Ngành học tưởng tê liệt, thất nghiệp tràn lan vẫn quá hot: Đứng top 4 nhóm ngành có nhiều thí sinh đăng ký, xem điểm chuẩn càng toát mồ hôi
Việc ngành học này lọt top những ngành được đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất khá bất ngờ.
Nằm trong nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, gần như bị “tê liệt” vì dịch bệnh Covid- 19 trên phạm vi toàn cầu nhưng Du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn là nhóm ngành thu hút rất đông nguyện vọng (NV) đăng ký trong mùa tuyển sinh năm nay.
Theo số liệu thống kê của Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT, năm 2021, nhóm ngành Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân có tổng trên 199.000 thí sinh đăng ký trong khi chỉ tuyển hơn 24.000 chỉ tiêu. Như vậy, tổng nguyện vọng trên tổng chỉ tiêu thì nguyện vọng có số lượng gấp 8,2 lần chỉ tiêu.
Thêm vào đó, số thí sinh đăng ký NV1 vào nhóm ngành trên là trên 48.000, do đó số thí sinh đăng ký NV1/tổng chỉ tiêu vào nhóm ngành du lịch là hơn 201% và đứng thứ 4 trong 15 nhóm ngành được thí sinh đăng ký NV nhiều nhất.
Du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn là nhóm ngành thu hút rất đông nguyện vọng (NV) đăng ký trong mùa tuyển sinh năm nay.
Dự đoán bùng nổ sau dịch
Trên thực tế, nhiều bạn trẻ vẫn lo lắng, học ngành du lịch là lựa chọn mạo hiểm bởi dịch vẫn diễn biến phức tạp, khả năng thất nghiệp cao. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, du lịch hiện chịu ảnh hưởng nặng vì dịch Covid-19, nhưng khi cuộc sống trở lại bình thường, lĩnh vực này sẽ bùng nổ. Trong tương lai, ngành du lịch hứa hẹn “hồi sinh” và tiếp tục phát triển.
Theo thống kê, Quản trị kinh doanh Du lịch là một trong những nghề mang lại thu nhập cao. Người học ngành này hứa hẹn có nghề nghiệp ổn định.
Video đang HOT
Quản trị kinh doanh Du lịch là một trong những nghề mang lại thu nhập cao. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam cho rằng: “Khi Covid-19 kết thúc, ngành du lịch sẽ đối mặt với hiện thực hết sức tàn khốc là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. Nguyên do là ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Khi tình trạng này kéo dài, nhiều nhân sự không kiên trì, đeo bám nổi, chán nản, bỏ nghề, đi làm nghề khác… Dù khi hết dịch, họ cũng đã có thu nhập ổn định từ nghề mới, sẽ khó lựa chọn quay lại nghề cũ” , ông Tuấn cho biết thêm.
Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng cho là hiện ngành du lịch vẫn cần một lực lượng nhân lực mới cập nhật xu hướng công nghệ và kết nối du lịch mà hiện chúng ta còn đang thiếu.
Hướng phát triển nghề nghiệp của ngành này rất rộng chứ không chỉ là làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn tour… Bạn có thể là quản trị nhân sự, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, bếp, pha chế… Thậm chí, hiện nay còn ứng dụng công nghệ vào du lịch phát sinh nghề mới như blogger du lịch, review điểm đến… Có thể nói là ngành này rất rộng, cơ hội việc làm rất nhiều, quan trọng là ở khả năng thích ứng.
Học ngành du lịch nơi nào, điểm chuẩn ra sao?
Hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo du lịch uy tín và chất lượng tại Việt Nam. Điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch cũng khá cao so với mặt bằng chung. Năm học 2020-2021, điểm trúng tuyển của Đại học Văn hóa Hà Nội dao động 15-31,75. Trong những ngành lấy thang điểm 30, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có điểm chuẩn cao nhất – 27,5.
