Ngành nào cũng lãng phí nguồn lực!
Đó là nhận định của ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT), khi nói về tình trạng lãng phí nguồn lực
Nhiều cử nhân sư phạm không có việc làm, dù tốt nghiệp loại khá, giỏi. Ông nghĩ sao về tình trạng này?
- Ông Hoàng Đức Minh: Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng tổng thể giáo viên của ngành là thiếu nhưng nhiều nơi vẫn thiếu – thừa cục bộ. Tình trạng sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc là không tránh khỏi. Việc tuyển dụng giáo viên đã được Bộ GD-ĐT phân cấp rất cụ thể trong Thông tư 62, Theo đó, các sở GD-ĐT sẽ chủ động chỉ đạo và lập kế hoạch tuyển dụng vào tháng 3, tháng 4 hằng năm và UBND tỉnh, thành sẽ phê duyệt chỉ tiêu.
“Chưa có chỉ tiêu” là câu trả lời quen thuộc của nhiều sở GD-ĐT khi từ chối đề nghị xin việc của các cử nhân sư phạm. Làm cách nào giải bài toán hễ ra trường là thất nghiệp?
- Một mình Bộ GD-ĐT không thể giải được mà cần sự chung tay của nhiều bên, Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT, thậm chí là cả phía sinh viên. Cùng với việc cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt quy hoạch, các tỉnh, thành cũng phải xây dựng kế hoạch, chủ động thông báo rộng rãi nhu cầu tuyển; người được tuyển cũng phải nắm bắt thông tin tuyển dụng, phải xác định tương lai mình học ra có việc làm hay không. Có thể họ muốn về TP nhưng TP thừa giáo viên rồi thì phải chấp nhận về nông thôn, miền núi – những nơi có nhu cầu.
Có ý kiến cho rằng cần thiết phải đào tạo theo nhu cầu sử dụng của xã hội để tránh lãng phí, ông nghĩ sao?
- Đào tạo theo địa chỉ đã thực hiện nhiều năm, các địa phương thực hiện cử tuyển cũng đã chọn theo đúng nhu cầu ngành nghề và kết nối đối với các cơ sở đào tạo. Về đào tạo theo đặt hàng, các nơi cũng đã thực hiện và sau hội nghị các trường sư phạm, Bộ GD-ĐT cũng đã chuẩn bị ban hành chương trình phát triển các trường sư phạm đến năm 2020. Đào tạo theo đặt hàng cũng là một nội dung quan trọng được đưa ra bàn và sẽ làm mạnh hơn trong thời gian tới. Chúng tôi hy vọng sự kết nối của những trường sư phạm với các cơ sở sử dụng sẽ thông thoáng hơn, có luồng chảy rõ hơn.
Video đang HOT
Đầu vào của sinh viên sư phạm thấp sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế và hệ quả của nó là chất lượng giáo dục sẽ thấp theo?
- Chưa có số liệu tổng kết về mùa tuyển sinh năm nay của Vụ Giáo dục ĐH nên cũng khó có thể khẳng định chắc chắn điều gì. Tuy nhiên, theo tôi, việc phát triển đội ngũ của ngành là nhiệm vụ phải thúc đẩy chứ không chỉ vì chất lượng đầu vào. Nên tôn trọng chất lượng đầu vào của mỗi ngành theo lựa chọn của thí sinh. Không phải chỉ ngành giáo dục mà nhiều ngành khác cũng lúc trồi lúc sụt theo thực tế nhưng không có nghĩa đó là bức tranh bi đát mà còn có quá trình đào tạo rồi bồi dưỡng lâu dài. Theo tôi, đầu vào không quyết định được toàn bộ.
Cử nhân sư phạm thất nghiệp khiến kiến thức bị mai một, đây là sự lãng phí lớn. Làm sao giải quyết thấu đáo tình trạng này?
- Tôi nghĩ kiến thức mỗi người được đào tạo trong trường là một chuyện, còn qua quá trình làm việc sẽ được bổ sung rất nhiều. Chưa ai cân đo đong đếm rằng vừa đào tạo nhân lực ra và sử dụng ngay thì không lãng phí. Không làm ngành này thì có thể làm ngành khác và kiến thức đó có thể được sử dụng gián tiếp.
