Ngành Quản lý năng lượng lựa chọn mới nhiều hứa hẹn
Ngành học quản lý năng lượng tạo cơ hội để bạn có thể tham gia giải quyết bài toán năng lượng; các vấn đề vận hành kinh tế hệ thống điện, vận hành thị trường điện cạnh tranh; thực hiện hoạt động kiểm toán năng lượng, chương trình tiết kiệm năng lượng… Quản lý năng lượng là ngành học giàu tiềm năng.
Bài toán năng lượng ngày nay
Hiện nay đi đến đâu chúng ta cũng dễ dàng nghe thấy những câu khẩu hiệu “ tắt bóng đèn trước khi ra khỏi phòng”, “tắt các thiết bị điện khi không sử dụng”… Đó là một vài trong số rất nhiều khẩu hiệu trong chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Một thực tế là nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, đã đến lúc xã hội cần có ý thức hơn trong việc khai thác và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đảm bảo nguồn cung năng lượng trong tương lai.
Vấn đề thiếu hụt năng lượng, phát triển xanh và bền vững, giảm tác hại từ biến đổi khí hậu hiện là một trong những bài toán lớn cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn Thế giới nói chung, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Tại Việt Nam, với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh khoảng 7 – 8%/năm, đáp ứng lượng cung năng lượng nhất là điện năng đang là vấn đề câp thiết trong bối cảnh Việt Nam sẽ xuất hiện sự mất cân bằng cung cầu điện năng. Ngoài yếu tố chủ quan như tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng tăng lên thì chúng ta cần nhìn nhận một số vấn đề liên quan đến ý thức người dân, cũng như những quan điểm sai lầm trong quản lý và sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp dẫn đến việc sử dụng năng lượng còn nhiều lãng phí.
Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001
Để khai thác và sử dụng năng lượng hiệu quả, kinh tế và bền vững hơn cần thực hiện quản lý năng lượng.
Quản lý năng lượng là gì?
Quản lý năng lượng tiếng Anh là Energy Management, là quá trình làm việc với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được mục tiêu cung cấp và sử dụng năng lượng kinh tế, tiết kiệm, hợp lý và bền vững.
Quản lý năng lượng bao gồm lập kế hoạch và vận hành hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Mục tiêu của quản lý năng lượng là bảo tồn nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí, mà vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cả ở hiện tại và tương lai.
Kỹ sư Quản lý năng lượng được trang bị kiến thức gì?
Chương trình đào tạo ngành Quản lý Năng lượng sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn để quản lý nguồn cung năng lượng và hoạt động tiêu thụ năng lượng. Sinh viên hiểu và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng và công cụ tiên tiến để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực quản lý năng lượng; Có khả năng thực hiện các thí nghiệm, đo lường; phân tích diễn giải các kêt quả và ưng dụng vào cải tiên các quy trình công nghệ. Kỹ sư quản lý năng lượng còn có khả năng phân tích, đánh giá tác động của việc khai thác và sử dụng năng lượng tới môi trường; phân tích và quản lý dự án trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác.
Quản lý năng lượng – ngành học giàu tiềm năng
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện đang được Chính phủ, ngành điện, doanh nghiệp và hộ gia đình rất quan tâm và có nhiều kế hoạch, chương trình đã đang và sẽ được triển khai. Chính vì vậy, quản lý năng lượng là ngành học giàu tiềm năng. Chúng ta dễ dàng thấy được cơ hội nghề nghiệp đối với người học ngành này là rất đa dạng và nhiều triển vọng.
Video đang HOT
Quản lý năng lượng – ngành học mới giàu tiềm năng
Hiện nay ở Việt Nam đã có luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2011 quy định rõ tại chương VIII từ điều 33 đến điều 36 bắt buộc các doanh nghiêp sử dụng năng lượng trọng điểm phải có cán bộ quản lý năng lượng và thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ. Điều này mở ra cơ hội việc làm rất lớn đối với các kỹ sư ngành Quản lý năng lượng tại hàng nghìn các doanh nghiệp công nghiệp.
Ngoài ra, các kỹ sư ngành Quản lý năng lượng sau khi ra trường có thể làm việc tại các Cục, Viện, cơ quan quản lý nhà nước: Cục Điều tiêt điện lực, Viện Năng lượng, sở Công Thương các tỉnh, Các công ty điện lực, công ty mua bán điện, trung tâm điều độ hệ thống điện,…hay các Công ty tư vấn về tiết kiệm năng lượng và cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng; hoặc có thể làm việc tại các tập đoàn và Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản, Tập đoàn Dầu Khí,… và các tổ chưc phi chính phủ trong lĩnh vực về năng lượng mới, tiêt kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia nhận định: “Quản lý năng lượng sẽ trở thành xu hướng tất yếu của tương lai. Bởi bất kỳ quốc gia nào cũng cần Quản lý năng lượng để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, giảm chi phí sản xuất mà còn giảm phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường”. Do đó, cơ hội việc làm cho ngành học này là rất cao.
