Ngành kinh tế vẫn “thượng phong”
Sau gần hai tuần nhận hồ sơ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, các trường THPT, các điểm thu nhận hồ sơ đang dần nhận ra những điểm đáng chú ý trong xu hướng chọn ngành của thí sinh kỳ tuyển sinh năm nay.
Sau gần hai tuần nhận hồ sơ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, các trường THPT, các điểm thu nhận hồ sơ đang dần nhận ra những điểm đáng chú ý trong xu hướng chọn ngành của thí sinh kỳ tuyển sinh năm nay.
Chiều 27-3, công tác hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã hoàn tất. Cô Nguyễn Thị Phượng – giáo viên phụ trách hướng nghiệp nhà trường – cho hay năm nay trường có khoảng 1.000 học sinh dự thi ĐH nhưng đã đăng ký mua đến 6.800 hồ sơ đăng ký dự thi.
“Nếu cứ lao vào học kinh tế mà không tính kỹ, ra trường với trình độ nhàng nhàng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành này bị thất nghiệp có thể sẽ nhiều nhất trong các khối ngành” TS Phạm Mạnh Hà
Kinh tế vẫn “thượng phong”
Về lựa chọn ngành nghề của học sinh, cô Phượng thông tin: “Qua tìm hiểu tâm tư của trò, tôi thấy nhóm ngành kinh tế vẫn ở thế “thượng phong”. Những bạn có học lực trung bình khá, khá vẫn theo kinh tế nhiều, nhưng năm nay có chuyển biến nho nhỏ. Đó là nhóm học sinh giỏi đã có phần chuyển dịch sang kỹ thuật, công nghệ như dầu khí, công nghệ thông tin…thay vì dồn vào kinh tế như những năm trước”.
Tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), thầy Đào Văn Tám – giáo viên phụ trách tuyển sinh – cho biết trong 590 học sinh dự thi ĐH, CĐ rất nhiều bạn tìm hiểu để đăng ký vào nhóm ngành kinh tế, đặc biệt là kế toán như những năm trước.
Trong khi đó, thầy Đỗ Hoàng Điệp – hiệu trưởng Trường THPT Xuân Giang, một trường ở khu vực ngoại thành Hà Nội – cho biết: “Phần đông học sinh cho rằng đăng ký khối ngành kinh tế để “tăng cơ hội trúng tuyển” vì số trường tuyển ngành kinh tế – tài chính – thương mại hiện nay khá nhiều”.
Cô Bùi Thị Minh Nga – phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hà Nội – cũng cho biết: “Phần đông học sinh dự thi khối A, D đều mong muốn vào các trường khối kinh tế. Nhiều trường, nhiều cơ hội xét tuyển, nhiều cơ hội công việc là những gì các em nghĩ về khối ngành kinh tế. “Tham khảo ý kiến học sinh thì không học sinh nào thích vào sư phạm”- cô Nga thông tin.
Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, nơi phòng tư vấn tâm lý – hướng nghiệp thường xuyên có người thường trực để tư vấn cho học sinh cuối cấp, cán bộ phụ trách cho biết: nhiều học sinh bày tỏ chỉ muốn thi vào khối ngành kinh tế vì “dễ xin việc, dễ chuyển đổi công việc, thu nhập ổn định”. Một số khác đăng ký ngành kinh tế vì “dễ hiểu hơn những ngành khối công nghệ – kỹ thuật và hấp dẫn hơn các ngành sư phạm, nông lâm”.
Trao đổi với PV về xu hướng chọn ngành năm nay của học sinh cuối cấp THPT, TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia về tâm lý hướng nghiệp – Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội, nhận định: “Qua điều tra của chúng tôi, năm nay khối ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng vẫn được ưa chuộng và sẽ có tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao nhất. Khối kỹ thuật công nghệ, nhân văn có nhích hơn năm trước một chút, nhưng không đáng kể”.
Video đang HOT
Ghi nhận ban đầu cho thấy năm nay khối C vẫn bị “lép vế”. Thầy Nguyễn Minh Triết – hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hóc Môn, TP.HCM) – cho hay. Rất ít em chọn Khối C vì tâm lý gia đình, phụ huynh cho rằng ít có cơ hội việc làm, học sinh cũng không thích khối thi này lắm nên không chọn”.
Học sinh Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ chiều 27-3
Nỗ lực thay đổi
Đứng trước thực tế này, nhiều trường đã phải đẩy mạnh công tác hướng nghiệp. Bà Nguyễn Thị Nhâm Huyền – phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, cho biết: “Năm nay, thầy cô đã có những định hướng cụ thể hơn như đặt tình huống năm năm nữa, liệu những ngành học sinh đang ào ào lựa chọn có cần nhiều nhân lực như dự đoán hiện nay không. Thầy cô đã phải giải thích tường tận cho học sinh hiểu rõ hơn về nhiều ngành tiềm năng mà các em không biết hoặc không quan tâm như công nghệ sinh học, môi trường, tâm lý, xã hội học, điều dưỡng… “.
