Ngành nghề hot không quan trọng bằng bản thân mỗi người
Ngày 28/6, lãnh đạo TP Cần Thơ đại diện các bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng và 15.000 học sinh THPT vùng ĐBSCL đã tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2020 tại Trường ĐH Cần Thơ.
Các học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2020.
Tại khu vực tư vấn của Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2020, một học sinh trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ nêu câu hỏi: “Ngành nghề nào đang “hot” nhất hiện nay và có thể ổn định trong 10 năm tới?”.
TS Phạm Tấn Hạ – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết: Bất kỳ ngành học nào được mỗi trường đào tạo đều theo nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
“Nhà tuyển dụng hiện đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ được rèn luyện trong môi trường đại học. Do đó, không phải lo về ngành nghề “hot” hay liệu nó có tồn tại 10 năm, 20 năm, mà quan trọng nằm ở bản thân mỗi người.
Thành công hay không là do bản thân em quyết định. Hãy chọn ngành nào mà em thích, có khả năng phát triển và cố gắng dấn thân thì sẽ thành công”, thầy Hạ cho biết.
Video đang HOT
Còn tại khu vực tư vấn nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn Trường ĐH Cần Thơ, một số học sinh đặt câu hỏi và quan tâm về cơ hội và thách thức của ngành Văn học.
PGS.TS Nguyễn Kim Châu – phó trưởng khoa Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ mùa tuyển sinh năm nay trường tăng chỉ tiêu ngành này lên 140.
Thầy Châu cho biết: “Năm 2019 chúng tôi có cuộc khảo sát về tỉ lệ có việc làm của ngành này, kết quả trung bình là 90% sinh viên ra trường có việc làm tại các cơ quan báo đài, công ty truyền thông sự kiện, cơ quan quản lí về văn hóa thông tin…”.
Học sinh đang nghe tư vấn về ngành học
Ngày hội có 127 gian tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề, trung tâm tư vấn du học, cung cấp thông tin cho thí sinh về phương thức xét tuyển, ngành nghề, chính sách ưu đãi khi theo học tại đơn vị.
Ban Tổ chức còn tặng thí sinh “Cẩm nang tuyển sinh đại học, cao đẳng hậu Covid-19″.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, dù bị tác động của dại dịch Covid-19 nhưng Ngày hội vẫn đến kịp thời, vừa đảm bảo thông tin cho thí sinh trước kỳ thi, vừa giữ an toàn sức khỏe trước dịch bệnh.
Suốt 18 năm qua, Ngày hội đã cung cấp cho học sinh những định hướng đúng đắn trong chọn ngành nghề, góp phần phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của TP Cần Thơ và ĐBSCL.
Tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm
So với năm 2019, năm nay, chỉ tiêu đào tạo tăng mạnh ở nhiều trường, ngành. Trong đó, có ngành tăng trên 5 lần.
Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội trong lễ khai giảng năm học 2019-2020 Ảnh: Như Ý
Bộ GD&ĐT vừa hoàn tất việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường có đào tạo giáo viên dựa trên thông tin đăng ký của các trường. So với năm ngoái, chỉ tiêu nhiều trường và nhiều ngành tăng khá nhiều. PGS.TS Phùng Gia Thế, trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho biết, chỉ tiêu được giao của trường năm nay tăng thêm hơn 2.200, từ 1.600 lên 3.800.
PGS.TS. Lưu Trang, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cho biết, chỉ tiêu năm nay tăng thêm mấy trăm, nâng tổng số lên 4.000. Tại ĐH Sư phạm TPHCM, chỉ tiêu năm nay tăng hơn 1.000 (5.313 chỉ tiêu). Trong số này, nhiều ngành tăng mạnh như: giáo dục thể chất từ 60 lên 109, sư phạm tin học từ 80 lên 120...
Nhiều ngành tăng gấp 2 - 3 lần so với năm ngoái như: giáo dục đặc biệt từ 45 lên 113, giáo dục chính trị từ 50 lên 118,sư phạm toán từ 120 lên 201, sư phạm hóa học từ 50 lên 145... Đặc biệt, có ngành tăng trên 5 lần so với năm trước đó như sư phạm tiếng Pháp từ 30 lên 172. Chỉ tiêu các ngành đào tạo giáo viên cũng tăng mạnh ở nhiều trường ĐH địa phương khác. Trường ĐH Cần Thơ năm nay được giao hơn 2.000 chỉ tiêu đào tạo chính quy bậc ĐH các ngành sư phạm, trong khi năm ngoái chỉ trên 300 chỉ tiêu.
