Ngành nông nghiệp tại Hà Lan
Đại học khoa học ứng dụng Van Hall Larenstein (VHL) tuyển sinh ngành kinh tế trong nông nghiệp và trồng hoa cho khóa khai giảng tháng 9.
Van Hall Larenstein (VHL) là đại học ứng dụng ở Hà Lan giảng dạy chương trình nông nghiệp. Các khóa học của trường tập trung vào quản lý nông thôn, môi trường, chăn nuôi và quản lý động vật, kinh doanh và quản lý nông nghiệp. Sinh viên VHL được thúc đẩy để học hỏi và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ được giảng dạy trong các hình thức giáo dục dựa trên các nguyên tắc về chất lượng giảng dạy của Hà Lan có nghĩa là bạn sẽ không chỉ có kiến thức mà còn có kỹ năng.
Với chương trình học tập trung vào bốn khía cạnh: trách nhiệm trong kinh doanh nhỏ và vừa, sức khỏe con người, sức khỏe động vật và môi trường. VHL không chỉ tập trung vào nông nghiệp đơn thuần mà còn kết hợp với các lĩnh vực chuyên môn khác. Sinh viên sẽ được học tập các chương trình mang tính thử thách và duy nhất trên thế giới.
VHL đào tạo bậc đại học và sau đại học. Ngoài chương trình chính trường còn cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc khóa học chuyên môn cho sinh viên quốc tế. Các khóa học gồm: của nhân công nghệ thực phẩm, cử nhân nông nghiệp và quản trị kinh doanh, cử nhân kinh doanh quốc tế và nghiên cứu quản lý, của nhận quản lý phát triển quốc tế, cử nhân đổi mới nông thôn, cử nhân quản lý vùng ven biển, cử nhân môi trường, cử nhân quản lý đất đai và nước, cử nhân lâm nghiệp và quản lý thiên nhiên, cử nhân vườn tược và kiến cảnh quan, cử nhân chăn nuôi, cử nhân quản lý động vật, thạc sĩ quản lý phát triển, thạc sĩ quản lý dây chuyền sản xuất nông nghiệp.
Lan Nguyên (ngườii thứ hai từ trái qua).
Lý do sinh viên lựa chọn trường đại học Van Hall Larenstein:
Đại học khoa học ứng dụng về nông nghiệp với môi trường quốc tế lớn nhất ở Hà Lan.
Video đang HOT
Chương trình học mang tính quốc tế. Học sinh với hơn 40 quốc gia.
Hệ thống học tập dựa trên các nguyên tắc tiêu chuẩn của Hà Lan và quốc tế.
Chương trình học tập dựa trên lý thuyết và thực hành.
Chuyên nghiệp tập trung vào kinh doanh nông nghiệp
Lớp học nhỏ, môi trường làm việc nhóm và trao đổi thông tin học tập.
Sau khi hoàn thành VHL đại học của mình là bạn có thể học tại một trường đại học có khóa học liên quan như Đại học Nghiên cứu Wageningen
Thông tin tuyển sinh: IELTS 6.0 bậc cử nhân, IELTS 6.5 bậc cao học. Hạn chót cho khóa tháng 9/2013: ngày 15/7. Học phí 280 triệu đồng một năm cho bậc cử nhân, 290 triệu đồng một năm cho bậc cao học. Chi phí ăn ở tại Hà Lan khoảng 75triệu đồng một năm.
Đặc biệt, 10 học sinh quốc tế đầu tiên nộp đơn cho trường sẽ được giảm 3.500 EUR.
Liên hệ: DNTN-DVTV Phương Nguyên
Lầu 7, số 8 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.
Điện thoại: 3829 2391; 0903 699 714; 0918 503 641
Email: hcmcity@esc-rennes.fr; Website : www.pnp-consulting.com
(Nguồn: Phương Nguyên)
Theo VNE
Phía Bắc: Hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành Kinh tế đã giảm
Hôm nay 11/4 là ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại địa phương. Thống kê sơ bộ hồ sơ đăng ký dự thi của nhiều trường THPT cho thấy số lượng hồ sơ khối ngành Kinh tế đã giảm so với năm trước.
