Ngành rau quả lại đau đầu với bài toán bảo quản
Giữa bối cảnh thiếu container và thời gian vận chuyển kéo dài, công nghệ bảo quản giúp rau quả tươi ngon lâu càng trở nên bức thiết
Kinh doanh ngành rau quả, nhiều người vẫn nói vui “sáng rau chiều rác” nếu không có công nghệ bảo quản. Bởi lẽ, đối với rau quả tươi, khả năng cạnh tranh sẽ tăng lên khi bảo quản lâu mà vẫn giữ được chất lượng để có thời gian bán hàng dài hơn. Thị trường sẽ bớt cảnh rộ mùa phải đổ bỏ còn hết mùa thì không có hàng để bán.
Ngưng xuất hàng vì không có công nghệ bảo quản
Vina T&T Group (TP HCM) là một trong những doanh nghiệp (DN) hàng đầu xuất khẩu trái cây đi các thị trường xa như Mỹ, châu Âu (EU) nhưng ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc, buồn bã cho biết công ty ông đang phải tạm ngưng xuất khẩu xoài xanh và thanh long ruột trắng bằng đường tàu biển vì không có công nghệ bảo quản.
Rau quả tươi được lưu chuyển tại kho CASS (Long An)
Video đang HOT
“Đây là 2 loại quả tươi chúng tôi đã bảo quản được 30-35 ngày nhưng nay thời gian vận chuyển trên biển kéo dài hơn trước, hàng đến nơi không kịp bán. Nếu bây giờ có công nghệ bảo quản giúp xoài xanh và thanh long ruột trắng vẫn tươi khi đến Mỹ, EU sau 1 tuần là chúng tôi sẵn sàng mua ngay. Hiện tại, DN chủ yếu tập trung xuất khẩu bằng đường hàng không” – ông Tùng bộc bạch.
Theo ông Tùng, công nghệ bảo quản đối với hầu hết các loại trái cây hiện là “bí mật kinh doanh” của từng DN chứ không phải quy trình chung được công bố rộng rãi. Bởi lẽ, để chọn được công nghệ và triển khai thực tiễn, DN nào cũng phải trả giá rất nhiều nên không thể chia sẻ được.
Không đưa ra yêu cầu quá khó như Tập đoàn Vina T&T, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, chỉ mong giữ được thanh long tươi thêm 7-10 ngày đã giúp cho loại quả này đỡ bấp bênh. “Thời điểm thuận mùa thu hoạch rộ, thanh long giữ lại kho lạnh thêm 7-10 ngày, tránh bán ra ồ ạt sẽ giữ được giá. Còn khi mùa nghịch, cần có kho lạnh chờ gom hàng đủ số lượng để giao cho khách. Vấn đề hiện nay là dù tổng công suất kho lạnh tại Long An đủ cho nhu cầu trữ thanh long nhưng các chủ kho đồng thời cũng kinh doanh thanh long nên nhiều thời điểm, kho bỏ trống nhưng họ vẫn không cho nông dân, HTX thuê vì lý do cạnh tranh. Do đó, vẫn có tình trạng thanh long phải bán đổ bán tháo vì thiếu kho trữ. Trong khi đó, nông dân, HTX không đủ vốn để đầu tư kho bảo quản riêng nên rất cần các đơn vị đầu tư xây dựng và cung cấp dịch vụ bảo quản chuyên nghiệp” – ông Trịnh bày tỏ.
Cần giải pháp đồng bộ
Từ kinh nghiệm xây kho lạnh cho khách hàng, bà Quách Thị Lệ Chân, Giám đốc Công ty TNHH Bảo quản rau quả CASS (Long An) và cộng sự đã quyết định đầu tư hệ thống kho bảo quản nông sản tươi dùng công nghệ điều chỉnh khí hoàn toàn tự động đầu tiên tại Việt Nam với sức chứa lên đến 4.000 pallet (2.000-4.000 tấn, tùy mặt hàng).
Đây là công nghệ được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng, giúp kéo dài thời gian bảo quản tươi lên 2-4 lần so với bảo quản lạnh thông thường. Theo đó, không khí trong kho được rút bớt ôxy về dưới 3% và tăng nitơ lên hơn 90% (bình thường hơn 78%) giúp rau quả tươi giảm hô hấp và rơi vào trạng thái “ngủ sâu”, từ đó kéo dài tuổi thọ rau quả và giảm tối đa mất chất dinh dưỡng.