Cử nhân sư phạm phải đi làm công nhân mà không lãng phí sao, thưa ông?
- Ngành khác cũng vậy thôi. Học xong ngành này nhưng làm việc ở ngành khác là điều đang xảy ra trong xã hội. Đây không phải là vấn đề của một ngành, một cá nhân mà nhiều nơi phải cùng chung tay khắc phục. Bài toán của cả nước là làm sao tuyển dụng phải gắn kết với đào tạo, vì vậy Chính phủ mới yêu cầu phải có quy hoạch nhân lực, không chỉ riêng sư phạm mà tất cả các ngành.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng yêu cầu các địa phương phải là kênh cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo và nơi sử dụng kết nối với nhau, các bộ chủ quản là nơi cung cấp thông tin tổng thể cho địa phương. Cần giải bài toán này từ việc quy hoạch và thông tin hai chiều. Khi cung – cầu chưa gắn bó với nhau thật rõ ràng, người được sử dụng cũng chưa có những thông tin đầy đủ thì chắc chắn vẫn có những khoảng cách.
Theo dân trí
Nghề giáo vất vả mưu sinh
Mỏi mòn chờ xin việc, nhiều cử nhân sư phạm phải bươn chải bằng đủ nghề tạm bợ để mưu sinh.
Từ những năm học phổ thông, Lê Văn Kiệt (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) là một học sinh giỏi môn sử. Sau khi tốt nghiệp THPT, mong muốn thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo, Kiệt chọn ngành sư phạm. Một lý do khác để Kiệt chọn ngành này vì học sư phạm không phải đóng học phí.
Gian nan tìm việc
Tốt nghiệp năm 2008 với tấm bằng loại khá, Kiệt nộp hồ sơ vào Sở GD-ĐT Vĩnh Long chờ ngày phân công đi dạy. Kiệt ngao ngán: "Mỏi mòn chờ đợi để rồi tôi nhận được thông báo không bố trí được công việc. Từ đó, tôi làm nhiều nghề kiếm sống vì bằng sư phạm rất khó tìm việc ở những lĩnh vực khác". Cuộc sống bấp bênh, Kiệt ra Phú Quốc làm thuê trên tàu đánh bắt cá của ngư dân với số tiền chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng. Nản lòng, Kiệt trở về quê xin vào các công trình xây dựng làm phụ hồ. Sau đó, Kiệt được nhận vào làm việc tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Trà Ôn. "Khóa cử nhân sư phạm sử năm học 2004-2008 có tới 60 người nhưng theo tôi được biết có đến phân nửa trong số đó làm trái nghề. Nhiều người hiện nay thất nghiệp, cuộc sống khó khăn" - Kiệt cho biết.
Tương tự, Dương Ngọc Thùy (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) cầm tấm bằng cử nhân ngữ văn của Trường ĐH Cửu Long không xin được nơi dạy đã đi bán cà phê. Còn Trần Thị Thanh Quyên (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cũng đang "hồi hộp" chờ kết quả xin việc từ Sở GD-ĐT Vĩnh Long. Quyên cho biết: "Tôi vừa tốt nghiệp ngành sư phạm lý - sinh Trường ĐH Cần Thơ vào tháng 6-2011. Đã bị rớt đợt xét tuyển giáo viên lần 1, đang chờ xét lần 2".
Theo TS Phạm Phúc Vĩnh (Trường ĐH Đồng Tháp), trước năm 2000, số sinh viên ngành sư phạm ra trường cộng với nhiều nguồn khác vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên của vùng, do đó nhiều trường đại học tại ĐBSCL mở thêm nhiều ngành sư phạm là ĐH Cần Thơ, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp, ĐH Tiền Giang, ĐH Bạc Liêu. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành giáo dục không đánh giá được nhu cầu thực tế nên dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Nhiều sinh viên đã làm việc trái nghề hoặc thất nghiệp.
