Ngành nào đón đầu xu hướng?
Ngày 18.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến ‘IT và Big Data: Học ngành nào để đón đầu xu hướng?’.
Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra nhiều lời khuyên cho học sinh lựa chọn ngành học – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tại chương trình, các chuyên gia đã đưa ra nhiều lời khuyên cho học sinh đang dự định lựa chọn để học ngành này. Chương trình được phát sóng trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Không ngành nghề nào không cần đến CNTT
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM, Phó chủ tịch Ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM, công nghệ thông tin (CNTT) hay còn gọi là IT đã có mặt khá lâu ở Việt Nam, đang góp phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Thời gian gần đây, khi có điện thoại di động thông minh, điện toán đám mây, CNTT càng trở nên gần gũi với mọi người. Các phần mềm từ mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến hay ở mùa dịch này là học trực tuyến… đang rất phát triển. Có rất nhiều hoạt động trong nhà trường, từ quản lý, vận hành, tổ chức nhà trường cho đến vận hành doanh nghiệp từ xa. Gần như không có ngành nghề nào không cần đến IT.
Từ phía nhà đào tạo, thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm thông tin truyền thông Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, cũng cho biết: “Ngày nay, việc ứng dụng Big Data và IT rất gần gũi trong cuộc sống. Ngay tại trường, mục đích cuối cùng khi đào tạo là hướng đến việc làm trong doanh nghiệp, dù là ngành CNTT đã được mở nhiều năm nay hay ngành mới mở như Khoa học dữ liệu”.
Không lo thất nghiệp
Nhiều học sinh tuy quan tâm khối ngành này nhưng cũng e ngại cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Ông Vũ Anh Tuấn cho biết trong trường ĐH, thầy cô sẽ dạy kiến thức nền tảng. Khi đi làm, các doanh nghiệp mới “đắp” thêm kiến thức cần thiết. Nhưng những năm gần đây, các trường đã bám rất sát xu hướng phát triển công nghệ. Vì vậy, sự tiếp cận ngành nghề của sinh viên học CNTT hiện nay là rất tốt, rất dễ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho biết hiện nay tại TP.HCM chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp CNTT nhưng có đến 300.000 doanh nghiệp ứng dụng CNTT. Tất cả doanh nghiệp đều phải ứng dụng. Vì vậy, cơ hội việc làm luôn rất lớn. Đừng nghĩ học CNTT chỉ làm doanh nghiệp CNTT mà là làm ở tất cả mọi công ty cần ứng dụng CNTT. Khởi nghiệp CNTT càng có lợi thế hơn các ngành khác và cơ hội thành công cũng lớn nhất.
“Sinh viên ngành này không thiếu việc làm, chỉ có điều chịu học hay không. Doanh nghiệp đã đến tận trường, phối hợp rất kỹ lưỡng, trường cũng giảng dạy hết mình. Chúng tôi còn nói doanh nghiệp sẽ “bao” luôn đầu ra khi tốt nghiệp, trừ khi các em không chịu học”, ông Tuấn nói.
Cơ hội nghề nghiệp cho nữ ngành CNTT
Trả lời thắc mắc của một nữ sinh là nhiều người đi trước cho rằng nữ không nên học CNTT. Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ nhiều người ngộ nhận chỉ con trai mới phù hợp với ngành này. Thực chất ngành này rất phù hợp với các bạn nữ. SV không cần phải quá giỏi về toán, chỉ cần biết toán cơ bản, phần còn lại là sự tỉ mỉ, óc quan sát, sự tập trung. Một số doanh nghiệp về IT đang rất cần nữ. Nhất là những ngành như mạng máy tính và truyền thông, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, thương mại điện tử… đều phù hợp với nữ.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, thậm chí ở nhiều khía cạnh, nữ làm CNTT còn tốt hơn nam vì tính tỉ mỉ, cẩn thận. Hoặc trong công việc viết phần mềm thì việc kiểm tra rất quan trọng, nữ tìm ra lỗi nhanh hơn nam, lại cẩn thận hơn. Nghề CNTT bây giờ khi điện thoại, máy tính, mạng phát triển thì không có nghĩa học CNTT là phải đi kéo cáp, gõ code… mà còn làm trong doanh nghiệp ứng dụng. Khi đối tác chuyển giao, người làm CNTT cũng tiếp quản và cùng đối tác vận hành. Việc này không còn phân biệt nữ hay nam nữa.
Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích cũng cho biết ngành CNTT đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhiều khi lại rất thuận lợi cho các bạn nữ.
Các ngành thuộc nhóm ngành CNTT
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Ngành CNTT (có các chuyên ngành: khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, mạng máy tính và truyền thông, hệ thống thông tin), an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý, thương mại điện tử.
Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM: Ngành CNTT (có 4 chuyên ngành: hệ thống thông tin, mạng máy tính, công nghệ phần mềm, an toàn thông tin), khoa học dữ liệu.
Chọn ngành học tương lai khối ngành kỹ thuật và công nghệ
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 19.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề “Chọn ngành học tương lai nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ”. Chương trình được phát sóng trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Chuyên gia tham dự buổi trực tuyến sẽ có những dự báo nhu cầu nhân lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai liên quan khối ngành này. Đại diện các trường có đào tạo khối ngành này sẽ cung cấp thông tin tuyển sinh mới nhất của trường mình trong năm 2020.
Chuyên gia tham gia chương trình gồm: tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức; PGS-TS Nguyễn Thế Dương, Trưởng khoa Xây dựng Trường ĐH Duy Tân; thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang; PGS-TS Nguyễn Trọng Phước, Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Xây dựng Trường ĐH Mở TP.HCM; PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng; tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; thạc sĩ Đường Anh Tân, Giám đốc Trung tâm thực hành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.
B.Hân
Theo thanhnien
Cập nhật: Các trường đại học cho sinh viên nghỉ kéo dài đến tháng 4
Nhằm tránh Covid-19, nhiều trường đại học tiếp tục quyết định cho sinh viên nghỉ đến cuối tháng 3.
Ảnh minh họa
Sáng 13/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo tiếp tục tạm hoãn tổ chức học tập trung cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ ngày 16/3/2020 đến hết ngày 22/3/2020.
Tương tự, ĐH Ngoại thương thông tin, sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo tại cả 3 cơ sở (Trụ sở chính Hà Nội, Cơ sở II - Tp Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh) tiếp tục học không tập trung trong tuần 16-21/03/2020. Trường hợp đặc biệt phải tổ chức học tập trung, các đơn vị phải xin ý kiến Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của trường trước khi triển khai.
Trong thời gian không tập trung tại trường, các lớp học sẽ tiếp tục tổ chức học tập trực tuyến trên Hệ thống LMS của trường và/hoặc bằng các công cụ giảng dạy trực tuyến thông dụng hiện nay, thực hiện theo Hướng dẫn tại Thông báo số 10/TB-QLĐT ngày 14/02/2020 của Phòng QLĐT Hướng dẫn về việc hỗ trợ trực tuyến cho sinh viên chính quy bậc đại học từ ngày 17/02/2020. Giảng viên giảng dạy các lớp tín chỉ chủ động lên kế hoạch giảng dạy trực tuyến theo thời khóa biểu, thông báo cho sinh viên của mình tham gia học tập đầy đủ, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Trường hợp đặc biệt, có lý do hợp lý, giảng viên không thể tổ chức học trực tuyến, giảng viên thông báo cho Phòng QLĐT qua đường link https://bit.ly/dangky_hocbu, nhà trường sẽ sắp xếp lịch dạy bù.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Đại học Đà Nẵng vừa có công văn số 870/ĐHĐN-VP yêu cầu các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 đồng thời thông báo cho sinh viên/học viên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ đến hết ngày 29/3.
Đối với sinh viên, học viên quốc tế, tình nguyện viên quốc tế tạm thời chưa quay lại Việt Nam cho đến khi có thông báo của Nhà trường. Tạm dừng việc đón, tiếp các đoàn khách quốc tế từ vùng có dịch và không cử cán bộ viên chức, sinh viên đến vùng có dịch công tác, học tập, nghiên cứu, giao lưu...
Trường ĐH Thái Nguyên cũng vừa có thông báo tiếp tục tạm hoãn tổ chức học tập trung cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ ngày 16/3/2020 đến hết ngày 22/3/2020. Trong thời gian này, sinh viên học theo hình thức từ xa.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM thông báo dời lịch học đến hết ngày 29/3/2020.
Nhà trường cho hay, trước đó, theo kế hoạch học viên, sinh viên trường sẽ bắt đầu học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 từ ngày 16/3/2020. Tuy nhiên, ngay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu thì nhà trường nhận thấy vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có thông báo về việc tiếp tục lùi thời gian học do dịch bệnh Covid-19.
Thông báo cũng ghi rõ, trong thời gian chưa đi học, đề nghị sinh viên và học viên cập nhật thường xuyên các thông báo của trường và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tiếp tục cập nhật.
ĐỖ HỢP (tienphong.com)
Ứng phó với Covid-19, nhiều trường ĐH cho sinh viên nghỉ học đến tháng 4 Chiều 12/3, hai trường đại học phía Nam thông báo lùi thời gian học do tránh Covid-19 sang đến hết ngày 5/4. Đồng thời, có thêm 5 trường ĐH khác tại TPHCM quyết định cho SV nghỉ đến cuối tháng 3. Hai trường tiên phong nghỉ học sang tháng 4 Chiều ngày 12/3, Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có thông báo về...