Ngành kinh tế, tài chính vẫn hút sĩ tử
Dù Bộ GD&ĐT thông báo về nguồn nhân lực đang dư thừa, thí sinh vẫn đăng ký dự thi vào nhóm ngành này với tỷ lệ lớn, tương đương năm trước.
Sáng 5/5, các Sở GD&ĐT phía Bắc tổ chức bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi cho các trường đại học, cao đẳng. Theo thống kê của các Sở, hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm nhiều so với 2012. Tỷ lệ đăng ký vào các ngành kinh tế, tài chính không hề “hạ nhiệt”, tăng ở một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, y dược…
Ông Ngô Văn Sự (Phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội) cho biết, năm nay số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cơ bản ổn định như năm trước với khoảng 165.500 bộ. Thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất vào ĐH Công đoàn. Các trường ngoài công lập gần như không được các em lựa chọn, một vài trường chỉ có một hồ sơ.
Dù được cảnh báo về số lượng dư thừa nguồn nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thí sinh vẫn đăng ký dự thi vào nhóm ngành này với số lượng tương đương năm trước. ĐH Kinh tế quốc dân có gần 7.800 hồ sơ, tăng 1.700 bô so với năm trước, Học viên Ngân hàng khoảng 2.800 hồ sơ, bằng năm 2012.
Các trường tập trung về bàn giao hồ sơ của các Sở để nhận hồ sơ đăng ký dự thi. Ảnh:Hoàng Thùy.
ĐH Sư phạm Hà Nội xếp thứ 5 trong số các trường được thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với trên 5.500 hồ sơ. Toàn ngành sư phạm tăng lên so với năm ngoái 5-7%. Mặc dù vậy, theo ông Sự, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cũng chưa nói lên điều gì bởi số lượng ảo nhiều. Tại Hà Nội, có em nộp 3-4 hồ sơ.
“Đêm qua, cán bộ của Sở vẫn phải rà soát, chỉnh sửa những lỗi sai cho thí sinh như đăng ký vào trường không tổ chức thi, nhầm lẫn giữa trường thi nhờ và trường đăng ký… để kịp thời giao hồ sơ cho các trường vào sáng nay”, ông Sự cho hay.
Năm nay, Thanh Hóa giảm 16.000 hồ sơ đăng ký dự thi so với năm 2012. Ông Nguyễn Văn Long (Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp) cho biết, nguyên nhân giảm do số lượng học sinh lớp 12 ít hơn năm trước. Mặt khác, quá trình phân luồng học sinh của Sở, trường đã phát huy tác dụng. Những học sinh yếu kém không thi đại học mà chọn học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, phụ huynh cũng ý thức được đại học không phải là con đường duy nhất để con cái vào đời.
Video đang HOT
Với gần 63.200 hồ sơ, Thanh Hóa có gần 50% thí sinh đăng ký dự thi khối A, hơn 3% khối A1, gần 25% khối B, hơn 8% khối C, 11% khối D, còn lại là các khối khác. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi đại học cũng chiếm trên 87% và chỉ khoảng 13% đăng ký dự thi cao đẳng. So với năm trước, khối A1 tăng hơn 1.000 hồ sơ.
Thí sinh Thanh Hóa đăng ký dự thi nhiều nhất vào các trường đại học tốp giữa, đại học địa phương như ĐH Hồng Đức, Công nghiệp Hà Nội, Nông nghiệp Hà Nội, Y Thái Bình, Thương Mại. Các ĐH Bách khoa Hà Nội, Y Hà Nội, Kinh tế quốc dân cũng là lựa chọn đối với phần đông thí sinh.
So với năm 2012, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành kinh tế, tài chính, sư phạm không giảm, như ĐH Kinh tế quốc dân, tỉnh này có tới 1.300 hồ sơ. Số lượng hồ sơ cho các ngành Y, dược cũng khá cao với ĐH Y Hà Nội gần 1.600 bộ, Y Thái Bình 1.700 bộ.
Dù được Bộ GD&ĐT nhắc nhở về dư thừa nguồn nhân lực tài chính, kế toán, ngân hàng, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này vẫn rất đông. Ảnh: Hoàng Thùy.
Sở GD&ĐT Nam Định cho biết, số hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh năm nay giảm gần 10.000 so với năm trước (hơn 43.600 so với hơn 52.200 năm 2012). Khối A vẫn là khối thi được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ 50%. Khối B đứng thứ 2 với khoảng 30%, riêng khối C có hồ sơ ít nhất với hơn 1.300 bộ.
5 trường được thí sinh lựa chọn nhiều nhất gồm: ĐH Nông nghiệp Hà Nội (hơn 3.800 bộ), ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (3.800 bộ), ĐH Điều dưỡng (gần 2.500 bộ), ĐH Quốc gia Hà Nội (gần 2.400 bộ) và ĐH sư phạm Hà Nội (hơn 1.400 bộ). Các trường thuộc khối kinh tế, tài chính cũng nhận được hồ sơ đăng ký dự thi tương đương năm trước.
Lãnh đạo Sở Giáo dục Lào Cai cũng cho hay, với khoảng 9.300 hồ sơ đăng ký dự thi thì khối A chiếm tỷ lệ cao nhất. Riêng nhóm ngành Kinh tế không hề giảm so với năm 2012.
