Ngành nghề khiến sinh viên hối hận nhất sau khi ra trường
Trong khi ngành Báo chí gây hối tiếc sau 4 năm đại học, Khoa học máy tính, Khoa học thông tin lại là ngành mang lại triển vọng nghề nghiệp và tạo độ hài lòng cao.
Nhiều cử nhân Báo chí bày tỏ sự thất vọng sau khi tốt nghiệp. Ảnh: Concordia University.
Nộp hồ sơ đại học đang vào “mùa” sôi động nhất tại Mỹ, nhưng nhiều gia đình vẫn đặt câu hỏi liệu tấm bằng 4 năm đại học còn giá trị hay không, theo CNBC.
Một số chuyên gia cho rằng giá trị của tấm bằng cử nhân đang giảm dần và nhiều người bắt đầu chú trọng đến việc đào tạo nghề nghiệp. Các công ty, kể cả công ty trong lĩnh vực công nghệ, cũng đang giảm yêu cầu về bằng cấp cho các vị trí yêu cầu kỹ năng trung bình, thậm chí là vị trí yêu cầu kỹ năng cao.
Tuy nhiên, sở hữu tấm bằng đại học luôn là điều có lợi. Trung tâm Giáo dục và Lực lượng Lao động của Đại học Georgetown (Mỹ) đã thực hiện một báo cáo tên là The College Payoff.
Báo cáo cho biết những người có bằng cử nhân thường kiếm được nhiều hơn 84% so với với những người chỉ có bằng tốt nghiệp trung học. Trình độ học vấn càng cao, mức lương sẽ càng lớn.
Nhưng khi chia nhỏ bằng cấp theo từng lĩnh vực, chúng ta lại nhìn thấy sự khác biệt. Những sinh viên theo đuổi các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học (gọi chung là STEM) được dự đoán sẽ kiếm được nhiều tiền nhất.
Ngoài nhóm STEM, các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Y tế và Kinh doanh cũng giúp cử nhân kiếm được công việc lương cao. Mức lương khởi điểm trung bình và mức lương trung bình trong suốt sự nghiệp của nhóm ngành này cao hơn đáng kể so với nhóm cử nhân sở hữu bằng tốt nghiệp liên quan lĩnh vực Nhân văn, Nghệ thuật tự do.
ZipRecruiter đã thực hiện một khảo sát với hơn 1.500 cử nhân đại học đang tìm kiếm việc làm. Kết quả, 44% người làm khảo sát nói rằng họ hối hận khi theo đuổi ngành học. Báo chí, Xã hội học, Truyền thông và Giáo dục đứng đầu danh sách những ngành học gây hối hận nhất.
Video đang HOT
Sinem Buber, chuyên gia kinh tế của ZipRecruiter, nói rằng sinh viên có thể bị cuốn vào những lĩnh vực này khi đang đi học vì các em chưa hoàn toàn quan tâm đến tiền lương và khả năng đảm bảo việc làm. Nhưng khi tốt nghiệp, thực tế sẽ ập đến.
“Khi bạn gần như không thể thanh toán các hóa đơn, chi phí sinh hoạt, đồng lương sẽ trở nên quan trọng hơn”, bà Buber nói.
Trong số những cử nhân bày tỏ sự hối hận khi theo đuổi chuyên ngành, hầu hết đều nói nếu có thể làm lại, họ sẽ chọn ngành Khoa học máy tính hoặc Quản trị kinh doanh.
ZipRecruiter nói rằng triển vọng việc làm tốt, lương cao đồng nghĩa với việc người lao động sẽ ít hối hận về ngành học. Những cử nhân tham gia lực lượng lao động với triển vọng nghề nghiệp tốt và mức lương khởi điểm cao là những người cảm thấy hài lòng nhất với ngành học của họ.
Cử nhân Khoa học máy tính – sở hữu mức lương khởi điểm trung bình 100.000 USD/năm – là những người cảm thấy hạnh phúc nhất. Cử nhân theo đuổi ngành học thuộc các lĩnh vực Tội phạm học, Kỹ thuật, Điều dưỡng, Kinh doanh và Tài chính cũng cảm thấy hài lòng về lựa chọn của họ.
Sinh viên Việt Nam có lợi thế trong ngành blockchain
Mức lương trung bình cho người mới ra trường trong lĩnh vực blockchain có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
Thậm chí, một số sinh viên năm 3 đã được chi trả 30 triệu đồng/tháng.
Blockchain được coi là bước tiến công nghệ to lớn chỉ sau Internet. Ảnh: Linkedin.
Thông tin trên được GS.TS David Tran (Đức Trần), chuyên gia ngành Khoa học Máy tính, ĐH Massachusett (Boston, Mỹ), đưa ra tại chương trình Ngày hướng nghiệp được tổ chức ngày 30/10 tại khoa Toán - Cơ - Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngày hướng nghiệp đã thu hút hơn 1.000 sinh viên, học viên cao học các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng và Tin học từ khoa Toán - Cơ - Tin học và khoa Vật lý, ĐH Khoa học Tự nhiên, cũng như sinh viên từ các trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội.
