Ngành sư phạm giảm 33% chỉ tiêu tuyển sinh
Tổng chỉ tiêu ngành đào tạo giáo viên của cả nước năm 2018 là 35.000, giảm 17.000 so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13/4 cho biết, sau khi rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên, tổng hợp nhu cầu của từng địa phương và năng lực từng trường, Bộ quyết định tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo sư phạm năm 2018 còn 35.000. So với năm 2017 cả nước tuyển 52.000 chỉ tiêu, số lượng năm nay ít hơn 17.000.
4/6 đại học sư phạm trọng điểm quốc gia hạ chỉ tiêu so với năm 2017. Sư phạm Hà Nội tuyển 1.415 chỉ tiêu, giảm 21% so với năm trước; Đại học Sư phạm (Đại học Huế) giảm 37,5% ngành đào tạo giáo viên hệ đại học; Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) giảm 31,4%; Sư phạm TP HCM giảm 7,6%.
Sư phạm Hà Nội 2 và Sư phạm Đà Nẵng giữ nguyên mức tuyển so với năm trước, lần lượt là 1.220 và 434 chỉ tiêu.
Năm 2018, lượng thí sinh vào ngành sư phạm sẽ giảm do tổng chỉ tiêu giảm. Ảnh: Quỳnh Trang.
Video đang HOT
Việc giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm diễn ra ở các đại học vùng miền. Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) năm 2018 chỉ tuyển 88 chỉ tiêu đào tạo giáo viên hệ đại học, giảm 73% so với năm trước. Hệ cao đẳng của trường cũng giảm từ 630 xuống còn 410 chỉ tiêu.
Chỉ tiêu tuyển sinh ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học của Đại học Quảng Nam chỉ còn 120, giảm 58% so với năm trước. Đại học Cần Thơ giảm 46,3% chỉ tiêu; Đại học Thủ Đô (Hà Nội) giảm 19,5% hệ đại học đào tạo giáo viên.
Cao đẳng sư phạm bị hạ chỉ tiêu mạnh nhất, thậm chí cắt ngành đào tạo. Sư phạm Hà Giang năm 2018 chỉ tuyển 80 chỉ tiêu, giảm hơn 73% so với năm trước. Năm nay, trường ngừng tuyển 2/4 ngành là Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Hóa học.
Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giảm 66% chỉ tiêu; Cao đẳng Sư phạm Thái Bình giảm 45%.
Mùa tuyển sinh năm 2017, ngành sư phạm gây lo lắng cho xã hội khi điểm đầu vào của nhiều đại học, cao đẳng thấp. Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) có 6/14 ngành đào tạo lấy điểm chuẩn là 15,5, bằng mức sàn. Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi. Đặc biệt khối cao đẳng sư phạm, có trường chấp nhận thí sinh được 3 điểm mỗi môn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục (tháng 8/2017) đã gấp rút yêu cầu giải quyết chất lượng đầu vào ngành sư phạm thấp. Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ sau đó chỉ đạo sẽ giao chỉ tiêu cho các trường, theo đơn đặt hàng của địa phương và trên đà giảm (năm 2017 mức giảm là 20% so với năm trước). Từ năm 2018, Bộ bỏ điểm sàn đại học, trừ nhóm ngành sư phạm.
Theo Bộ Giáo dục, cả nước có khoảng 100 cơ sở được phép đào tạo giáo viên các cấp. Theo quy hoạch, tới năm 2020 quy mô đào tạo sư phạm chiếm 10% tổng số sinh viên tuyển mới. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 2016, chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm luôn cao hơn mục tiêu đề ra. Trong khi toàn quốc hiện thừa hơn 12.000 giáo viên THCS, 4.200 giáo viên THPT. Thiếu nhiều nhất hiện nay là bậc mầm non với hơn 34.000 giáo viên; bậc tiểu học thiếu 5.300.
Quỳnh Trang
Theo vnexpress.net
Năm 2018, điểm đầu vào sư phạm sẽ nằm trong top đầu?
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, các địa phương phải đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu phải bố trí việc làm cho sinh viên sự phạm
Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm với sự tham dự của đại diện 30 trường đại học sư phạm, trường đại học có đào tạo sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.
Đáng chú ý, về phương hướng công tác mở ngành đào tạo sư phạm năm 2018, Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2018 đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng. Cụ thể, UBND các tỉnh thành xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.
"Đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể.
Từ năm 2018, Bộ sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra. "Từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm.
Để có căn cứ cho quá trình triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT sẽ sớm ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giảng viên sư phạm... Sau khi có chuẩn sẽ có phương án để bồi dưỡng hoặc thay thế giáo viên. Việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên sẽ được làm theo hình thức cuốn chiếu, không làm ồ ạt và chú trọng phương pháp đào tạo trực tuyến.
Theo SGGP
Cần sáp nhập trường sư phạm yếu kém Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm, tránh phân tán, rải rác như hiện nay. Đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm (SP) tốt nghiệp (41.000 giáo viên đối với cấp tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT). Tuy nhiên, trong khi...