Năm nay, Bắc Giang giảm khoảng 20% hồ sơ đăng ký dự thi. Ông Tạ Văn Ánh, Phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Bắc Giang cho biết, 3 trường được thí sinh đăng ký nhiều nhất gồm ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội và ĐH Thương mại.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ngành sư phạm ở tỉnh này tăng lên so với năm trước, nhóm ngành kỹ thuật ổn định. Tuy nhiên, cùng với Hưng Yên, Bắc Giang có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành kinh tế giảm so với năm 2012.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Phía Bắc: Hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành Kinh tế đã giảm
Hôm nay 11/4 là ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại địa phương. Thống kê sơ bộ hồ sơ đăng ký dự thi của nhiều trường THPT cho thấy số lượng hồ sơ khối ngành Kinh tế đã giảm so với năm trước.
Theo nhận định của nhiều cán bộ tuyển sinh, hiện vẫn có nhiều học sinh quan tâm và đăng ký vào khối ngành Kinh tế nhưng không còn tình trạng rầm rộ như các năm trước. Các em tỏ ra khá thận trọng trong việc lựa chọn trường chứ không hời hợt, đăng ký theo cảm tính hay theo phong trào.
Tại điểm thu nhận hồ sơ Phòng Giáo dục Đống Đa (Hà Nội) năm nay, lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh giảm hơn so với năm trước một chút. Bà Phạm Thị Hạnh, cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết: "Hồ sơ của thí sinh năm nay không tập trung vào khối Kinh tế nhiều như các năm trước mà rải ra nhiều khối ngành như Kỹ thuật, Y dược, Sư phạm".
Ông Phạm Văn Sắc - Hiệu trưởng Trường THPT Hồng Thái (huyện Đan Phượng) cho biết: "Thay đổi lớn nhất trong xu hướng chọn ngành năm nay của học sinh trong trường là sự giảm mạnh hồ sơ khối ngành Kinh tế. Nhà trường đã nhận được khoảng 900 hồ sơ ĐKDT của 512 học sinh lớp 12, trong số này, học sinh tập trung chủ yếu chuyên ngành công nghệ, kỹ thuật như giao thông, cơ khí, xây dựng, một số chọn CĐ Y, CĐ nghề; nhiều nhất là hồ sơ thi vào Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội".
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại điểm nhận hồ sơ của Sở GD-ĐT TPHCM. (Ảnh: Lê Phương)
Thông tin từ nhiều trường như THPT Đào Duy Từ, Phạm Hồng Thái, Việt Đức, Trần Phú, Nguyễn Trãi..., lượng hồ sơ nộp vào khối trường Kinh tế cũng đã giảm so với năm trước.
Ông Nguyễn Đức Chiến - cán bộ thu nhận hồ sơ tuyển sinh Phòng Giáo dục Quận Cầu giấy cho biết: "Phòng đã nhận được hơn 500 bộ hồ sơ, ít hơn năm trước khoảng 300 bộ. Do là điểm thu nhận hồ sơ của thí sinh tự do nên xu hướng chọn nghề của các em rải rác nhiều trường. Tuy nhiên, so với năm trước lượng hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Thương mại nhiều nhất thì năm nay đã giảm hẳn, các em lựa chọn sang khối ngành khác nhiều hơn".
Tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (Q. Thanh Xuân, Hà Nội), cán bộ thu nhận hồ sơ ĐKDT của trường cho biết, số lượng hồ sơ khối A vẫn đông nhất với 450 bộ, tiếp đến là khối D1 với 349 bộ. Đặc biệt, lượng hồ sơ khối A1 tăng hơn so với năm trước là 146 bộ sau đó là đến khối B, khối C vẫn ít nhất chỉ có 16 bộ.
Cô Trần Thị Kim Liên - cán bộ phụ trách hồ sơ tuyển sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: "Năm nay tình trạng học sinh ĐKDT theo cảm tính đã giảm, các em đã biết chọn trường, chọn nghề theo đúng năng lực và sở trường. Nhiều em học lực trung bình đã lựa chọn thi CĐ, hoặc là đi học trường nghề. Điều này sẽ tạo hiệu ứng xã hội khá tốt, giảm bớt hồ sơ ảo, tiết kiệm được chi phí cho xã hội".
Nhận định về ngành nghề thời gian tới, PGS. TS Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GD-ĐT cho biết, khối ngành Nông lâm, kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ vẫn có xu hướng hút nhiều nhân lực. Sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc các lĩnh vực này nếu đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội việc làm, có thu nhập cao, được trọng dụng.
Thí sinh vẫn còn 10 ngày nữa để nộp hồ sơ ĐKDT tại các trường ĐH, CĐ, thời gian bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 22/4/2013.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Hàng triệu thí sinh đăng ký dự thi ĐH Hôm nay, 11-3 là thời điểm chính thức thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2013. Đây cũng là điểm nóng về công tác tư vấn chọn ngành nghề trước nhiều băn khoăn, bỡ ngỡ của hàng triệu thí sinh trên cả nước. Khối công an thu hút nhiều thí sinh tìm hiểu về tuyển sinh Còn 1 tháng để...