kê từ hơn 20.000 hồ sơ đăng ký dự thi gửi về Văn phòng Tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM cũng cho thấy nhóm ngành Sư phạm đứng cuối cùng trong các ngành nghề, sau cả nhóm ngành xã hội (chiếm 5% hồ sơ). Trong khi nhóm ngành Kinh tế – tài chính dẫn đầu (chiếm 60% hồ sơ), kế đến là nhóm ngành Kỹ thuật – công nghệ (khoảng 30% hồ sơ).
Trong khi đó, số hồ sơ nhận trực tiếp tại các trường ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn, đa phần nộp vào các ngành ngoài Sư phạm.
Nhiều nhà giáo dục đang lo sự trở lại của việc chọn ngành theo kiểu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” tồn tại cả một thời gian dài trước khi có chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
Lo lắng chất lượng người thầy
Khi sự thu hút giảm thường đồng nghĩa với việc khó thu hút được học sinh giỏi thi vào. GS Văn Như Cương lo lắng: “Một hiện tượng cần lưu ý là điểm tuyển sinh ở các trường sư phạm có xu hướng ngày càng giảm. Trong khi đã có thời kỳ các trường này tuyển được nhiều học sinh khá giỏi”.
Phía Bắc, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn nhiều ngành giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể điểm chuẩn các ngành trong 3 năm 2007, 2008, 2009 giảm như sau: Sư phạm toán học: 23 – 18 – 20; sư phạm vật lý: 21,5 – 21 – 17; sư phạm hóa học: 23,5 – 18,5 – 20; sư phạm sinh học: khối A: 20 – 18,5 – 17, khối B: 23 – 23 – 20.
Video đang HOT
Còn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2009 nhiều ngành như Hóa học, Sinh học có điểm chuẩn chỉ 16; tin học 16,5.
Phía Nam, nhiều ngành sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng có điểm chuẩn giảm dần trong 3 năm 2007, 2008, 2009, như Sư phạm toán học: 22,5 – 20,5 – 21; Sư phạm vật lý: 22 – 16,5 – 18,5; Sư phạm tin học: 17 – 16 – 15,5; Sư phạm hóa học: 22,5 – 20,5 – 21; Sư phạm sinh học: 22 – 20,5 – 18.
Đáng chú ý là nhiều trường sư phạm trong cả nước phải tuyển cả nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mới đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
Theo phân tích của các trường sư phạm, lý do được miễn học phí xem ra vẫn chưa đủ thu hút học sinh giỏi khi lương giáo viên hiện nay vẫn chưa hấp dẫn, ra trường lại khó tìm việc…
“Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cần phải có thầy giỏi, muốn vậy các trường sư phạm phải thu hút được nhiều học sinh khá giỏi. Chúng ta cần có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả hơn nữa để làm được điều đó” – GS Văn Như Cương đề nghị.
Theo kênh 14
"Thiết kế lại tương lai"?
Có một điều khác biệt là đây không phải là lần lựa chọn thứ nhất, mà là lần lựa chọn thứ hai của tôi.
Hiện nay tôi đang là SV của trường ĐH Giao thông vận tải. Chắc chắn trong số các bạn, có người đang tự hỏi tôi rằng, đang học như vậy rồi thì cần gì phải thi lại? Hay là thấy trường khác hay hơn thì thi vào? Xin trả lời rằng, không phải vì những lí do đó.
Vậy tại sao tôi lại thi vào đó làm gì?
Không có câu trả lời!
Khi bắt đầu làm hồ sơ dự thi ĐH năm ngoái (2006), thú thật với các bạn, tôi chưa thể hình dung được điều này quan trọng với mình như thế nào. Trong đầu tôi lúc đó chỉ có ý nghĩ là làm sao vào được một trong các trường ĐH tại Hà Nội. Tôi không được ai nói cho mình hiểu rằng mình phải lựa chọn điều gì cho phù hợp với bản thân.
Thay vào đó là những chỉ tiêu của trường, lớp và của gia đình. Nhà trường luôn có thật nhiều HS thi đỗ ĐH, cô giáo chủ nhiệm cũng vậy. Cô nói: năm ngoái các anh chị lớp 12A1 thi đỗ ĐH 35%, thì năm nay chúng ta phải quyết tâm vượt qua thành tích đó.
Bố mẹ tôi trước kia luôn thoải mái trong chuyện hành động của tôi vì ông bà cho rằng, bây giờ, tôi đã lớn, cần phải tự quyết định bản thân, không thể nào bố mẹ theo con suốt được.
Vậy mà một hôm, bố gọi tôi xuống và nói: "Việc chọn trường là tuỳ ở con, nhưng con phải thi đỗ! Mọi người trong cơ quan bố sẽ nghĩ thế nào khi biết tin con trượt ĐH, họ sẽ cười vào chúng ta đấy. Vì vậy bố tin ở con và con sẽ đỗ". Tôi lại có thêm sức ép, nhưng điều đó không phải là vấn đề ở đây, sức học của tôi không phải là giỏi nhưng cũng đủ khả năng để đỗ vào những trường có mức điểm dưới 22. Điều mà tôi băn khoăn nhất lúc bấy giờ là: Tôi yêu thích ngành nghề gì nhất? Điều gì mới thực sự là đam mê của tôi? Tôi không thể tìm được câu trả lời.
Thời hạn nộp hồ sơ cũng đã sắp hết khi lũ bạn hỏi tôi:
- Mày đã làm xong hồ sơ chưa? Trường gì vậy?