Khoa Quản lý công nghiệp và năng lượng, Trường Đại học Điện lực – điểm đến cho niềm đam mê về quản lý năng lượng
Với gần 15 năm hình thành và phát triển, khoa Quản lý công nghiệp và năng lượng (QLCN&NL) không chỉ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý năng lượng mà còn tiến tới tầm khu vực khi đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên gia và cán bộ quản lý năng lượng với các trình độ đào tạo kỹ sư, thạc sỹ tới tiến sỹ. Đến nay khoa đã khẳng định được vị thế của mình trong việc đào tạo ra rất nhiều các kỹ sư và thạc sỹ chất lượng cao, hiện đang công tác và giữ vai trò quan trọng liên quan đến vấn đề năng lượng tại các cơ quan nhà nước, các trung tâm tiết kiệm năng lượng, các đơn vị thuộc ngành điện, các đơn vị sản xuất công nghiệp và trong các tòa nhà.
Sinh viên ngành Quản lý năng lượng, Khoa QLCN&CL
Trong quá trình hình thành và phát triển, Khoa QLCN&NL đã xây dựng được mối liên kết với nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế. Mối liên kết này giúp Khoa định hướng công tác đào tạo luôn cập nhật, bám sát nhu cầu của doanh nghiệp, của các nhà tuyển dụng. Mối quan hệ đó còn đem lại cho các học viên và sinh viên của Khoa nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế qua các đợt kiến tập, thực tập và tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Khoa QLCN&NL, Trường Đại học Điện lực là nơi vun đắp ước mơ và sáng tạo cho các kỹ sư quản lý năng lượng. Đây là cái nôi bồi dưỡng, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hà Anh
Theo Dân trí
Hè này sử dụng hợp lý các chế độ trên máy điều hoà bạn đã biết hết chưa?
Những chế độ đặc biệt này sẽ giúp bạn đảm bảo được sức khỏe khi dùng điều hòa, lại tiết kiệm được điện năng một cách đáng kể.
Máy điều hòa là một trong số những thiết bị điện được lựa chọn sử dụng hàng đầu và phổ biến mỗi dịp hè nắng nóng tới hay thậm chí là mùa đông lạnh với điều hòa chế độ 2 chiều. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa thường xuyên là thế nhưng liệu bạn đã hiểu và biết cách sử dụng các chế độ trên điều hòa như: Cool, Dry, Sleep,... để vừa hiệu quả, lại tiết kiệm điện và không hại sức khỏe chưa?Dưới đây là một số chế độ trên điều hòa sẽ giúp bạn giảm nửa hóa đơn tiền điện mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu biết cách sử dụng hợp lý.
Chế độ làm khô (Dry)
Chế độ làm khô (Dry) với biểu tượng hình giọt nước được coi là một trong số các chế độ tiết kiệm điện hiệu quả bởi khi đó quạt và hệ thống của điều hòa vẫn chạy nhưng không thổi ra khí lạnh. Khi không khí đi qua điều hòa, độ ẩm (hơi nước trong không khí) ngưng tụ trên các thiết bị bay hơi để không khí đi ra khô hơn.
Với chế độ này bạn không cảm thấy quá lạnh, tuy nhiên, việc sử dụng chế độ Dry sẽ chỉ hiệu quả trong việc tạo cảm giác dễ chịu trong phòng, và tiết kiệm điện khi nhiệt độ ngoài trời không quá nắng nóng (khoảng dưới 36 độ C) và độ ẩm cao.
Chế độ làm mát (Cool)
Những ngày nắng nóng mà độ ẩm thấp, khi việc sử dụng chế độ Dry không có ý nghĩa gì mấy khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ Cool - làm mát. Chế độ Cool được sử dụng khi bạn muốn làm mát phòng và duy trì ở nhiệt độ phòng ổn định ở ngưỡng bạn chọn, quạt sẽ chạy liên tục, máy nén bật và chỉ tắt khi cần thiết để duy trì nhiệt độ đã đặt.
Chế độ hoạt động êm (Quiet)
Đây là một trong số những chế độ của điều hòa giúp máy vận hành ở mức êm, yên tĩnh tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình bạn, phù hợp với những gia đình có người già, trẻ nhỏ. Chỉ cần ấn nút Quiet 1 lần, chế độ này được kích hoạt, điều hòa sẽ tạo ra luồng không khí dễ chịu và vận hành ở mức êm, ít tiếng ồn.
