Ngành nào được ngân hàng rót tiền nhiều nhất?
Biết được sự phân bổ dư nợ tín dụng của ngân hàng vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế là điều cần thiết, giúp đánh giá được rủi ro cũng như nhận định được triển vọng từng ngành để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Trước sự xuất hiện của dịch Covid-19, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của các ngân hàng vẫn không có sự thay đổi đáng kể.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của 18 ngân hàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Do 3 “ông lớn” Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG) và BIDV (BID) không công bố thuyết minh dư nợ cho vay theo ngành tại ngày 30/06/2020, vì vậy, tính theo số liệu tổng hợp 18 ngân hàng, có gần 3.5 triệu tỷ đồng dư nợ cho vay được phân bổ vào các ngành nghề kinh doanh chính, chỉ tăng 3.7% so với đầu năm. Trong đó, ngân hàng tập trung nguồn vốn tín dụng lớn nhất vào ngành bán buôn, bán lẻ với hơn 670,493 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19.3% và tăng nhẹ 5% so với đầu năm.
Agribank là nhà băng cho ngành bán buôn, bán lẻ vay nhiều nhất với dư nợ cho vay hơn 324,338 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm, tỷ trọng tăng từ 28.04% lên mức 28.56%. Đứng vị trí thứ hai nhóm ngân hàng rót tiền vào ngành này nhiều nhất thuộc về MB với dư nợ cho vay ở mức 60,707 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu kỳ, chiếm tỷ trọng 23.23% trong cơ cấu ngành.
Tăng 22% dư nợ cho vay ngành bán buôn, bán lẻ so với đầu năm, lên mức 17,290 tỷ đồng, OCB là ngân hàng rót vốn vào ngành này tăng mạnh, với tỷ trọng chiếm 22.36%. Kế đến là SHB với dư nợ cho vay đạt 54,045 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm và chiếm 18.81% tỷ trọng.
Ngành hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (tiêu dùng hộ gia đình) chiếm tỷ trọng dư nợ cho vay lớn thứ hai với 14.9%, đạt 517,694 tỷ đồng.
Video đang HOT
Xét về tốc độ tăng trưởng, ngành hành chính và hỗ trợ có dư nợ vay ngân hàng tăng khá mạnh trong nửa đầu năm nay với 27% so với đầu năm, từ 94,885 tỷ đồng lên mức 120,713 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành này chỉ ở mức 3.5%
Với dư nợ vay tăng 21% so với đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ hai được ngân hàng ưu tiên tăng rót vốn, từ 154,071 tỷ đồng lên mức 186,517 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5.4%.
Đối với ngành xây dựng, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng chỉ tăng 4% so với đầu năm, lên mức 243,312 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7%.
Ngược lại, dư nợ vay ở lĩnh vực chính trị cũng giảm mạnh, từ 9,005 tỷ đồng xuống còn 1,279 tỷ đồng, tương đương mức giảm 86% so với đầu năm. Đây cũng là ngành có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.
Ngành nào được kỳ vọng thúc đẩy tín dụng trong nửa cuối năm?
Theo kết quả điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) được Ngân hàng Nhà nước công bố, mặc dù các TCTD vẫn đánh giá nhu cầu tín dụng tăng trong 6 tháng đầu năm 2020, tuy nhiên, đã điều chỉnh mạnh từ mức 91% TCTD kỳ vọng tăng ghi nhận tại tháng 12/2019 xuống còn 64% tại ngày 05/06/2020.
Đặc biệt, các TCTD điều chỉnh kỳ vọng đối với nhu cầu vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, đầu tư và kinh doanh du lịch. Nguyên nhân chủ yếu do diễn biến tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu, thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.
Các TCTD kỳ vọng sự cải thiện đáng kể nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2020 trên cơ sở dự báo về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, cơ hội, nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các nhóm khách hàng.