Tôi trả lời: "Chưa" và nhận được một lời khuyên: "Nhanh nhanh lên sắp hết hạn rồi đấy! Cứ chọn đại đi, như bọn tao đây này làm ba, bốn bộ hồ sơ vào rồi sau đó thi trường gì thì tính sau".
Vậy là tôi làm theo lời lũ bạn, cùng làm ba bộ hồ sơ. Khoảng thời gian cuối năm lớp 12 trôi qua thật là nhanh, tôi bị cuốn vào những buổi đi học thêm rồi ôn thi tốt nghiệp. Chẳng bao lâu sau thì ngày thi cũng đã đến. Tôi quyết định thi vào ĐH GTVT vì đơn giản lúc đó tôi chỉ nghĩ năm ngoái trường đó lấy 20,5 chắc năm nay cũng không cao hơn và lý do chính là tôi phải đỗ.
Sau hơn một tháng chờ đợi kết quả thi đại, tôi vui mừng và thở phào khi biết tin mình đậu. Không phải nói lúc này bố mẹ, gia đình và người thân của tôi vui như thế nào. Nhưng trong tôi có một cảm giác rất lạ, một điều gì đó chưa được vui vẻ và thoải mái thực sự nhưng cảm giác đó rồi cũng chỉ thoáng qua mau.
Việc chọn trường thi luôn là vấn đề khiến teen "nhức đầu". (Ảnh minh họa)
Học ĐH không như tưởng tượng!
Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng từ phương pháp dạy học, cách tính điểm và môi trường học tập. Phải mất một thời gian sau đó, tôi mới có thể làm quen với cách học này. Cuộc sống ở thành thị đã dạy cho tôi rất nhiều điều: tính tự lập, khả năng thích nghi... Bạn không thể làm việc hiệu quả nếu những gì bạn đang làm không thực sự đam mê, không là niềm yêu thích của mình.
Tôi bắt đầu nhận ra rằng, mình đang đi không đúng hướng. Rất nhiều đêm trăn trở và suy nghĩ, tôi hoang mang và lo lắng khi phải nghĩ về những gì mà mình sẽ làm sau này.
Cuối cùng, tôi cũng đã nhận ra điều gì là niềm đam mê. Đó là lĩnh vực kinh tế mà đặc biệt là ngành tài chính - ngân hàng. Các bạn không thể biết được cảm giác của tôi trong giai đoạn đó như thế nào, nó như là kẻ đang mò mẫn bước đi trong bóng tôi và bất chợt mở ra được cánh cửa của ánh sáng của những kỳ vọng và hoài bão.
Có thể, trong suy nghĩ của nhiều bạn hiện nay, thì ước mơ và hoài bão, sự đam mê luôn là điều xa vời. Tôi không nói là tất cả nhưng rất nhiều bạn chỉ quan tâm sau này làm sao khi ra trường mình có một công việc ổn định có thu nhập khá còn nó có phù hợp với mình hay không thì không quan trọng.
Những người bạn học cùng tôi từ cấp III và những người bạn tôi mới quen họ đều nói với tôi rằng: "Mày đừng thi lại làm gì, đứa nào chả vậy, năm đầu nên ai cũng thế thôi, cảm giác chung ấy mà, rồi năm 2, năm 3 thì quen hết, học cố mà lấy cái bằng thôi. Ra trường xin được chỗ nào "ngon" là được rồi".
Thực sự, nghe những lời nói ấy tôi rất thất vọng. Nếu ai cũng như vậy thì quả thực là một sự lãng phí rất ghê gớm. Rất nhiều người đã không dám theo đuổi đam mê, ước mơ của mình để rồi chấp nhận công việc không như mong đợi và để cuối tháng lĩnh lương. Ai cũng như vậy thì làm sao đất nước phát triển đây?
Các bạn ạ! Những gì tôi trải qua trong một năm qua rất nhanh, vui có buồn có, có những suy nghĩ của tôi về nghề nghiệp cũng như các bạn thôi.
Chúng ta ai cũng cần suy nghĩ về tương lai của chúng ta.
Nhưng qua những gì đã trải qua, tôi khuyên các bạn hãy lựa chọn nghề nghiệp, ngành nghề theo đúng sở thích, đam mê của các bạn. Nếu các bạn lo sợ rằng mình không đỗ vào ngành đó ở bậc ĐH thì còn có hệ CĐ, trung cấp. Chỉ cần bạn thực sự đam mê và giỏi trong lĩnh vực của mình thì học ngành gì cũng có việc khi ra trường...
Cuộc sống trôi qua rất nhanh cuốn chúng ta đi theo lúc nào không hay biết. Tôi chỉ muốn khi các bạn như tôi ngoảnh lại nhìn những gì đã trải qua không phải hối tiếc vì đã không dám lựa chọn theo sở thích và khả năng của mình.
Bây giờ, điều quan trọng nhất đối với tôi lúc này là ôn tập tốt để thi vào trường ĐH Ngoại thương. Xin chúc tất cả các bạn có sự lựa chọn đúng đắn và thành công.
Thay cho lời kết xin trích câu nói của một tác giả mà tôi rất thích nhưng không nhớ tên: "Hãy theo đuổi đến cùng ước mơ của bạn".
Theo kênh 14
TPHCM: Hồ sơ ĐKDT nộp trực tiếp không tăng, ít sai sót Từ sáng sớm, tại điểm thu hồ sơ ở các trường như ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp, Kinh tế... rất đông thí sinh chen lấn nộp hồ sơ. Ông Nguyễn Văn Đương, phó phòng đào tạo ĐH Kinh tế cho biết tính riêng ngày hôm qua nhận được hơn 300 hồ sơ. So với thời điểm năm trước lượng hồ sơ có...