Chế độ ngủ ban đêm (Sleep hoặc Night)
Chế độ Sleep được nhiều người dùng thẩm định là có khả năng tiết kiệm điện năng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng một cách đáng kể. Bởi lẽ khi kích hoạt chế độ này, nhiệt độ trong phòng sau mỗi giờ tăng thêm một độ C rồi giữ nguyên, giúp tăng độ thoải mái của bạn, sự trao đổi chất trong cơ thể con người giảm và do đó yêu cầu làm mát cũng giảm. Khi máy lạnh tăng nhiệt độ cũng là lúc công suất hoạt động giảm và tiết kiệm điện năng hơn.
Chế độ hẹn giờ, cài đặt giờ
Vào đêm khuya khi bạn không chủ động được việc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong phòng, hãy sử dụng chế độ hẹn giờ, vừa có giấc ngủ ngon, vừa không bị lạnh về đêm, lại tiết kiệm điện. Khi kích hoạt chế độ này, bạn có thể cài đặt giờ tắt, bật cho điều hòa giống như một chiếc đồng hồ báo thức, đêm khi nhiệt độ thấp, điều hòa sẽ tự tắt để đảm bảo bạn không bị lạnh.
Chế độ tiết kiệm năng lượng (Energy Saver Mode)
Chế độ Energy Saver được dùng để giảm việc tiêu thụ năng lượng của máy điều hòa, khi nhiệt độ giảm xuống dưới nhiệt độ cài đặt, máy nén sẽ tắt và quạt cũng sẽ được tắt để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Tuy rằng chế độ này rất tốt vì nó làm giảm tiêu thụ năng lượng của điều hòa, nhưng một số người dùng không thích vì khi đó máy điều hòa cứ bật - tắt liên tục.
Chế độ Intelligent Eye - cảm biến chuyển động
Cảm biến chuyển động Intelligent eye của máy lạnh còn được gọi là "Cảm biến mắt thần thông minh". Đây là một bộ cảm biến hồng ngoại có khả năng dò tìm được chuyển động của người trong phòng, khi không thấy hoạt động nào, máy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ lên 2 độ C và tiết kiệm năng lượng lên đến 20%.
Thiết lập tốc độ quạt
Thông thường, bạn sẽ thấy trên điều hòa có biểu tượng hình chiếc quạt với chữ Fan bên cạnh, khi ấn chọn chế độ này, bạn có thể thiết lập tốc độ quạt khác nhau gồm Auto (tự động), Low, Medium, High (hoặc với một số điều khiển nó sẽ có biểu hiện lần lượt là 1 chấm, 3 chấm, 5 chấm).
Tuy nhiên, muốn tiết kiệm điện bạn nên bật ở chế độ quạt thấp nhất (Low), có thể sử dụng kết hợp với quạt trần hay một chiếc quạt nhỏ để tạo không khí mát mẻ đều trong căn phòng, vừa tiết kiệm điện năng, lại không hại sức khỏe do tiếp xúc với không khí quá lạnh.
Bảo vệ da - Kiểm soát độ ẩm
Khi điều hòa hoạt động, sẽ tạo ra các ion dương và đốt cháy các ion âm trong không khí, khiến không khí có cảm giác khô, đó là khi bạn cần sử dụng chế độ e-ion. Với chế độ này, các phân tử nước qua điều hòa sẽ được chia nhỏ để da dễ hấp thụ, nhờ đó cung cấp độ ẩm tăng cường trong khi vẫn giữ môi trường phòng ở điều kiện hợp lý.
Chế độ tự khởi động lại khi có điện
Với những loại điều hòa hiện đại, máy sẽ tự động ghi nhớ các chế độ cài đặt (nhiệt độ, hướng gió...) ngay khi nguồn điện bị cắt. Khi có điện trở lại, máy sẽ tự vận hành theo chế độ trước đó, giúp tiết kiệm thời gian vì người dùng không phải cài đặt lại. Chức năng này thường được tích hợp sẵn nên khi đang vận hành mà xảy ra tình trạng mất điện, người dùng cần chủ động ngắt cầu dao để tránh trường hợp rời khỏi nhà, máy tự khởi động lại khi có điện gây lãng phí.
Theo www.ohay.tv
Mẹo tiết kiệm điện giúp giảm một nửa tiền điện mỗi tháng Giá điện ngày càng tăng cao, bạn cần phải học cách tiết kiệm điện để giảm chi tiêu hàng tháng. Dưới đây là một số gợi ý để tiết kiệm điện. Rút phích cắm khi không sử dụng thiết bị điện Bạn có biết theo thống kê, từ 5-10% năng lượng điện sử dụng mỗi tháng bắt nguồn từ những thiết bị cắm...