Theo nhận định của nhiều cán bộ tuyển sinh, hiện vẫn có nhiều học sinh quan tâm và đăng ký vào khối ngành Kinh tế nhưng không còn tình trạng rầm rộ như các năm trước. Các em tỏ ra khá thận trọng trong việc lựa chọn trường chứ không hời hợt, đăng ký theo cảm tính hay theo phong trào.
Tại điểm thu nhận hồ sơ Phòng Giáo dục Đống Đa (Hà Nội) năm nay, lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh giảm hơn so với năm trước một chút. Bà Phạm Thị Hạnh, cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết: "Hồ sơ của thí sinh năm nay không tập trung vào khối Kinh tế nhiều như các năm trước mà rải ra nhiều khối ngành như Kỹ thuật, Y dược, Sư phạm".
Ông Phạm Văn Sắc - Hiệu trưởng Trường THPT Hồng Thái (huyện Đan Phượng) cho biết: "Thay đổi lớn nhất trong xu hướng chọn ngành năm nay của học sinh trong trường là sự giảm mạnh hồ sơ khối ngành Kinh tế. Nhà trường đã nhận được khoảng 900 hồ sơ ĐKDT của 512 học sinh lớp 12, trong số này, học sinh tập trung chủ yếu chuyên ngành công nghệ, kỹ thuật như giao thông, cơ khí, xây dựng, một số chọn CĐ Y, CĐ nghề; nhiều nhất là hồ sơ thi vào Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội".
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại điểm nhận hồ sơ của Sở GD-ĐT TPHCM. (Ảnh: Lê Phương)
Thông tin từ nhiều trường như THPT Đào Duy Từ, Phạm Hồng Thái, Việt Đức, Trần Phú, Nguyễn Trãi..., lượng hồ sơ nộp vào khối trường Kinh tế cũng đã giảm so với năm trước.
Ông Nguyễn Đức Chiến - cán bộ thu nhận hồ sơ tuyển sinh Phòng Giáo dục Quận Cầu giấy cho biết: "Phòng đã nhận được hơn 500 bộ hồ sơ, ít hơn năm trước khoảng 300 bộ. Do là điểm thu nhận hồ sơ của thí sinh tự do nên xu hướng chọn nghề của các em rải rác nhiều trường. Tuy nhiên, so với năm trước lượng hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Thương mại nhiều nhất thì năm nay đã giảm hẳn, các em lựa chọn sang khối ngành khác nhiều hơn".
Tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (Q. Thanh Xuân, Hà Nội), cán bộ thu nhận hồ sơ ĐKDT của trường cho biết, số lượng hồ sơ khối A vẫn đông nhất với 450 bộ, tiếp đến là khối D1 với 349 bộ. Đặc biệt, lượng hồ sơ khối A1 tăng hơn so với năm trước là 146 bộ sau đó là đến khối B, khối C vẫn ít nhất chỉ có 16 bộ.
Cô Trần Thị Kim Liên - cán bộ phụ trách hồ sơ tuyển sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: "Năm nay tình trạng học sinh ĐKDT theo cảm tính đã giảm, các em đã biết chọn trường, chọn nghề theo đúng năng lực và sở trường. Nhiều em học lực trung bình đã lựa chọn thi CĐ, hoặc là đi học trường nghề. Điều này sẽ tạo hiệu ứng xã hội khá tốt, giảm bớt hồ sơ ảo, tiết kiệm được chi phí cho xã hội".
Nhận định về ngành nghề thời gian tới, PGS. TS Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GD-ĐT cho biết, khối ngành Nông lâm, kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ vẫn có xu hướng hút nhiều nhân lực. Sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc các lĩnh vực này nếu đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội việc làm, có thu nhập cao, được trọng dụng.
Thí sinh vẫn còn 10 ngày nữa để nộp hồ sơ ĐKDT tại các trường ĐH, CĐ, thời gian bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 22/4/2013.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Sức nóng ngành Khoa học cơ bản bắt đầu lan tỏa "Việc nhân lực ngành Kinh tế đang dư thừa quá nhiều kết hợp với việc nhà nước đẩy mạnh đầu tư cho các ngành khoa học cơ bản thì chắc chắn năm nay sẽ có sự thay đổi đột biến trong khâu tuyển sinh" -GS.TS Nguyễn Hữu Dư -phó hiệu trưởng ĐH KHTN -ĐHQGHN nhận định. Lãnh đạo trường ĐH Khoa học Tự...