Ngành Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp Bình Dương vượt khó
Hội nghị do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm đối thoại, trao đổi giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp liên quan đến triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chỉ trì hội nghị trực tuyến (Ảnh: M.P)
Ngày 22/10/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến về giải pháp của ngành ngân hàng góp phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Theo NHNN, đến cuối tháng 9/2021, dư nợ tín dụng của Bình Dương đạt khoảng 241 nghìn tỷ đồng, tăng 5,15% so với cuối năm 2020 (thấp hơn so với mức tăng tín dụng chung toàn quốc là 7,54%); tỷ lệ nợ xấu mặc dù được kiểm soát ở mức dưới 1%, song có xu hướng tăng so với đầu năm và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp bị thua lỗ, tạm dừng hoạt động, mất thị trường tiêu thụ, không có khả năng thanh toán nợ vay do ảnh hưởng của dịch.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trên tinh thần đồng hành, chia sẻ, cộng sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp và với phương châm xác định giải pháp cho doanh nghiệp cũng chính là giải pháp giúp ngân hàng ổn định, phát triển, NHNN phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị về những giải pháp của ngành ngân hàng góp phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, mục tiêu nhằm đối thoại, trao đổi giữa các TCTD và doanh nghiệp liên quan đến triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID. Đồng thời, đây cũng là dịp để NHNN thông tin tới các doanh nghiệp, Hiệp hội, các sở ban ngành tại Bình Dương về tổng thể các giải pháp của ngành ngân hàng và kết quả đến nay; giải đáp các vướng mắc; ghi nhận các đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng, qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn khôi phục sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Tại Hội nghị đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương, các TCTD chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp toàn quốc và trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các Hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn phản ánh các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phải đối mặt do ảnh hưởng bởi dịch trong thời gian qua để cùng tìm giải pháp tháo gỡ.
Theo đó, tại địa bàn tỉnh, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 4.700 khách hàng với tổng giá trị nợ 10.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, hạ lãi suất cho gần 69.300 khách hàng với dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn, giảm là 1.188 tỷ đồng.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cho vay mới để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 223.000 tỷ đồng với số khách hàng còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo là 13.300 khách hàng.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương thi các kết quả này đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Kết luận tại Hội nghị, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trên phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với người dân, doanh nghiệp bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng. Tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp và cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch COVID-19, song toàn ngành đã quyết tâm vượt qua khó khăn, điều chỉnh lại kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Với những nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng, cũng như sự chủ động đề xuất tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp, đến nay các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 278 nghìn khách hàng với dư nợ 238 nghìn tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng khoảng 531 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho hơn 800 nghìn khách hàng.
Đối với tỉnh Bình Dương, Phó thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng cần kịp thời phản ánh với Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời Phó Thống đốc cũng đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương, cùng với các Sở, ban, ngành, các Hội, hiệp hội doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp các nhiệm vụ giúp cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng yêu cầu toàn ngành cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, hạ lãi suất, chủ động cân đối vốn để đầu tư các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai cam kết giảm lãi suất dư nợ hiện hữu quy mô trên 20.613 tỷ đồng của 16 ngân hàng thương mại (riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho các khách hàng).
Gần 90% doanh nghiệp Bình Dương phục hồi lại sản xuất sau dịch
Khí thế mới sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, toàn tỉnh Bình Dương đã trở lại trạng thái bình thường mới diễn ra an toàn và linh hoạt.
Gần 90% doanh nghiệp tại Bình Dương phục hồi lại sản xuất với hơn 500.000 lao động đã trở lại nhà máy làm việc. Hiện phần lớn công nhân đã tiêm đủ vaccine để đi làm hàng ngày.
Công nhân trở lại nhà máy làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Nhiều ưu đãi thu hút lao động
Ghi nhận tại Công ty TNHH Ampacs International chuyên sản xuất linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Bàu Bàng đã tái khởi động sản xuất trở lại từ ngày 17/9 và đến nay, công nhân quay trở lại làm việc hơn 1.500 người, chiếm 25% trên tổng số lao động trước dịch.
Hiện công ty dần ổn định, nhưng do sợ lây nhiễm dịch bên ngoài vào nhà máy nên Ban giám đốc quyết định duy trì sản xuất "3 tại chỗ" kéo dài thêm một thời gian đợi tình hình ổn định sẽ có phương án sản xuất bình thường trở lại.
Nhằm phòng ngừa dịch COVID-19, Công ty Ampacs International tổ chức một quy trình rất nghiêm ngặt. Cụ thể, công nhân trước khi vào phân xưởng sản xuất chính thức phải qua 14 ngày cách ly tại ký túc xá của công ty. Trong những ngày cách ly vẫn được trả lương 170.000 đồng/ngày và sau khi vào làm chính thức được thưởng thêm 150.000 đồng/ngày.