Thống kê và điều tra ban đầu của trường cho thấy có đến 1/4 học sinh lớp 12 năm nay sẽ chọn đăng ký khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn tận nơi, số thí sinh giữ ý định này chỉ còn khoảng 15%.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thì Nhậm (Thanh Trì, Hà Nội), cho hay các năm học trước học sinh đổ dồn vào các ngành “hot” như kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, nhưng do lực học chưa đạt nên tỉ lệ đỗ ĐH của trường tương đối thấp.
Do đó, ngay từ đầu năm học 2011-2012, trường đã chủ trương định hướng, tư vấn nghề nghiệp thật tốt để tỉ lệ đi học tiếp tại các trường kể cả ĐH, CĐ, TCCN của học sinh lớp 12 được tăng tối đa. Năm học này, rà soát lực học hiện tại của khối 12 thì thấy số học sinh khá, giỏi của trường chỉ hơn 32%. Số học sinh còn lại là đối tượng cần điều chỉnh trong định hướng nghề nghiệp”- bà Hà nói.
Theo bà Hà, năm nay trường vận động 100% học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Sau đó trường mời cả chuyên gia tư vấn hướng nghiệp đến tận trường tư vấn cho phụ huynh, học sinh, giúp cả phụ huynh và học sinh thấy “ĐH không phải là con đường duy nhất”. Theo bà Hà, qua thăm dò cho thấy việc lựa chọn của các em đã đa dạng hơn trước, ngoài kinh tế – tài chính đã có những em dự kiến đăng ký ngành mỹ thuật, tâm lý học, công an…
Còn thầy Đỗ Hoàng Điệp cho biết sau khi tư vấn, tỉ lệ học sinh đăng ký các ngành kinh tế và các ngành kỹ thuật công nghệ cân bằng hơn, khoảng 50/50.
1/4 vào kinh tế Đến ngày 27-3, phòng tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT ở TP.HCM đã nhận được khoảng 120 hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do. Số hồ sơ ĐKDT đã nhận tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT ở TP.HCM có khoảng 1/4 vào nhóm ngành kinh tế tại các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM như: Kinh tế, Ngoại thương, Ngân hàng, Tài chính – marketing, Kinh tế – luật (ĐHQG TP.HCM), Sài Gòn, CĐ Kinh tế đối ngoại, CĐ Tài chính hải quan…Còn lại có khoảng 10 hồ sơ ĐKDT vào ngành y dược tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Học viện Quân y và rải rác ở các trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Đà Lạt…
Theo V.Hà – N.Hà – H.Bình (Tuổi trẻ)
Học lực khá, nên thi ngành Kinh tế trường nào?
Cơ hội việc làm của ngành Quảng cáo? Học lực khá nên thi ngành kinh tế trường nào? Học ngành Luật Kinh doanh nên chọn trường nào? Thi vào trường Công an có được xét tuyển vào trường đại học khác? Học ngành Vật lý hạt nhân ra làm việc ở đâu?
Thí sinh dự thi đại học năm 2011
Em đang dự định thi ngành Quảng cáo và thắc mắc không biết ngành Quảng cáo ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân với Học viện Báo chí và tuyên truyền khác nhau như thế nào? Và cơ hội việc làm của ngành này? Năm ngoái trường Kinh tế Quốc dân không tuyển ngành này, liệu năm nay có tuyển nữa không? (snoopylikeho@yahoo.com)
Ngành Quảng cáo là 1 chuyên ngành trong ngành Truyền thông Maketting của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và chuyên ngành Quảng cáo chỉ được học và phân ngành vào năm cuối của chương trình đại học. Do vậy, chương trình đào tạo của trường thiên về Marketting nhiều hơn. Trường vẫn tiếp tục tuyển sinh ngành này.
Còn ngành Quảng cáo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc chuyên ngành của ngành Quan hệ công chúng do vậy thiên về tính chất báo chí nhiều hơn. Mỗi chương trình đào tạo của từng trường đều theo thế mạnh của trường đó.
Ngành Quảng cáo đang là ngành "thời thượng" trong xã hội tràn ngập thông tin hiện nay. Do vậy cơ hội việc làm của ngành này rất lớn, quan trọng phụ thuộc vào năng lực chính của bạn.
Em định thi khối D và khối A1 nhóm ngành kinh tế nhưng em chỉ học lực khá. Có thể cho em lời khuyên nên chọn trường nào được không? (phamlienxo@gmail.com)
Với ngành Kinh tế, việc xét tuyển rất thuận lợi vì hầu hết các trường ĐH, CĐ đều đào tạo. Do vậy, em có thể thi vào trường nào mà em yêu thích. Nếu em thi vào các trường tốp trên như ĐH Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Thương mại... thì em nên lựa chọn ngành nào có mức điểm chuẩn năm trước phù hợp với khả năng mà em đạt được, hoặc để chắc chắn đỗ NV1 em nên dự thi vào các trường ĐH đa ngành khác có điểm chuẩn thấp hơn như ĐH Công đoàn, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, ĐH Thăng Long, ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội... Em hãy tự tin vào năng lực của mình. Chúc em thành công.
