Ngành học đòi hỏi sinh viên phải có ngoại hình cao nhưng cơ họi viẹc làm may rủi: Hên thì kiếm lương chục tỷ, không thì nguy cơ thất nghiẹp lơ lửng
Nếu thành công, bạn có thể kiếm được mức lương cực khủng nhờ ngành học siêu hot này.
Trở thành diễn viên nổi tiếng là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Bởi một khi nổi tiếng, bạn sẽ có mức thu nhập cực khủng, không chỉ đến từ những bộ phim mà còn cả hợp đồng quảng cáo, tham gia gameshow,… Chính vì vậy ngày một nhiều người quyết theo đuổi con đường nghệ thuật.
Tất nhiên để thành công, ngoài các yếu tố ngoại hình, may mắn, đam mê thì bạn cần phải có cả tài năng diễn xuất. Bởi nếu không có tài năng thì sự nổi tiếng chỉ nhất thời, khó duy trì được lâu. Hiện tại để được đào tạo diễn xuất chuyên nghiệp, bạn có thể theo học ngành diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Đây chính là cái nôi đào tạo nghệ thuật lớn nhất cả nước.
Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình thi khối gì, lấy bao điểm?
Với khối ngành nghệ thuật, thí sinh sẽ thi khối S, gồm 2 môn: Ngữ Văn (thi theo đề chuẩn của Bộ giáo dục) và môn Năng khiếu. Môn năng khiếu sẽ nhân đôi hệ số điểm. Thí sinh dự thi ngành diễn viên sẽ có 2 vòng thi, vòng sơ tuyển và vòng chung tuyển. Vòng sơ tuyển thi về ngoại hình, giọng nói. Với thí sinh nam thì phải cao tối thiểu 1m65, nữ 1m55. Các thí sinh không nói ngọng, nói lắp, không khuyết tật, đủ sức khỏe tham gia và trình bày một bài hát, thơ, tự thể hiện 1 tình huống kịch trong vòng 10 phút.
Với vòng thi chung tuyển: Thí sinh sẽ biểu diễn một tiểu phẩm theo đề thi, thời gian 10 phút, không có người hỗ trợ.
Là trường top đầu về đào tạo nghệ thuật nên điểm chuẩn của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội khá cao. Năm 2018, trường lấy 14,5 điểm, trong đó môn năng khiếu phải đạt 12,5 điểm. Chỉ tiêu của trường năm đó chỉ có 37 sinh viên, tỷ lệ chọi ở mức 1/20. Vậy nên những thí sinh muốn đỗ, theo học ở trường phải có năng khiếu tốt vì đây là môn tiên quyết, nhân đôi số điểm của bạn. Môn năng khiếu thấp khả năng thi trượt là rất cao.
Ngành Diễn viên Kịch – Điện ảnh – truyền hình có tỷ lệ chọi cao.
Video đang HOT
Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình học những gì?
Khi trúng tuyển, sinh viên sẽ được học những môn kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, chương trình đào tạo Diễn viên Kịch – Điện ảnh được tổ chức như sau:
Năm 1: Sinh viên được rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm bảo đảm tính chân thực trong biểu diễn, tính tích cực, cách triển khai và ý nghĩa của hành động. Sinh viên được học cách chuyển dịch từ các chất liệu văn học như truyện ngắn, một phần tiểu thuyết sang hành động của nghệ thuật biểu diễn và làm các bài tập thực hành về nó do sinh viên tự sáng tạo.
Năm 2: Sinh viên bắt đầu rèn luyện tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp diễn viên thông qua việc tiếp cận kịch bản văn học và nhân vật kịch ở mức độ trích đoạn của các vở kịch Việt Nam hiện đại, kịch về đề tài lịch sử và văn hoá truyền thống. Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ bước đầu trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm đó.
Năm 3: Sinh viên được tiếp tục rèn luyện tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp diễn viên thông qua việc tiếp cận và thực hiện các vai diễn trong các tác phẩm kịch kinh điển của thế giới (nước ngoài và cổ điển). Điều này sẽ giúp sinh viên trang bị cho bản thân phong cách biểu diễn phong phú. Sinh viên cũng sẽ có thể được học các chuyên gia về diễn xuất đến từ các nước như Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc… cũng như được tạo mọi điều kiện để có thể tham gia các bộ phim điện ảnh, truyền hình trên cả nước.