Theo Ban giám đốc công ty Ampacs International, với mong muốn tiếp nhận 8.000 nhân công để sớm phục hồi đạt công suất 100%, nhà máy đang thực hiện các chính sách hỗ trợ về tiền lương, thưởng để khuyến khích thu hút lao động. Tuy nhiên, hiện công ty đang thu nhận dần dần công nhân vào làm việc do phải cách ly và sàng lọc COVID-19.
Tại Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam, Ban giám đốc cùng công đoàn cơ sở công ty cũng đã triển khai chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Cụ thể, công ty hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu và vẫn duy trì mức thu nhập hàng tháng hơn 8 triệu đồng kèm theo nhiều phúc lợi khác sau khi công nhân trở lại nhà máy đúng hẹn. Đặc biệt, công ty thưởng thêm từ 1,5 - 2 triệu đồng/người lao động làm việc trong tháng đầu tiên trở lại sản xuất.
Bà Trần Thị Hà Bình, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH May mặc Bowker Việt Nam cho biết, trong thời gian tạm ngưng hoạt động để chống dịch, công ty thực hiện những chính sách hỗ trợ cho người lao động với mức chi trả lương tối thiểu vùng, trao tặng hỗ trợ thực phẩm... Kể từ ngày 1/10 sau khi công ty hoạt động trở lại, những người lao động cũ trở lại làm việc đúng thời gian theo thông báo được ban giám đốc công ty thưởng ngay 2 triệu đồng/người. Nhờ vậy, sau khi nhà máy khôi phục sản xuất đã có 6.000 công nhân trở lại làm việc.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam Đào Ngọc Trung cho biết, trong thời gian tạm thời nghỉ sản xuất đế chống dịch COVID-19, công ty vẫn trả 50% mức lương tối thiểu vùng cho người lao động. Do đó, hầu hết công nhân, người lao động đã ở lại gắn bó với công ty, hiện có khoảng 1.700 công nhân đã đến nhà máy làm việc bình thường.
Doanh nghiệp được trao quyền chủ động
Công nhân của Công ty TNHH Uchyama Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP 2A, tỉnh Bình Dương) đã trở lại nhà máy sản xuất. Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Toàn cho biết, đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện mở cửa dần, tùy theo từng loại hình, quy mô; trong đó, nhiều doanh nghiệp đã tái khởi động sản xuất trở lại rất nhanh nhờ chủ động giữ chân được nguồn lao động bằng những chính sách chăm lo thiết thực trong mùa dịch cũng như vẫn duy trì trả lương, hỗ trợ nhu yếu phẩm...cho công nhân.
Đặc biệt, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được trao quyền chủ động về mô hình và phương thức tổ chức sản xuất. Trường hợp có F0 trong phạm vi hẹp của một dây chuyền, phân xưởng, bộ phận riêng biệt thì không cực đoan phong tỏa, đóng cửa cả doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Toàn cho hay, để triển khai phòng, chống dịch bệnh đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện "bình thường mới"; trong đó, kế hoạch của doanh nghiệp về mặt tổ chức chặt chẽ về tái khởi động sản xuất, quan tâm đến người lao động được cho là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp trở lại mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương đang triển khai áp dụng Thông tư 14/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cơ bản đã giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn của doanh nghiệp và thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ cho doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất trở lại.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã đánh giá cao việc nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp tranh thủ thời gian bình thường mới để mở cửa sản xuất. Hiện, Bình Dương xem các doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong qua trình duy trì mục tiêu vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch an toàn, linh hoạt. Theo đó, tỉnh đã tạo điều kiện, tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tùy theo khả năng, điều kiện.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất; trong đó, tổ chức thành lập nhiều Trạm y tế lưu động trong các khu công nghiệp sẵn sàng hỗ trợ khi doanh nghiệp và người lao động cần.
Từ đầu năm đến nay, bằng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần duy trì kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 24,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 1,5 tỷ USD; chỉ số công nghiệp của tỉnh vẫn tăng 2,93%, thương mại dịch vụ tăng 1,9% và thu ngân sách đạt 47.900 tỷ đồng bằng 82% dự toán...
Làm thế nào để người lao động trở lại TP.HCM làm việc? Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đứng trước bài toán thiếu hụt lao động, các tỉnh phía nam cần kêu gọi, động viên, đưa ra phúc lợi thỏa đáng để kéo người người dân trở lại làm việc. Trong văn bản gửi Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố tối 7/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất thực hiện một số...