Ngành học mới 2019: Dữ liệu và Phân tích kinh doanh
Trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa tổ chức buổi tọa đàm về ngành học “Dữ liệu và Phân tích kinh doanh trong nền kinh tế số”. Đây là một ngành học mới trong xu thế của cuộc cách mạng 4.0.
Nói về tương lai của Ngành phân tích kinh doanh, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, ngành Phân tích dữ liệu trong kinh doanh là một trong những đặc điểm nổi bật của kinh doanh ở thế kỷ 21.
Trong xu thế của CMCN 4.0 với đặc trưng là nền kinh tế số, nhiều công ty đã tích lũy được hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) trong các hệ thống giao dịch khác nhau qua nhiều thập kỷ, và mong muốn của các doanh nghiệp hiện nay là có thể đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn.
Theo đó, nhu cầu về phân tích dữ liệu kinh doanh là không hề nhỏ. Dữ liệu lớn có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế và sản xuất. Ngành phân tích dữ liệu đã và đang phát triển rất tích cực ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa chính thức đào tạo ngành phân tích dữ liệu, hay cụ thể hơn là phân tích dữ liệu kinh doanh. GS Đạt cho hay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với mục tiêu và sứ mệnh của mình nên xác định sẽ là một trong những trường tiên phong phát triển và đào tạo các chương trình mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ mở ngành học mới: Dữ liệu và Phân tích kinh doanh
PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Giám đốc TTĐT Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE cho biết, ngành Phân tích kinh doanh – là chương trình đào tạo bậc cử nhân. Nội dung được xây dựng trên cơ sở tham khảo Chương trình đào tạo của trường đối tác Đại học California, San Bernardino – Hoa Kỳ, nhằm đào tạo ra các nhà phân tích dữ liệu được trang bị kiến thức về các phương pháp, công cụ để thu nhập, phân tích, xử lý, lưu trữ, chiết xuất, quản lý dữ liệu và sử dụng dữ liệu nhằm đáp ứng được các nhu cầu đa dạng cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế.
Ngành Phân tích kinh doanh cũng trang bị các kiến thức về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong một tổ chức, doanh nghiệp để từ đó thiết kế, xây dựng và triển khai được các dự án một cách mạch lạc, có hiệu quả và đáp ứng được kỳ vọng của bên hữu quan.
Video đang HOT
Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng tích hợp các mô hình và công cụ phù hợp để phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế; có khả năng vận dụng các phương pháp quản lý dữ liệu để đảm bảo tính khách quan và chính xác của các báo cáo.
Trên cơ sở nguồn dữ liệu hiện có, sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp; có khả năng lựa chọn và triển khai các giải pháp thích hợp trong lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu để đáp ứng nhu cầu về chất lượng, tính bảo mật và quyền riêng tư của các các doanh nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên có khả năng áp dụng các kỹ thuật về phân tích định lượng, bao gồm xác suất, thống kê, tối ưu hóa và mô phỏng để lựa chọn và triển khai các mô hình phân tích và dự báo kinh doanh phù hợp…
Nhật Hồng
Theo Dân trí
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa, phát miễn phí cho học sinh lớp 1
GS Hồ Ngọc Đại quan niệm, lớp 1 là lớp rất quan trọng. Nhà nước, nhân dân cần có quà cho trẻ lớp 1 để các em có sách mới, quần áo mới. Ông từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa , phát miễn phí cho trẻ lớp 1, coi đó là món quà đầu tiên cuộc đời dành cho một đứa trẻ.
GS Hồ Ngọc Đại -tác giả công trình "Công nghệ giáo dục".
"Chương trình của tôi khuyến khích trẻ con được sáng tạo"
Chiều 22.9, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm"Hồ Ngọc Đại-Công cuộc đổi mới toàn diện và triệt để giáo dục". Trong sự kiện, GS Hồ Ngọc Đại đã có những chia sẻ tâm huyết về chương trình "Công nghệ giáo dục", cũng như cuốn sách mà mình tâm đắc "Tiếng Việt lớp 1".
"Từng giây phút của trẻ em là rất đáng quý" - GS Hồ Ngọc Đại nhiều lần nhắc lại quan điểm này trong buổi tọa đàm.
Nhận định trẻ em là "sản phẩm" của thời đại, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng khi bước sang thế kỷ 21, "có những cái chưa hề có nên phải có nền giáo dục chưa hề có". Điều ông mong muốn là tạo nên nền giáo dục hiện đại, không theo gương ai hết, để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó.
GS Hồ Ngọc Đại đã dành hơn 2 tiếng để thuyết trình về "Công nghệ giáo dục" và giải đáp băn khoăn của người tham gia.
Buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi với phần thảo luận. Nhiều khán giả đặt những câu hỏi rất thẳng để mong GS Hồ Ngọc Đại giải đáp. Có phụ huynh nói rằng, thời gian qua thấy các phương tiện truyền thông nói rất nhiều đến "Công nghệ giáo dục", nhưng nhiều người thực sự chưa hiểu nó có ưu việt gì so với chương trình giáo dục hiện hành?
GS Hồ Ngọc Đại đã tóm lược ngắn gọn: Công nghệ giáo dục là công trình nghiên cứu mà ông tâm huyết, ở đó lấy trẻ em làm trung tâm chứ không phải thầy giáo. Học là chơi chứ không phải vật lộn đau khổ. Học không thi cử, không chấm điểm.
"Tôi có một nguyên tắc sư phạm thế này, trẻ con muốn có cái gì thì tự nó phải làm ra cho chính mình cái đó. Người lớn chỉ tạo phương tiện nhưng nó phải tự làm lấy, chứ không học vẹt, nhớ vẹt.
Mỗi người tự làm lấy sản phẩm cho mình nên không ai giống ai cả. Bản thân tôi không so sánh, nhưng có thể nói thế này: Công nghệ giáo dục là một quá trình có thể tổ chức và kiểm soát được, không may rủi. Vì thế có những cái có thể bắt buộc được là tiếng Việt và có những cái không thể bắt buộc được... Chương trình của tôi khuyến khích trẻ con được sáng tạo"- GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.
"Trẻ con vào lớp 1, cái gì cũng phải mới"
Trước câu hỏi "Bất kể những người sáng tạo đầu tiên đều là người cô đơn, đến hiện tại, GS đã tìm ra truyền nhân của mình để tiếp nối những tư tưởng trong Công nghệ giáo dục?", GS Hồ Ngọc Đại tự hào nói: "Hiện nay tôi có 800.000 học sinh học lớp 1, có hàng vạn giáo viên học và làm theo phương pháp của Công nghệ giáo dục. Tất cả giáo viên dạy theo sách của tôi đều được tập huấn từng tiết học một, vào tiết học sẽ phải làm gì...
Nhưng mọi việc muốn nói gì thì nói đều phải theo thời gian, mà thời gian thì một chiều, nên tôi thiết kế quyển sách không có một bước nào phí đời trẻ con. Trẻ chơi mà học".
Cũng tại tọa đàm, nhiều ý kiến của giáo viên và phụ huynh băn khoăn là hiện nay có nhiều chương trình, nhiều loại sách, liên tục cải cách, khiến giáo viên cũng mệt mỏi.
Đặc biệt, nếu học theo sách "Công nghệ giáo dục" thì liên tục phải mua sách mới, vì năm nào cũng chỉnh sửa, khiến phụ huynh tốn kém tiền bạc. Có người dẫn ra câu chuyện mỗi năm NXB Giáo dục Việt Nam in hàng vạn bản SGK mới, phụ huynh cả nước chi nghìn tỉ đồng để mua.
Về những vấn đề này, GS Hồ Ngọc Đại bày tỏ quan điểm: Lớp 1 là lớp quan trọng, lần đầu tiên đến trường. Lớp 1 phải có áo mới, quần mới, tất cả phải mới... Riêng về lớp 1, tôi đã từng nói với một lãnh đạo nhà nước là phải bỏ tiền để mua tặng học sinh lớp 1 bộ sách mới tinh. Coi đây là món quà của nhà nước, nhân dân, của cuộc đời dành cho một đứa trẻ.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong.vn
"Đón sóng" cách mạng 4.0 với ngành Công nghệ thông tin Để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, nhiều quốc gia xác định ngành Công nghệ thông tin là "mũi nhọn" phát triển, ra sức tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua nhiều chính sách hỗ trợ. Ngành này vì thế sở hữu "xa lộ" nghề nghiệp rộng lớn, cuốn hút đông đảo bạn trẻ theo đuổi và...