Ngành IT – gam màu sáng thời Covid-19
Trong bức tranh kinh tế nhiều gam màu xám, ngành IT cũng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng được chỉ ra vẫn có cơ hội.
Khi dịch bùng phát, nhiều doanh nghiệp IT tại Việt Nam đã sớm áp dụng mô hình quản lý dần chuyển giao từ offline sang online. “Toàn bộ nhân sự của chúng tôi đã làm việc tại nhà từ ngày 26/3, trừ đội ngũ hành chính văn phòng sẽ chia ca có mặt công ty nhằm đảm bảo an ninh và quy định an toàn dịch”, ông Duy Trần, là Trưởng phòng Truyền thông của KMS Technology cho biết.
Tương tự với MISA, trước khi lệnh “cách ly xã hội” có hiệu lực, sáng 30/3, công ty đã nhanh chóng diễn tập làm việc tại nhà cho 2.000 nhân viên. Lợi thế của doanh nghiệp này là việc ứng dụng công nghệ để làm việc từ xa thuận lợi hơn, nhờ giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất (ERP) cũng do chính họ phát triển. Trước đó, bà Đinh Thị Thúy, Tổng giám đốc công ty viết trong bức “tâm thư” gửi nhân viên rằng sẽ không sa thải nhân sự, cắt giảm lương nhân viên.
Mùa dịch là thời điểm một số doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh các giải pháp, dịch vụ ứng dụng trong làm việc từ xa.
Bên cạnh việc khá nhanh nhẹn để thích ứng môi trường làm việc mới, một số doanh nghiệp còn tích cực giới thiệu, cập nhật các phiên bản ứng dụng, dịch vụ phù hợp với mùa dịch. Ví dụ như Lạc Việt đưa ra ứng dụng dùng trong họp và đào tạo trực tuyến mới, M.Tech với Cisco Vietnam kết hợp ưu đãi mạnh cho khách hàng khi mua trọn bộ giải pháp làm việc từ xa…
Video đang HOT
Các startup công nghệ cũng sôi nổi không kém. Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết, đã có hơn 90 startup đăng ký cung cấp giải pháp công nghệ hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp và doanh nghiệp trong dịch bệnh qua đơn vị.
Một số ý tưởng có thể kể đến như Vulcan Augmetics cung cấp nền tảng giúp các đơn vị y tế đặt mua thiết bị; Covid-19 Check do Got It phát triển, giúp người dùng kiểm tra khả năng bị lây nhiễm theo phân loại từ F0 đến F5; hay như Drone Pro Việt Nam với giải pháp dùng drone giao hàng đến các tòa nhà cao tầng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp…
“Chúng ta luôn thấy ánh sáng trong những thời khắc khó khăn nhất, đó chính là sự linh động và sáng tạo trong việc thích ứng của nhiều doanh nghiệp trong nước”, ông Nguyễn Hữu Bình, CEO TopDev nhận xét.
Khảo sát của TopDev về “Các công ty công nghệ Việt Nam thời Covid-19″, cho biết các doanh nghiệp IT dường như ít chịu ảnh hưởng của đại dịch. Dù vậy, họ vẫn hạn chế nhiều hoạt động không thật sự thiết yếu, nhằm đảm bảo dòng tiền giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ứng phó của công ty công nghệ với Covid-19Nguồn: TopDev (Tỷ lệ: %)Thích ứng nhanhCắt giảm chi phíSa thải nhân sựNgưng hoạt động
Cụ thể, khảo sát cho biết, trong giai đoạn Covid-19 diễn ra, tương đương quý đầu năm, 66% doanh nghiệp tỏ ra thích ứng nhanh. Đây là những doanh nghiệp giữ vững hoạt động, thiết kế quy trình làm việc mới, áp dụng làm việc tại nhà.
Họ cũng tổ chức diễn tập để tối ưu mô hình ứng dụng công nghệ triệt để xây dựng văn hóa công ty “thời chiến”. Đơn cử như trường hợp FPT, chiều 13/4 – lần đầu tiên trong lịch sử 32 năm, Chủ tịch Trương Gia Bình tuyên bố chuyển tập đoàn sang tâm thế ứng phó kiểu “thời chiến”.