Đi dạy đã 25 năm nhưng thầy Nguyễn Thanh Hà sống trong ngôi nhà mục nát
Lâm cảnh nợ nần
Nhiều giáo viên tại Trường THCS Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) đều xúc động khi nhắc đến hoàn cảnh của thầy Nguyễn Thanh Hà. Đi dạy đã 25 năm nhưng thầy cùng gia đình đang sống trong căn nhà mục nát và lâm cảnh nợ nần. Hiện thầy Hà đang thiếu nợ 2 ngân hàng với tổng số tiền 65 triệu đồng. Con gái út của thầy là cháu Nguyễn Thị Kim Xuyến bị hở van tim 2 lá nặng bẩm sinh nhưng với đồng lương ít ỏi, nhà nghèo, thầy không thể đưa con đi phẫu thuật.
Vừa qua, con gái lớn của thầy Hà cũng vừa đậu vào một trường trung cấp, gia đình càng thêm khó khăn. "Đi dạy 25 năm nay, lương nhích từng chút, không theo kịp giá cả. Hằng tháng thu nhập của tôi chỉ gần 4 triệu đồng mà phải trả nợ và lãi ngân hàng hết 3 triệu đồng, chỉ còn vỏn vẹn 1 triệu đồng lo tiền thuốc và tiền ăn học cho 2 con" - thầy Hà trầm tư. Ngôi nhà vách lá được lót bằng những miếng ván cũ kỹ ngay mé sông, mấy ngày qua nước ngập lênh láng, nhiều tấm gỗ mục nát sắp rơi xuống sông. "Từ khi đi dạy đến nay, tôi chưa có căn nhà đàng hoàng để ở, mưa thì dột, khi nước lên lại ngập tới đầu gối. Bây giờ nếu chuyển nghề, tôi cũng không biết làm gì nữa" - thầy Hà băn khoăn.
Mất cân đối cung cầu Ông Phan Văn Sơn, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính Sở GD - ĐT tỉnh An Giang, cho biết trong năm học 2011-2012, chỉ tiêu tuyển dụng của tỉnh hơn 1.000 giáo viên nhưng số hồ sơ nộp vào là 1.300. Còn tại tỉnh Đồng Tháp, trong năm học 2010-2011 tuyển dụng khoảng 700 giáo viên các cấp nhưng có hơn 1.600 người nộp hồ sơ.
Theo dân trí
Tốt nghiệp ngành Sư phạm, đi bán hàng tạp hóa Đó là một phần thực trạng n nay của sinh viên tốt ngp ngành Sư phạm. Ngoài việc bán hàng tạp hóa, nhiều cử nhân Sư phạm ra trường không tìm được việc phải làm đủ nghề như day gia sư, lam nhân viên bao hiêm, nhân viên ban hang... Là người trong cuộc, hiểu được thực trạng, nắm rõ mọi khón, bất...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam đắc tội với cả Triệu Lệ Dĩnh và Lưu Diệc Phi, đóng phim với ai cũng chơi xấu người đó
Hậu trường phim
23:52:20 21/04/2025
Những yếu tố làm nên hành trình Tìm Xác: Ma Không Đầu ra rạp tháng 4 này
Phim việt
23:42:31 21/04/2025
Bắt gặp mỹ nhân từng thi Hoa hậu ăn thức ăn thừa ở nhà hàng, đóng phim nhiều năm vẫn không đủ sống
Sao châu á
23:38:04 21/04/2025
Nam nghệ sĩ bị đột quỵ: "Tôi chết lâm sàng mấy giây, được đưa vào bệnh viện ở Hà Nội"
Sao việt
23:26:40 21/04/2025
Bộ VHTT&DL nói về thông tin 'ưu tiên concert Anh trai say hi hơn tuyển Việt Nam'
Nhạc việt
23:23:35 21/04/2025
9 thí sinh đầu tiên vào top 30 'Tân binh toàn năng' gây sốt mạng xã hội
Tv show
23:19:10 21/04/2025
3 triệu lượt xem CEO tỷ phú có phản ứng đặc biệt khi Lisa thổ lộ tình cảm tại Coachella
Nhạc quốc tế
22:55:58 21/04/2025
Elizabeth Hurley công khai hẹn hò cha của Miley Cyrus
Sao âu mỹ
22:43:03 21/04/2025
Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, nội tạng 'bẩn' tại chợ đầu mối gia cầm ở Hà Nội
Pháp luật
22:35:09 21/04/2025
Quảng Bình: Tìm thấy thi thể 2 học sinh mất tích khi đi tắm sông
Tin nổi bật
22:24:07 21/04/2025