Tương tự, Trường ĐH Đà Lạt năm nay cũng được giao 270 chỉ tiêu cho 9 ngành sư phạm, tăng thêm 120 so với năm ngoái. Số chỉ tiêu này tăng chủ yếu ở các ngành giáo dục tiểu học (70), sư phạm tiếng Anh (50), sư phạm toán (30), sư phạm ngữ văn (30), các ngành còn lại chỉ có 20 chỉ tiêu.
Trường ĐH Đồng Tháp năm nay được Bộ GD&ĐT giao 940 chỉ tiêu (tăng hơn 300 chỉ tiêu) đào tạo giáo viên các ngành.
Vì sao tăng?
PGS. TS Lưu Trang cho biết, thực chất nhu cầu giáo viên thời gian tới khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là rất lớn. Ba năm nay, Bộ GD&ĐT đã tham gia điều tiết chỉ tiêu đào tạo sư phạm trong cả nước dựa trên dự báo nhu cầu các địa phương. Hai năm trước bộ cắt giảm mạnh chỉ tiêu các trường sư phạm; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Chính vì thế, PGS. Lưu Trang cho biết, năm 2019, các trường sư phạm, trường có đào tạo ngành sư phạm trên cả nước tuyển chỉ đạt 46%. Cá biệt, trường ĐH Sư phạm Huế chỉ tuyển được 30% - 40%.
Theo PGS. Lưu Trang, việc Bộ GD&ĐT tham gia điều tiết chỉ tiêu đào tạo sư phạm là cần thiết. Tuy nhiên, với cách điều tiết này, tổng thể cả nước có thể không thừa giáo viên nhưng vẫn có thể diễn ra tình trạng thừa, thiếu ở từng vùng miền, các môn cụ thể. Để giải quyết căn cơ bài toán này, bộ cần tiến tới phân vùng tuyển sinh các trường sư phạm gắn kết với từng địa phương cụ thể. Khi đó, các trường được giao nhiệm vụ đào tạo cụ thể theo nhu cầu địa phương, địa phương cam kết sử dụng nhân lực của trường đó. Khi đó mới không xảy ra tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm do vẫn còn sự chồng chéo phạm vi tuyển sinh giữa các trường như hiện nay.
Theo PGS.Lưu Trang, thời gian qua, bộ khống chế chỉ tiêu tuyển sinh, một số ngành chỉ được tuyển 10 chỉ tiêu là không hợp lý, khó tổ chức lớp học. Hơn nữa, thí sinh khi nhìn vào thấy chỉ tiêu quá ít cũng không dám đăng ký vì sợ không có cơ hội. Do vậy, các ngành chỉ được giao tuyển sinh 10 thí sinh năm ngoái, nay tăng lên tối thiểu 30 chỉ tiêu.
Trước băn khoăn về việc tăng đột biến chỉ tiêu đào tạo có thể dẫn đến khả năng dư thừa đội ngũ giáo viên trong tương lai, PGS. Lưu Trang cho rằng, nếu đứng bên ngoài nhìn nhận thì đúng là đang có sự dư thừa. Nhưng ở bên trong ngành mới thấy đang thiếu giáo viên đến khốc liệt. "Thừa là thừa nhân lực đào tạo ở những nơi, những trường đào tạo không đảm bảo. Những trường này Bộ GD&ĐT không quản lý được vì kinh phí do các địa phương cấp", bà Trang phân tích. Từ năm 2018, khi Bộ GD&ĐT "gác" điểm sàn, những trường này sẽ "tê liệt".
Ngành học nào lâu dài? Càng gần ngày thi càng áp lực, làm sao? Ngành học nào 'hot' và có thể ổn định trong 10 năm tới? Công nghệ sinh học và logistics có nhiều cơ hội không? Càng gần ngày thi càng áp lực, làm sao?... Học sinh Tấn Hưng đặt câu hỏi với ban tư vấn - Ảnh: DUYÊN PHAN Tăng chỉ tiêu đào tạo phóng viên cho thí sinh miền Tây Trường ĐH Cần...