Nhiều việc làm, mức lương cao
Theo GS Trần, hiện nay, đa số mọi người chỉ biết đến blockchain là nền tảng tạo dựng ra bitcoin và các đồng tiền số khác. Tuy nhiên, blockchain đã và đang tác động mạnh mẽ, ứng dụng được trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, vận chuyển hàng hóa, viễn thông, y tế, chính phủ điện tử...
GS.TS David Tran (Đức Trần) là chuyên gia ngành Khoa học Máy tính, ĐH Massachusett (Boston, Mỹ), với trên 20 năm chuyên sâu về "Tính toán phi tập trung" (Decentralized Computing) - một lĩnh vực nền tảng của blockchain. Ông khẳng định blockchain chính là cơ hội rộng mở đối với những sinh viên có hiểu biết về Toán.
Thứ nhất, blockchain vẫn đang mới mẻ, rất nhiều không gian để những người có hiểu biết về Toán nghiên cứu và phát triển. Theo chuyên gia này, dùng các công cụ phần mềm để phát triển một blockchain đơn giản thì dễ, nhưng để xây dựng một giải pháp blockchain tốt cần cần có kiến thức toán bởi nền tảng của blockchain dựa trên các kết quả của toán.
Thứ 2, hiện nay nhu cầu nhân lực về blockchain rất lớn do ngày càng có nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu mong muốn áp dụng blockchain vào lĩnh vực kinh doanh của họ.
Thứ 3, các doanh nghiệp nước ngoài coi Việt Nam là đất nước tiến bộ về công nghệ blockchain, vì vậy họ tìm kiếm nguồn nhân lực blockchain từ Việt Nam.
Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhưng nguồn nhân lực không đáp ứng đủ. Đa số các kênh tuyển dụng và các công ty "săn đầu người" vẫn đang tìm kiếm ứng viên theo kiểu "du kích". Vì vậy, mức lương cho ứng viên làm việc ở lĩnh vực này thường rất cao.
GS Trần cho hay hiện ông đang trả lương 30 triệu đồng/tháng cho một sinh viên đang học năm thứ 3. Với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
GS Trần khẳng định blockchain chính là cơ hội rộng mở đối với những sinh viên có hiểu biết về Toán. Ảnh: Ngọc Bích.
Thách thức với sinh viên Việt Nam
GS Trần đánh giá sinh viên Việt Nam có điểm mạnh ở kiến thức Toán học khi nắm được lượng kiến thức lớn. Chính vì vậy, khi đi vào lĩnh vực đòi hỏi nhiều cơ sở Toán học như blockchain, sinh viên có sự sẵn sàng tốt hơn so với sinh viên nước ngoài GS Trần từng tiếp xúc.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam rất hứng thú và tiếp cận nhanh với các cái mới, blockchain là một ví dụ.
"Sinh viên nước khác có thể mất một thời gian dài để bước vào lĩnh vực mới, nhưng sinh viên Việt Nam thì ngược lại", GS Trần nhận định.
Cơ hội lớn, tuy nhiên hiện nay, blockchain vẫn không phải môn học bắt buộc, chưa có chuyên ngành đào tạo chính quy tại các trường đại học. Việc đào tạo chỉ được thực hiện dưới hình thức các buổi seminar hoặc các khóa học ngắn bên ngoài, chưa có giáo trình đầy đủ, chưa có đơn vị quản lý chất lượng, thiếu nơi thực hành các kiến thức đã học dẫn đến thiếu hụt nhân lực của ngành này.
Theo GS Trần, không nhất thiết phải có môn học bắt buộc về blockchain ở trong môi trường đại học thì mới làm tốt trong lĩnh vực này. Để có được môn học chính thống tương tự môn học khác đòi hỏi nhiều sự thay đổi liên quan đến nguồn lực giảng dạy, sắp xếp lịch...
Vị chuyên gia gợi ý trước khi đưa blockchain trở thành môn học chính thức, các trường đại học có thể xây dựng những khóa học ngắn hạn hoặc các môn tự chọn để sinh viên được tiếp cận.
Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với sinh viên Việt Nam. GS Trần nhận định nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này, cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, bắt buộc sinh viên phải chủ động học hỏi, tìm kiếm kiến thức cả bên ngoài nhà trường.
Các biện pháp đơn giản có thể ngăn chặn gian lận thi cử Một nghiên cứu mới đây chỉ ra việc áp dụng 6 biện pháp đơn giản có thể giải quyết tình trạng gian lận, tăng đáng kể tính liêm chính trong học tập của sinh viên. 6 biện pháp chống gian lận được cho là thực hiện đơn giản, không mất một giờ để chuẩn bị. Ảnh: Schools Week. Nghiên cứu được thực hiện...