Năm nay, em dự định thi chuyên ngành Luât kinh doanh, nhưng em đang phân vân không biêt nên chọn ĐH KTQD hay ĐH Luât ĐHQGHN? (sweetchicken_93@yahoo.com.vn)
Với chuyên ngành Luật Kinh doanh thì 50% kiến thức cơ bản các trường đào tạo giống nhau theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT còn 50% là chương trình do trường biên soạn theo thế mạnh của mình. Do vậy, em cân nhắc kỹ để lựa chọn trường cho phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
Em năm nay đang học lớp 12, em dự định đăng ký dự thi vào trường Học viện An ninh Nhân dân. Em muốn hỏi là nếu như em thi không đỗ vào trường Học viện An ninh Nhân dân thì em có được tham gia xét tuyển vào các trường Đại học khác có cùng khối thi không (trường hợp điểm thi của em bằng hoặc cao hơn điểm sàn Đại học)?. Em rất lo lắng vì nghe một số thông tin từ các bạn là nếu thi không đỗ thì không được xét tuyển vào các trường khác. (anhduc@vanban2.edu.vn)
Thông tin từ các bạn em hoàn toàn sai. Theo quy định của Bộ GD-ĐT từ nhiều năm nay, thí sinh không trúng tuyển vào các học viện, trường đại học công an được đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khối dân sự theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
Năm nay em dự định học ngành Vật lí hạt nhân trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM . Em nghe nói nhà máy điện hạt nhân năm 2020 mới đi vào vận hành vậy thì sau khi ra trường (tức năm 2016 ) thì em làm việc ở đâu? (lam_panda@zing.vn)
Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học làm việc trong ngành này rất ít khoảng vài trăm người do vậy Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ngành này để đáp ứng nhu cầu phát triển. Học ngành Vật lý hạt nhân ra trường em có thể làm việc tại Viện Vật lý hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN), hoặc ở các trường đại học như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và TP HCM)...
Em đang học lớp 12. Năm ngoái em có thi học sinh giỏi quốc gia và được giải 3 môn vật lý. Em đọc được các thông tin về xét tuyển thẳng theo nhóm ngành. Em không hiểu lắm về điều này. Nếu em muốn thi vào Đại học Ngoại thương khoa tài chính quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại (khối A) thì em có được tuyển thẳng không hay vẫn phải thi đại học và xét trên sàn. Nếu thi đại học thì điểm của em yêu cầu phải trên sàn hay trên sàn 3 điểm. Nếu khoa em đăng kí đủ chỉ tiêu, mà điểm của em không được cao (ví dụ như vừa trên sàn) thì em có được ưu tiên không hay là phải chuyển sang khoa khác. Và theo quyết định của Bộ thì mọi trường đều phải tuyển sinh như thế đối với học sinh giỏi quốc gia đúng không ạ. (vì em được biết năm ngoái trường Kinh tế quốc dân chỉ cộng điểm mà không xét trên sàn). (dollnotcry_234@yahoo.com.vn)
Các trường đều thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT về xét tuyển thẳng. Quy định mới của Bộ về tuyển thẳng là học sinh giỏi quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào đại học và giải khuyến khích vào cao đẳng các ngành đúng hoặc ngành gần đúng theo môn học sinh đạt giải. Như vậy, em được tuyển thẳng vào đại học mà không phải thi tuyển.
Em phải thi chỉ trong trường hợp, không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải, nếu dự thi đại học, cao đẳng thì được ưu tiến theo hướng: Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn đại học trở lên, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào đại học. Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng đến dưới điểm sàn đại học, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào cao đẳng.
Theo thông báo của Bô GD-ĐT thì năm nay sẽ không phát hành cuôn sách "Những điêu cân biêt vê tuyên sinh đại học, cao đẳng". Vì vây cho em hỏi nêu muôn biêt thông tin vê các trường như mã trường, mã ngành...thì phải xem ở đâu? Trang web chính thức đê tra cứu thông tin là như thê nào? (itto2809@yahoo.com)
Các trường công bố trên trang web của trường, trên trang web của Bộ GD- ĐT và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy năm nay bộ không in cuốn sách này nhưng giao cho các nhà xuất bản in, em có thể tìm hiểu trên thị trường vào khoảng thời gian đầu tháng 3.
Ban tư vấn tuyển sinh
Theo dân trí
Sở GDĐT Phú Thọ in nhầm hồ sơ thi đại học 2012 Ở mặt sau phiếu số 2 trong hồ sơ dự thi đại học, Sở GD&ĐT Phú Thọ in nhầm "La Mã" thành "Ma Mã". Sở này cũng in sai số ô ghi mã ngành ở cả 2 phiếu số 1 và số 2, từ 7 ô theo đúng mẫu thiết kế chuẩn của Bộ in nhầm thành 8 ô. Sự nhầm lẫn này...