Theo bà Lệ Chân, từ khi dịch Covid-19 làm tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khách hàng thuê kho nhiều hơn do nhu cầu phát triển trong tình hình mới. “Chúng tôi đã nhận bảo quản rất nhiều loại rau quả như: chanh, khoai lang, thanh long, sapoche…, thời gian khách hàng lấy ra trung bình từ 7-10 ngày với chất lượng rất tốt. Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi giữ được nhiều mặt hàng hơn 20 ngày, ngay cả với mặt hàng khó là cherry cho khách hàng nhập khẩu về phân phối trong nước. Nhờ hiệu quả từ công nghệ bảo quản mới nên dù chi phí gửi kho chúng tôi cao hơn gửi kho lạnh thông thường 3 lần, nhiều đối tác vẫn tăng lượng hàng gửi vào” – bà nhìn nhận.
Hiện tại, kho CASS chỉ nhận rau quả đã qua sơ chế đóng gói. Trong tương lai, DN này còn mở thêm dịch vụ sơ chế, rửa, xử lý nhiệt, kiểm tra chất lượng, đóng gói để nông dân, thương lái có thể đến gửi nông sản thô. Theo bà Lệ Chân, sự đầu tư của DN hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu dịch vụ sau thu hoạch của ĐBSCL, góp phần hạn chế tình trạng được mùa mất giá, nâng cao giá trị nông sản Việt.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh công nghệ bảo quản hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của rau quả tươi. “Quả cherry vỏ mỏng, mọng nước nhưng Chile có công nghệ bảo quản tươi đến 60 ngày nên bán hàng sang Trung Quốc rất tốt. Hàng vận chuyển bằng đường tàu nhưng đến nơi vẫn tươi, đỏ mọng và đẹp mắt nên người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng. Tuy nhiên, công nghệ cần đồng bộ chứ không đơn giản là kho bảo quản. Trước tiên từ giống, canh tác đến thu hoạch và các vấn đề khác. Hiện tại, các kho bảo quản của chúng ta chỉ phục vụ vào thời gian cao điểm khi thu hoạch rộ hoặc vài ngày trong thời gian gom đủ hàng. Vì vậy, các DN đầu tư cho thuê kho đều tính toán rất kỹ để bảo đảm hiệu quả kinh doanh nên số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực này chưa nhiều” – ông Nguyên nhận xét.
Bưởi Việt Nam có cơ hội "soán ngôi" bưởi Trung Quốc tại Nga
Bưởi Việt Nam xuất khẩu sang Nga tăng gần 7 lần khi nước này bị hụt nguồn cung bưởi lớn nhất là Trung Quốc
Ngày 7-11, trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Sao Nam (TP HCM) - chuyên cung cấp giải pháp bảo quản và vận chuyển rau quả tươi - cho biết năm nay, các đơn hàng xuất khẩu sang Nga tăng mạnh với nhiều mặt hàng như: thanh long, xoài, nhãn, bưởi,...
"Trước đây, khách Nga thường mua rau quả Việt Nam thông qua thương nhân Trung Quốc nhưng do dịch Covid-19, vận chuyển bằng đường bộ khó khăn nên họ phải tìm nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam. Nhờ Việt Nam gần đây có công nghệ bảo quản trái cây tươi dài ngày nên có thể xuất khẩu trực tiếp sang Nga bằng đường tàu biển với giá rẻ hơn, tăng lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu nhập khẩu của Nga rất lớn, đa dạng chủng loại nên rau quả nhiệt đới Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu sang nước này" - đại diện Công ty Sao Nam giải thích.
Bưởi là một trong những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, 8 tháng đầu năm 2020, tổng lượng rau quả xuất sang Nga đạt 36,4 triệu USD, tăng đến 82,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, mặt hàng bưởi tươi gia tăng số lượng xuất khẩu một cách đột biến. Cụ thể, thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2020, Nga nhập khẩu bưởi Việt Nam đạt 19 tấn, trị giá 71.000 USD, tăng 683,2% về lượng và tăng 355,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đồng thời lọt vào tốp 10 thị trường cung cấp bưởi nhiều nhất cho Nga.
Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương nhận định cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu bưởi Việt Nam sang thị trường Nga là rất lớn, do nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới tại nước này ngày càng tăng. Nga là xứ lạnh, điều kiện khí hậu không thuận lợi nên dù diện tích lớn nhưng có ít đất canh tác.
"Trước đây, Trung Quốc là thị trường cung cấp bưởi lớn nhất cho Nga với khoảng 5.000 container hằng năm. Nhưng năm 2020, vì một số lý do, doanh nghiệp Nga đã chuyển sang nhập khẩu bưởi từ các nguồn cung khác như Thái Lan, Myanmar, Malaysia và Việt Nam. Do đó, nhập khẩu bưởi tươi của Nga từ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm 63,4% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019" - Cục Xuất Nhập khẩu thông tin.
Việt Nam-Ấn Độ có tiềm năng lớn trong hợp tác xuất khẩu nông sản Việt Nam và Ấn Độ đều là những nước có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và hai nước có nhiều không gian để thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong lĩnh vực này. Nông dân thu hoạch thanh long trồng ứng dụng công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN) Ấn Độ và Việt Nam...