Ngành học “hot” của thời cuộc đổi mới: Cử nhân sư phạm Khoa học Tự nhiên
Trong một tương lai không xa các môn học Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không còn trong Chương trình của học sinh THCS. Để thay thế cho các môn học tồn tại hàng trăm năm này là môn Khoa học Tự nhiên
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chính thức hóa sự thay đổi có tính cách mạng này như một sự thích ứng không đảo ngược của giáo dục thê giới. Ai là người dạy môn học mới này nếu không phải là các Cử nhân Khoa học Tự nhiên (KHTN)? Một cơ hội việc làm vô cùng rộng lớn đối với các sinh viên ngành KHTN đã được mở ra đầy hứa hẹn.
Sư phạm Khoa học tự nhiên là gì?
Bản chất của KHTN là tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Khoa học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc phát triển tư duy khoa học và kỹ năng thực hành, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
Cùng với các môn học khác của chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục khoa học tự nhiên phải trở thành nền tảng giáo dục suốt đời và là môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông, góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời; năng lực đáp ứng, thích nghi trong một xã hội biến đổi không ngừng; năng lực cùng chung sống, bảo vệ môi trường, xã hội công bằng và phát triển kinh tế thịnh vượng.
Ngoài ra khoa học ngày nay đòi hỏi tính liên ngành cao nên môn Khoa học tự nhiên vừa là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh vừa là lợi thế để học sinh cấp trung học cơ sở tiếp cận, hình thành và phát triển thế giới quan khoa học.
Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Math) – một trong những hướng giáo dục được quan tâm phát triển trên thế giới, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
Chương trình Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên cơ cở chương trình các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Toán học làm nền tảng.
Chương trình cử nhân Sư phạm KHTN tại Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, là một chương trình đào tạo hoàn toàn mới ở Việt Nam, có sự cập nhật phù hợp với tình hình trong nước, có sự tham khảo chương trình tiên tiến của nước ngoài, đặc biệt tại Hoa Kỳ.
Chương trình Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên cơ cở chương trình các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Toán học làm nền tảng nhằm đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến là các giáo viên tương lai.
Với nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học tự nhiên và khoa học giáo dục, có thể dạy môn Khoa học tự nhiên, bậc Trung học cơ sở trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, các chuyên viên, nghiên cứu viên thuộc các cơ quan trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên.
Video đang HOT
Việc làm sau khi tốt nghiệp
Trở thành người thầy
Tốt nghiệp ngành Sư phạm KHTN bạn sẽ có cơ hội lớn trở thành giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở.
Trở thành giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường có chương trình quốc tế. Chuyên viên trong các tổ chức giáo dục STEM…Giảng viên Bộ môn Khoa học tự nhiên ở các trường đại học, cao đẳng…
Môn KHTN là một môn học hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông ở bậc Trung học cơ sở tại Việt Nam nên cần một lượng lớn nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn sâu rộng và nghiệp vụ sư phạm bài bản để có thể đảm đương công tác dạy học môn học này.
Trở thành nhà khoa học
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo về phương pháp dạy học tích hợp, phân hóa; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; các kiến thức vật lý, hoá học, sinh học, để vừa nắm vững các nguyên lí khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên,….
Như vậy, bạn sẽ có cơ hội trở thành các nhà khoa học đơn ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và đa ngành Khoa học tự nhiên
Trở thành nhà giáo dục
Tốt nghiệp Sư phạm KHTN sinh viên còn nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các hoạt động tác nghiệp trong nhà trường; tích luỹ được kiến thức nền tảng về giáo dục và đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức chuyên môn, làm chủ kiến thức chuyên sâu và nâng cao.
Trở thành cử nhân KHTN bạn sẽ biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào nghiên cứu các phương pháp mới trong dạy học môn KHTN và giáo dục học sinh bậc THCS. Đó chính là cơ hội để bạn trở thành các nhà Giáo dục học trong tương lai.
Hồng Hạnh
Rớt nước mắt trải nghiệm thực tế của cử nhân dinh dưỡng
"Thầy trò thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh nhưng bị tưởng lầm quảng cáo bán các suất ăn trong bệnh viện..." - GS.TS Lê Thị Hương (Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Cộng đồng, Trường ĐH Y Hà Nội) chia sẻ câu chuyện về đào tạo cử nhân dinh dưỡng.
GS.TS Lê Thị Hương (ngoài cùng bên trái) cùng sinh viên tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân. Ảnh: NVCC.
- Là người trực tiếp sâu sát thực tế dinh dưỡng của người bệnh ở bệnh viện, bà có chia sẻ gì về nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng?
GS.TS Lê Thị Hương: Thực tế, chế độ dinh dưỡng của người dân chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện hầu như chưa được quan tâm.
Nhiều bệnh viện mới chỉ chú trọng đến chữa bệnh bằng thuốc mà chưa quan tâm đến phần "ăn" của bệnh nhân trong hỗ trợ điều trị. Mặt khác, khi cộng đồng chưa hiểu biết về chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, không có sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng là một khiếm khuyết lớn ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Trong khi đó, thay đổi nhận thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là điều khó nhất đối với những ai theo học và làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng. Từ trước đến nay, người bệnh vẫn mong muốn được người nhà nấu món này món kia, mang từ nhà đến bệnh viện để ăn.
Kể cả khi một số bệnh viện có khoa dinh dưỡng cung cấp bữa ăn cho bệnh nhân vẫn bị nhiều bệnh nhân "từ chối". Người nhà thường muốn nấu cho bệnh nhân ăn những món ăn, thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề là món ăn tùy ý nấu cho bệnh nhân có thể không phù hợp với bệnh lý.
Chẳng hạn, những bệnh nhân suy thận phải hạn chế protein, nhưng người nhà lại nấu cho ăn rất nhiều món chim, gà... Hay những người tăng huyết áp cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng "ăn nhạt", song ở gia đình lại nấu ăn kiểu "vừa miệng" không phù hợp với điều trị bệnh...
- Vậy còn các bác sĩ và bệnh viện nhìn nhận thế nào về chuyên ngành dinh dưỡng?
Không chỉ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, ngay cả bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện cũng chủ yếu tập trung lo điều trị, lo thuốc cho người bệnh, nếu có thêm nhân viên dinh dưỡng trong bệnh viện, bác sĩ điều trị lại phải cùng tư vấn, lo cho người bệnh chế độ dinh dưỡng, theo dõi việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, vậy là "thêm việc".
Chỉ những bác sĩ điều trị hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị bệnh mới có thể phối hợp nhiệt tình với cán bộ, nhân viên dinh dưỡng. Cũng là trưởng khoa dinh dưỡng ở bệnh viện nên tôi hiểu để thay đổi nhận thức của chính các bác sĩ, các đồng nghiệp của mình là cả một vấn đề.
Quyết định rất nhiều trong nâng cao nhận thức của cộng đồng, bác sĩ và người bệnh, chính là lãnh đạo trong bệnh viện. Những người đứng đầu bệnh viện nếu thấy được tầm quan trọng, sự hỗ trợ của dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân hẳn bệnh viện sẽ coi trọng vấn đề dinh dưỡng và người làm công tác dinh dưỡng.
- Theo bà, khó khăn giảng viên và sinh viên chuyên ngành dinh dưỡng đang phải đối diện là gì?
Chưa nói đến những bệnh viện còn "đóng cửa" với cử nhân dinh dưỡng, ngay cả ở Bệnh viện ĐH Y, nơi thực hành tuyệt vời cho sinh viên dinh dưỡng, vậy mà những ngày đầu khi xây dựng khoa dinh dưỡng, thầy trò đã có những lúc muốn khóc vì bệnh nhân nhất định không ăn suất ăn của bệnh viện, hoặc to tiếng "không thể nuốt được".
Thậm chí, có người bệnh khó chịu với thầy trò vì kêu gọi họ ăn suất ăn phù hợp bệnh lý, thậm chí coi thầy trò như những người bán cơm bình dân. Có bệnh nhân dùng suất ăn bệnh lý nhưng lại thắc mắc: "Tôi không ăn rau này, sao không mang cho tôi rau kia"; "Nhạt như thế này làm sao ăn được..." .
Nghe những câu nói vô tình như thế, đôi khi tôi cũng cảm thấy buồn. Đường đường là giảng viên trường ĐH mà bị nhìn nhận giống như một người bán cơm bình dân.
Nhưng để đào tạo sinh viên chuyên ngành còn mới như vậy, để thay đổi nhận thức xã hội, giảng viên đào tạo cử nhân dinh dưỡng cũng phải kiên trì đương đầu từ những việc rất nhỏ, tỉ mẩn như vậy, cho đến những việc lớn hơn nhiều như tham gia chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân với các bác sĩ.
Phải trải nghiệm những bài học đời thường trong lâm sàng như thế mới có những thực tế mang vào trong bài giảng cho sinh viên, đưa đào tạo sát với thực tiễn đòi hỏi. Bởi vậy, hầu hết giảng viên đào tạo cử nhân dinh dưỡng đều kiêm nhiệm làm việc tại khoa dinh dưỡng của các bệnh viện.
- Vừa làm việc ở bệnh viện, vừa tham gia đào tạo, GS cùng các sinh viên đã làm gì để thay đổi nhận thức của xã hội và người bệnh về vấn đề dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị bệnh?
Chỉ nói thôi rất khó thay đổi được gì. Tôi và các sinh viên chuyên ngành dinh dưỡng cố gắng hàng ngày cùng các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, đưa chế độ dinh dưỡng vào trong điều trị, giúp tình trạng bệnh của bệnh nhân thay đổi tích cực, chính là những hành động thiết thực nhất để thuyết phục chính bác sĩ điều trị và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Chẳng hạn, chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân hồi sức cai máy thở nhanh hơn; bệnh nhân sau mổ vết thương lành nhanh hơn; hay bệnh nhân cần nuôi dưỡng trước khi phẫu thuật có thể tăng cân đủ điều kiện phẫu thuật... Những kết quả nhìn thấy đó sẽ có sức thuyết phục mạnh nhất.
Chặng đường thay đổi nhận thức từ người dân, đến đào tạo và sử dụng cử nhân dinh dưỡng còn rất gian nan, hy vọng mỗi ngày sẽ thay đổi được một chút.
- Xin cảm ơn trao đổi của bà!
Mặc dù có 4 khóa cử nhân tốt nghiệp ra trường, nhưng vấn đề nan giải vẫn phải đối diện là ra trường sinh viên sẽ làm việc ở đâu, được nhìn nhận ra sao, khi mà chưa một cử nhân dinh dưỡng nào được cấp chứng chỉ hành nghề. Chưa có chứng chỉ hành nghề, những cử nhân dinh dưỡng chưa thể chính danh hoạt động nghề nghiệp.
An Nhiên (giaoducthoidai.vn)
Học sinh lớp 11, 12 toàn thành phố Hà Nội ôn tập trực tuyến qua hệ thống Hanoi Study Sở GD&ĐT Hà Nội vừa mở rộng triển khai đại trà cho tất cả học sinh lớp 11, 12 trên địa bàn thành phố có thể tham gia hệ thống ôn tập trực tuyến Hanoi Study tại địa chỉ study.hanoi.edu.vn. Hiện tại, học sinh các khối lớp 11, 12 trên địa bàn Hà Nội đã có thể ôn tập trực tuyến 8 môn...