Ngành ngân hàng không cần nhiều nhân lực
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM vừa có dự báo về 12 nhóm ngành có nhu cầu lớn nhất trong năm 2013.
Theo đó, các nhóm ngành cần nhân lực nhiều nhất là: marketing – kinh doanh – bán hàng (27,08%), du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ – phục vụ (19,92%), công nghệ thông tin – điện tử – viễn thông (7,79%), quản lý – hành chính – giáo dục – đào tạo (7,54%), dệt – may – giày da (7,16%), tài chính – kế toán – kiểm toán – đầu tư – bất động sản – chứng khoán (6,5%)… Trong số 12 nhóm ngành không có ngành ngân hàng. Nằm trong tốp 12 ngành nghề cần nhân lực nhưng nhóm ngành tài chính – kế toán – chứng khoán cũng chỉ có tỷ lệ nhu cầu nhân lực ở mức thấp.
Dự kiến năm 2013 thành phố có 270.000 chỗ làm việc, trong đó có 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu nhân lực tại các khu chế xuất – khu công nghiệp dự kiến cần khoảng 30.000 người.
Đăng Nguyên
Theo thanh niên
Video đang HOT
Hành trình đưa nhân lực logistics Việt tiến gần thế giới
Logistics đã chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển trung bình lên tới 25%/năm. Mặc dù vậy, nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế còn các hình thức đào tạo cũng bộc lộ nhiều điểm yếu.
Khâu đào tạo còn hạn chế
Logistics là một ngành còn khá mới mẻ. Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam chỉ có một vài doanh nghiệp quốc doanh, chủ yếu làm nghiệp vụ giao nhận, kho bãi chứ chưa hẳn là logistics. Cho đến năm 2005, khi Luật Thương mại được thông qua thì dịch vụ Logistics mới chính thức được luật hóa. Do là lĩnh vực mới nên việc thông tin cũng như đào tạo vẫn còn nhiều thiếu sót.
Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đào tạo cử nhân về quản trị Logistics và Vận tải đa phương tiện, trong bảng mã ngành học của Bộ GD-ĐT cũng chưa có mã ngành Logistics hay quản trị chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng tính thực tiễn của chương trình học chưa cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của dịch vụ logistics vào nền kinh tế. Ngay cả thị trường tuyển dụng lao động cũng chưa có đủ thông tin để phân loại phù hợp, nhiều trang thông tin tuyển dụng phân loại công việc Logistics thuộc nhóm vận tải, trong khi vận tải chỉ là một mắt xích trong hoạt động logistics.
Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là thiếu nhân lực chất lượng cho ngành. Báo cáo của Viện Phát triển TP.HCM cho thấy chỉ 6,7% các giám đốc công ty Logistics tại TP hài lòng với chất lượng nhân lực, 90% nhân viên khi tuyển dụng phải đào tạo lại. Việc đào tạo của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là đào tạo nội bộ và giao cho từng phòng ban, do vậy nhân viên chỉ được đào tạo công việc liên quan đến hoạt động của từng phòng ban, kiến thức tổng quan chung không được trang bị đầy đủ.
Đưa nhân lực Việt tiến gần thế giới
Bắt nguồn từ chính những trăn trở về nguồn nhân lực cho ngành mà ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS) đã chủ động làm việc với Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) để triển khai chương trình đào tạo nghề logistics theo tiêu chuẩn của Liên đoàn, với mục tiêu đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng, dần đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Gần 3 năm để chuẩn bị giáo trình và giảng viên theo đúng như tiêu chuẩn của FIATA, cuối cùng chương trình đào tạo FIATA/VIFFAS Diploma in Freight Forwarding đã được triển khai tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo nghề nghiệp có uy tín trên thế giới với 153 Hiệp hội nghề nghiệp Quốc gia nhìn nhận và 60 quốc gia đã áp dụng vì tính ứng dụng thực tiễn cao. Cả khu vực Châu Á hiện chỉ có 07 Hiệp hội logistics quốc gia được triển khai chương trình đào tạo Diploma của FIATA, trong đó có Việt Nam.
Lễ tốt nghiệp lớp FIATA Diploma in Freight Forwarding tại TP.HCM tháng 12/2012
Chương trình được xây dựng phù hợp với sinh viên các trường cao đẳng, đại học, cũng như nhân viên đi làm nhưng chưa được đào tạo bài bản. Chương trình kết hợp cả lý thuyết với gần 300 giờ học với tổng cộng 12 mô-đun và thực hành với các chuyến tham quan và số giờ thực tập bắt buộc ở doanh nghiệp. Các công ty thành viên của VIFFAS và nhiều công ty thuộc top 25 Forwarder thế giới như DHL, Schenker, APL Logistics, SDV... cũng tham gia hỗ trợ học viên tham quan và thực tập.
Chương trình đã đạt được những thành công đầu tiên khi học viên của 3 khóa đầu sau khi tốt nghiệp đã có việc làm tốt ở các doanh nghiệp logistics, và điều đáng quan tâm là các nhà sử dụng lao động đã có những phản hồi tốt về chất lượng của lực lượng lao động từ chương trình đào tạo này.
Học viên quan tâm đến các chương trình đào tạo về Logistics cấp bằng quốc tế của FIATA có thể liên hệ:
Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics hoặc đơn vị ủy thác tổ chức các chương trình đào tạo của Viện: Logistics Knowledge Co. Ltd (LKC)
Trụ sở: Tầng 11, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: ( 84) 8 6297 3988 Hotline: ( 84) 934 077 677
Email: edu@logisticshub.vn; Website: www.logistics-institute.vn
Theo thanh niên
Cắt chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm "Nếu việc xây dựng định mức không thay đổi thì nhân sự của Vụ Kế hoạch - tài chính có thể sẽ phải thay đổi". Câu nói trên của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa dứt, cả hội trường ồ lên. Lần đầu tiên vị tư lệnh ngành giáo dục bày tỏ quyết tâm như thế - tại hội nghị kế...