Năm 4: Tổng hợp các kiến thức và kĩ năng qua 3 năm học, sinh viên tham gia một vai diễn (đảm bảo đầy đủ đời sống nhân vật) trong một vở kịch hoàn chỉnh (vở tiền tốt nghiệp và vở diễn tốt nghiệp). Sinh viên có thể được đi biểu diễn thực tập trước khán giả qua những vở diễn trên.
Ngoài ra trong 4 năm học, sinh viên sẽ được học các môn bổ trợ khác như: hóa trang, lịch sử điện ảnh Việt Nam và thế giới, tâm lý học, mỹ học, phương pháp sân khấu truyền thống, thanh nhạc, múa, phân tích tác phẩm kịch, hình thể, tiếng nói, nghệ thuật tạo hình,…
Khi theo học ở trường, ngoài được các giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, sinh viên còn được các diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch nổi tiếng đến dạy các môn chuyên ngành, định hướng phát triển nghề nghiệp, tạo các mối quan hệ với các nhà sản xuất phim. Thực tế, rất nhiều sinh viên đã được trao cơ hội đóng phim ngay khi mới năm 1, năm 2.
Ngành học này cũng rất dễ thất nghiệp
Như đã nói ở trên, để thành công với nghiệp diễn, bạn sẽ cần đến các yếu tố: ngoại hình, đam mê, may mắn, tài năng diễn xuất. Thiếu một yếu tố cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội thành công. Thực tế, có rất nhiều người tài năng, ngoại hình có thừa nhưng lại không thể nổi tiếng vì không quyết tâm theo đuổi nghề đến cùng.
Hay có những người ngoại hình không nổi bật nhưng vẫn nổi tiếng vì sự duyên dáng trong diễn xuất, và cả một chút may mắn. Vì độ may rủi cao nên sinh viên cần suy nghĩ khi lựa chọn theo học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình. Một khi quyết tâm, bạn nên phấn đấu, theo đuổi đam mê đến cùng.
Giáo dục nghệ thuật một cánh cửa, vạn cơ hội
Giáo dục nghệ thuật theo tiêu chuẩn mang tính phổ quát quốc tế đem lại lợi ích to lớn cho mọi người, từ học viên đến giáo viên và cả cộng đồng nghệ thuật, mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc trong và ngoài nước.
Cô Teresa Hall, Chuyên gia Huấn luyện Cấp cao ISTD của Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam hướng dẫn học viên.
Kỷ nguyên sáng tạo đã đưa những bộ môn trình diễn nghệ thuật và âm nhạc vào vị thế đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của một cá nhân, một xã hội, một đất nước. Vai trò của giáo dục nghệ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện ở mục đích đào tạo con người mới Việt Nam phát triển cân đối, hài hòa, toàn diện, có ý thức về cái đẹp.
Chuyên nghiệp hóa đam mê
Từ năm học 2020-2021, chương trình phổ thông mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc tiểu học. Các môn nghệ thuật sẽ triển khai ở cả 3 cấp tiểu học, THCS, THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới, dẫn đến tình trạng thiếu hàng chục nghìn giáo viên nghệ thuật được đào tạo có trình độ chuyên môn.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, ở bậc tiểu học, trong tổng số 15.538 trường tiểu học trên toàn quốc, chỉ có 13.339 giáo viên âm nhạc, thiếu 2.199 nhân sự . Riêng đối với bậc THPT, theo lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông mới, khi môn nghệ thuật triển khai tại các trường, số giáo viên nghệ thuật sẽ thiếu 100%.
Vậy nên, công tác chuẩn bị cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc là vô cùng cần thiết và cấp bách. Hơn nữa, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các bạn sinh viên âm nhạc còn có thể trực tiếp trải nghiệm các kỳ thi lấy chứng chỉ âm nhạc quốc tế mà thông qua đó, các tiêu chí đánh giá trong đào tạo nghệ thuật đã được chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu.
Theo TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc Âm nhạc Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam (Vietnam Institute for Arts Education - VIA Education), một trong những cách hiệu quả giúp học sinh có thể cảm thụ nghệ thuật một cách bài bản, cập nhật với những trào lưu mới trong nghệ thuật thế giới, đó là để cho các em được gia tăng tương tác trong lĩnh vực nghệ thuật trên những nền tảng công nghệ 4.0. Điều này còn giúp lớp học trở nên sinh động hơn, đồng thời khuyến khích trí tưởng tượng và khả năng kết nối của từng cá nhân học sinh.
Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc Âm nhạc Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam giới thiệu các giáo trình Piano cơ bản cho trẻ em.
Tuy nhiên, cô cho rằng giáo dục nghệ thuật tại Việt Nam cần khắc phục những hạn chế như thiếu hụt nguồn học liệu hiện đại chất lượng cao cũng như những nghiên cứu về phương pháp giáo dục nghệ thuật. "Thế giới hôm nay đã xuất hiện rất nhiều thể loại âm nhạc, nghệ thuật mới, đòi hỏi người dạy phải có năng lực thật sự. Giảng viên không chỉ trau dồi về chuyên môn âm nhạc mà nên biết cách khai thác các nguồn học liệu, áp dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy, gắn kết giáo dục nghệ thuật với sự phát triển của văn hóa xã hội", TS. Ngọc Dung cho biết.
Quốc tế hóa lộ trình sự nghiệp
Sự ra đời của Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam (VIA Education) được xem là một cú hích trong việc hỗ trợ giải quyết bài toán nhu cầu nhân lực giáo viên nghệ thuật cũng như nâng tầm chất lượng đào tạo âm nhạc và nghệ thuật tại Việt Nam hiện nay.
VIA Education hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tư vấn và xuất bản, gồm các chương trình: giáo dục sáng tạo cho các đơn vị giáo dục với các chương trình học tích hợp và ngoại khóa; các khóa học chuyên đề ngắn và dài hạn nhằm đào tạo phát triển năng lực chuyên môn giáo viên; tư vấn chiến lược và khung chương trình cho hệ thống trường học; hoạt động khảo thí cho các chứng chỉ quốc tế; giới thiệu và xuất bản giáo trình, học liệu chất lượng cao.
Giáo trình Âm nhạc của Nhà xuất bản Alfred Music được giới thiệu đến công chúng thông qua Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam - đơn vị phát hành và phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Các bằng cấp và chứng nhận âm nhạc và trình diễn nghệ thuật từ VIA Education có giá trị toàn cầu, mang đến ưu thế cho hồ sơ cá nhân của mỗi học viên khi du học, bao gồm: Chứng chỉ âm nhạc Trinity College London, Chứng chỉ âm nhạc AMEB, Chứng chỉ âm nhạc MTB, Chứng chỉ Vũ đạo ISTD - NATD, Chứng chỉ trình diễn nghệ thuật I-PATH...
Là một học viên theo học chương trình ISTD (của Hội đồng khảo thí vũ đạo quốc tế - có lịch sử 110 năm trên thế giới, là một trong nhiều chương trình đào tạo vũ đạo từ VIA Education), nghệ sĩ, biên đạo múa quốc tế Đỗ Hải Anh - Hiệu trưởng Học viện Unicorn Dance Academy, chia sẻ: "Một người nghệ sĩ Việt khi hiểu được ngôn ngữ chung của dòng chảy nghệ thuật thế giới sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường quốc tế và làm việc cùng bạn bè trên toàn cầu. Đây là những kiến thức và hành trang 'vàng' để những bạn trẻ có đam mê có thể làm việc và sinh sống tại nước ngoài".
Ngọc Dung cho rằng việc tiếp cận với các chương trình đào tạo và nguồn học liệu quốc tế giúp giáo viên mở rộng khả năng giảng dạy, chuẩn hóa yêu cầu đầu ra của các bộ môn nghệ thuật và góp phần làm cho con đường chinh phục âm nhạc trở nên hấp dẫn hơn.
"Sau khi được trải nghiệm các chương trình đào tạo quốc tế - mà tiêu biểu là việc vượt qua kỳ thi chứng chỉ âm nhạc quốc tế - sinh viên âm nhạc sẽ hiểu được mình cần bổ sung thêm kiến thức nào... để có thể thích nghi với thị trường việc làm đa dạng tại Việt Nam hiện nay. Cánh cửa nghề nghiệp cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật sẽ rộng mở hơn: không chỉ là người biểu diễn trên sân khấu, các bạn còn có thể làm giáo viên âm nhạc; không chỉ làm việc trong môi trường công lập, các bạn còn có thể bắt đầu sự nghiệp giảng dạy âm nhạc từ môi trường dân lập, tư thục hay quốc tế...", cô cho biết.
Cách giải bài toán đầu ra cho sinh viên sư phạm của một thủ khoa Ngay từ khi còn học tập tại giảng đường đại học, sinh viên sư phạm phải nỗ lực học tập, khẳng định khả năng bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình. Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban...