Ngành học đón đầu nhu cầu nhân lực
Nhu cầu nhân lực của các ngành xuất bản, thể dục – thể thao, kỹ nghệ thực phẩm, dược, thủy sản… đến năm 2020 sẽ rất cao. Thí sinh đón đầu các ngành học này sẽ có nhiều cơ hội việc làm.
Theo quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2020, phấn đấu 70% tỉnh, thành phố có ít nhất 1 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại; mỗi quận, huyện có ít nhất 1 cơ sở phát hành xuất bản phẩm. Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 điểm cung cấp xuất bản phẩm.
Để đáp ứng các mục tiêu nói trên, cần nghiên cứu mở mã ngành đào tạo, dạy nghề về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
Năm 2015, nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao (ngoài lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài; giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao) khoảng 22.000 người, năm 2020 khoảng 29.000 và năm 2030 sẽ đạt khoảng 38.000 người. Số nhân lực có trình độ ĐH trở lên phải đạt 50% vào năm 2015, trên 60% năm 2020 và đạt trên 80% vào năm 2030. Riêng giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, phấn đấu đạt tỉ lệ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao trên số học sinh, sinh viên tiểu học đạt 1/450 vào năm 2015, 1/400 năm 2020 và 1/350 vào năm 2030. Trung học cơ sở và trung học phổ thông: đạt 1/400 vào năm 2015, 1/350 năm 2020 và 1/300 vào năm 2030.
Thí sinh đón đầu các ngành học này sẽ có nhiều cơ hội việc làm (ảnh minh họa, NĐT)
Video đang HOT
Cũng theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành kỹ nghệ thực phẩm chiếm khoảng 1,85% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp. Nhân lực ngành này sẽ được chú trọng phát triển trên cơ sở xác định nhu cầu về lao động gắn liền với định hướng phát triển từng giai đoạn.
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, nhấn mạnh sẽ ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học, các ngành ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu biển và kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản tiên tiến. Đặc biệt, sẽ có chính sách ưu đãi cho con em ngư dân, học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ trong ngành thủy sản đi đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH tại các trường trong nước và ở các nước có trình độ tiên tiến.
Nhu cầu nhân lực của ngành dược cũng sẽ rất lớn trong thời gian tới. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Tốt nghiệp là có việc làm
Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay trong nhiều ngành học của trường, công nghệ thực phẩm vẫn là ngành có sức hút đối với các doanh nghiệp. “Dù kinh tế khủng hoảng thì ngành này vẫn liên tục phát triển và liên tục có nhu cầu nhân lực. Con người ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về chất lượng, sự an toàn cũng như độ đa dạng về thực phẩm. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành học này đều có việc làm ngay” – ông Sơn cho biết.
Theo ông Nguyễn Duy Quyết, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, nhu cầu xã hội đối với ngành thể dục – thể thao hiện nay chủ yếu thiếu ở khối tiểu học, trung học cơ sở. “Những năm trước, tỉ lệ chọi vào trường rất cao, khoảng 1 chọi 15-20 nhưng hiện nay, tỉ lệ này chỉ còn khoảng 1 chọi 5″ – ông Quyết nói.
Theo Người lao động
Trong tương lai gần, nghề nào sẽ bùng nổ?
Bằng cử nhân chuyên ngành nào thu hút các nhà tuyển dụng nhất trong 5, 10 năm tới? Nghề nào sẽ bùng nổ?
Đây là một trong những câu hỏi nóng mà nhiều bạn quan tâm, bởi vì dựa vào nó để bạn đặt bút chọn ngành học, thậm chí để định hướng nghề nghiệp cho mình từ đầu cấp.
Giải đáp vấn đề nóng hổi kỳ này là chú Trần Anh Tuấn, Phó Gíám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM (FALMI)
Câu 1: Bằng cử nhân chuyên ngành nào thu hút các nhà tuyển dụng nhất (hiện tại và 5, 10 năm tới)
Trà lời:
Đối với sinh viên qua đào tạo đại học,cao đẳng ,nhiều người thường cho là với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo sát những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng trên.
Theo các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo - đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Qua thu thập thông tin, phân tích thị trường lao động TPHCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp; kỹ năng viết; sự trung thực, làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng; đặt câu hỏi; tư duy sáng tạo...
Câu 2: Trong tương gần, nghề nào sẽ bùng nổ?
Trà lời:
Theo tôi, sẽ không có ngành, nghề nào được xem là "hot" trong những năm tới. Vì khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, các DN sẽ phải chuyển sang giai đoạn hoạt động mới và buộc phải tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc nhân sự, kéo theo tăng nhu cầu tuyển dụng lao động ở mọi cấp độ, vị trí, lĩnh vực.
Quy hoạch nhân lực thành phố Hồ Chí Minh ,từ nay đến năm 2020 sẽ ưu tiên 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp chủ lực: "4 ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và CNTT; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm. Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như Quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự... Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn - Bảo hiểm,... và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh...".
Hiện nay có nhiều ngành nghề không thu hút người học do trong thị hiếu của số đông, tuy nhiên tương lai vẫn nằm trong danh mục nghề có nhu cầu lớn. Đó là những nghề thuộc nhóm ngành Cơ khí, Điện, Hóa chất, Kỹ thuật nông lâm nghiệp, Kỹ thuật thủy sản, Công nghệ địa chất - Vật lý, Toán, Thống kê, Công nghệ sinh học, Xã hội học.
Theo mực tím
Nghề "soi sự ăn" -Liên quan đến thực phẩm - Có tác dụng giúp đỡ cộng đồng - Hút nhân lực trong vòng 5 - 7 năm tới. 3 dữ liệu hấp dẫn trên đều "có mặt" trong ngành Dinh dưỡng Người. Cùng Mực Tím "soi" nhiều điểm lạ hơn nữa trong ngành học này nghen! Lấy thân mình làm thí nghiệm Đặc thù của ngành Dinh...