Nhận định của TCTD về ngành nghề tạo động lực cho tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020. Đvt: %
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
NHNN cũng cho biết, theo đánh giá của các TCTD, mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay trong 6 tháng cuối năm 2020 tăng ít hơn so với 6 tháng đầu năm 2020. Tính chung trong cả năm 2020, các TCTD nhận định mặt bằng rủi ro tín dụng chủ yếu “tăng” lên so với năm 2019.
Các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2020 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu, xây dựng và dệt may. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là bán buôn, bán lẻ (47%); dệt may (41%) và xây dựng (40%).
Đánh giá tổng thể trong cả năm 2020, bán buôn, bán lẻ vẫn là lĩnh vực được nhiều TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng nhiều nhất (46.9%); tiếp đến là xây dựng (43.9%); xuất nhập khẩu (41.8%) và Dệt may (40.8%). Đây cũng là 4 lĩnh vực được phần lớn các TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2021, trong đó xuất nhập khẩu được nhiều TCTD lựa chọn nhất.
VN-Index vượt mốc 765 điểm
Phiên giao dịch ngày 13-4, VN-Index hồi phục ngay từ khi mở cửa, sắc xanh lan tỏa khắp các nhóm ngành như: hàng không, dầu khí, ngân hàng... Về cuối phiên, áp lực chốt lời xuất hiện khiến cho đà tăng của VN-Index bị thu hẹp. Trong đó, các cổ phiếu trụ cột như: MSN, PLX, VNM, ROS, SSI đều mất giá. Chốt phiên, VN-Index tăng 7,85 điểm, lên mức 765,79 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,98 điểm lên mức 107,16 điểm.
Diễn biến VN-Index và HNX-Index, phiên giao dịch ngày 13-4.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm suốt phiên, VNXALL-Index chốt phiên tăng 13,82 điểm ( 1,29%), lên mức 1.082,49 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với KLGD đạt 248,62 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 4.349,48 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 204 mã tăng giá, 79 mã đứng giá và 99 mã giảm giá.
* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 107,16 điểm, tăng 0,98 điểm ( 0,92%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 35,84 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 382,23 tỷ đồng. Toàn sàn có 74 mã tăng, 235 mã đứng giá và 61 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 2,15 điểm ( 1,08%) và lên mức 202,37 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 22,15 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 305,16 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 15 mã tăng, 7 mã đi ngang và 8 mã giảm giá.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 50,86 điểm, tăng 0,23 điểm ( 0,45%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng KLGD đạt hơn 13,67 triệu CP, GTGD tương ứng đạt hơn 137,78 tỷ đồng.
* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 7,85 điểm ( 1,04%) và lên mức 765,79 điểm. Thanh khoản đạt hơn 231,00 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 4.202,01 tỷ đồng. Toàn sàn có 230 mã tăng, 70 mã đứng giá và 119 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 tăng 10,63 điểm ( 1,53%) và ở mức 706,37 điểm. Thanh khoản đạt hơn 104,75 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 2.809,08 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 21 mã tăng, 4 mã đi ngang và 5 mã giảm giá.
Năm CP có khôi lương giao dịch nhiêu nhât là ROS (hơn 13,46 triệu đơn vị), POW (hơn 9,33 triệu đơn vị), HPG (hơn 9,03 triệu đơn vị), STB (hơn7,68 triệu đơn vị), PVD (hơn 7,20 triệu đơn vị).
Năm CP tăng giá nhiều nhất là DRH (6,98%), VPB (6,97%), TNA (6,97%), MSH (6,95%), BHN (6,94%).
Năm CP giảm giá nhiều nhất là VPG (-24,27%), DXV (-7,00%), VNL (-6,92%), TCR (-6,90%), ABS (-6,87%).
* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 210.407 hợp đồng được giao dịch, giá trị 14.474,91 tỷ đồng.
K.A
HAGL Agrico giải trình nguyên nhân thua lỗ, hé lộ kế hoạch năm 2020 Năm 2020, HAGL Agrico dự kiến đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.307 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đưa ra 566 tỷ đồng, tập trung vào mảng cây ăn trái. Mới đây, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) vừa có văn bản giải trình về nguyên nhân thua lỗ trong năm 2019 và phương án...