Hướng phát triển nghề nghiệp của ngành này rất rộng chứ không chỉ là làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn tour… (Ảnh minh họa)
Học viện Phụ nữ Việt Nam lấy điểm chuẩn 14-17. Tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) của hai ngành Truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành lấy đầu vào cao nhất.
Tham khảo điểm chuẩn năm 2020 của các trường sau đây:
Ngoài ra còn có các trường các như Đại học Phương Đông, Đại học Đông Đô, Đại học Hùng Vương, Đại học Văn Hiến, Đại học Duy Tân, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng Văn hóa TP.HCM, Trung học Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn… cũng đào tạo ngành du lịch hoặc có liên quan đến du lịch.
Chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tăng cơ hội đỗ đại học
Các chuyên gia gợi ý các chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển giúp thí tăng cơ hội vào các ngành, trường phù hợp với bản thân.
Đây là thời điểm quan trọng để thí sinh cân nhắc, dự đoán điểm chuẩn và xây dựng các chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường mơ ước.
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội dự đoán điểm chuẩn các trường top trên có thể tăng. Vì vậy các thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển của năm trước để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển cho phù hợp.
Theo GS Đức, về nguyên tắc, thí sinh nên chọn các ngành, trường theo thứ tự uy tín, thứ hạng cao, sau đó đến ngành mình yêu thích và nên chọn 3 - 5 nguyện vọng dự bị.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nếu thí sinh đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự ngừng xét tuyển các nguyện vọng thứ 2, 3, 4... Nếu trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh không xác nhận nhập học với trường đã trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì coi như từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên, việc này rất rủi ro vì ngành thí sinh muốn vào có thể đã xét tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt 1 và không xét tuyển đợt bổ sung.
Nhiều giáo viên tại Hà Nội cũng đưa ra lời khuyên rằng, ở thời điểm hiện tại, học sinh nên tìm hiểu về các ngành, nghề, sở thích cũng như thế mạnh của bản thân. Mỗi trường sẽ có đặc thù và thế mạnh riêng, phù hợp với các định hướng nghề nghiệp khác nhau.
Khi thay đổi nguyện vọng đăng ký, học sinh cần chú ý chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp. Đặc biệt lưu ý, thí sinh cần đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay nhích hơn năm trước. Do đó, thí sinh cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, tránh để rơi vào thế bất lợi do chủ quan.
Với các em tự tin ở mức điểm cao thì nên bổ sung thêm nguyện vọng, có thể chọn ngành yêu thích nhưng ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.
Ngoài việc điểm thi một số môn cao hơn 2020, thì các đại học cũng dành lượng tương đối chỉ tiêu cho các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế... nên tỷ lệ xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mức nhất định. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào đại học năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.
Các thí sinh cần căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình.
Các trường sẽ căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách). Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Các em cũng nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi đạt điểm cao tham gia xét tuyển để tận dụng lợi thế.
Với việc áp dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển sinh đại học, thí sinh có 3 lần thay đổi nguyện vọng phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi THPT của mình.
Bà Thuỷ lưu ý, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đầy đủ, đúng quy trình trong thời gian quy định. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào nhiều trường với các phương thức khác nhau, nhưng thí sinh cũng chỉ xác nhận và nhập học vào một ngành và một trường duy nhất.
Để tránh trường hợp thí sinh đạt điểm thi cao nhưng không đỗ nguyện vọng nào, hoặc trúng vào các nguyện vọng không yêu thích, thí sinh cần ưu tiên đưa các nguyện vọng thích nhất (nguyện vọng mong muốn) và khó trúng tuyển (điểm trúng tuyển cao) lên trên (nguyện vọng 1 là nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất).
Thí sinh đạt 25 - 26 điểm vẫn có thể trượt đại học PGS-TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, chia sẻ những kinh nghiệm làm thế nào để tránh tình trạng thí sinh đạt 25-26 điểm vẫn có thể trượt đại học. - Phóng viên: Với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, dự kiến điểm chuẩn vào đại học sẽ như thế nào, thưa bà? Vụ trưởng...