Khoảng 22% doanh nghiệp cho biết có cắt giảm chi phí để giữ lượng tiền mặt dự phòng. Các biện pháp phổ biến như cắt các chi phí không quan trọng, tiết kiệm tài nguyên chung, tái phân bổ lượng công việc và giảm giờ làm kèm lương tương ứng trên tinh thần thỏa thuận tự nguyện với lao động. KMS Technology cho hay đã tạm hoãn tăng lương định kỳ cho toàn công ty. Các chi phí không cấp thiết như tiền teambuilding, chi phí mua hàng sẽ được giới hạn, do tổng giám đốc quyết định.
Ngoài ra, có 7% cho biết có sa thải nhân sự do tinh giản đội ngũ, đóng cửa chi nhánh, văn phòng phụ. Cùng với đó, 5% doanh nghiệp ngành IT theo khảo sát ghi nhận đã ngưng hoạt động, bao gồm cả tạm ngừng hoạt động, đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản.
Sau Tết Nguyên đán, ngành IT vẫn sôi nổi đăng tuyển dụng hàng loạt, ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Covid-19 ngày càng sâu sắc cũng khiến thị trường này dần “đóng băng”. Đến 2 tuần đầu tháng 3, các doanh nghiệp vẫn đăng tuyển nhưng thể hiện rõ chỉ ưu tiên một số vị trí nhất định. Bước sang hai tuần cuối, họ chỉ tuyển những người thực sự cần và dừng hẳn tuyển dụng diện rộng.
Sang tháng 4, TopDev cho biết các doanh nghiệp IT đã dừng tuyển dụng khi chính sách “cách ly xã hội” có hiệu lực. Theo dự báo, phải từ giữa tháng 5 trở đi thì thị trường tuyển dụng IT mới hoạt động lại và bắt đầu với những vị trí quan trọng.
Viễn Thông
Verizon mua lại dịch vụ hội nghị truyền hình BlueJeans
Verizon đã mua lại dịch vụ hội nghị và sự kiện video BlueJeans nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của lĩnh vực này khi mà yêu cầu giãn cách xã hội ngày càng kéo dài.
Verizon đã thâu tóm BlueJeans với khoản phí không tiết lộ
Theo Neowin, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành buộc người dùng phải làm việc ở nhà, các nền tảng hội nghị truyền hình đã chứng kiến sự gia tăng về số lượng người dùng theo cấp số nhân trong vài tháng qua. Vì vậy, việc Verizon lao vào không gian này là điều không quá bất ngờ.
Những điều khoản tài chính của thỏa thuận không được tiết lộ, chỉ biết rằng theo một phần của thỏa thuận, nền tảng hội nghị của BlueJeans sẽ được đưa vào truyền thông hợp nhất của Verizon như một doanh nghiệp dịch vụ. Về lâu dài, nền tảng này sẽ là một phần trong lộ trình sản phẩm 5G của Verizon để cung cấp dịch vụ liên lạc theo thời gian thực cho các lĩnh vực làm việc từ xa, học tập từ xa và dịch vụ mà Verizon coi là lĩnh vực tăng trưởng cao.
Đội ngũ sáng lập và quản lý của BlueJeans sẽ giữ vị trí của họ trong công ty khi họ tiếp tục điều khiển sự phát triển của mình dưới thương hiệu Verizon. Nhân viên của công ty cũng sẽ tham gia Verizon khi giao dịch hoàn tất vào quý 2/2020.
Kiến Văn
Lỗi bảo mật nghiêm trọng trên Zoom đang được hacker rao bán 12 tỷ Lỗi Zero-day của Zoom trên Windows cho phép hacker có thể khai thác mã độc từ xa và tùy ý thực hiện mã lệnh trên các máy tính đang sử dụng ứng dụng. Zoom đang là ứng dụng phổ biến được nhiều trường học, công ty lựa chọn cho việc học trực tuyến, họp trực tuyến và làm việc từ xa. Tuy nhiên,...