Ngành học của Việt Nam lọt top 100 thế giới, đầu vào không khó
Do xu thế phát triển nói chung, ngành Kỹ thuật – Dầu khí luôn được xếp vào nhóm ‘khát nhân lực’.
Ngành học của Việt Nam lọt top 100 của thế giới
Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds ( QS World University Rankings) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds – Anh quốc.
Các trường đại học được đánh giá theo 6 tiêu chí, bao gồm đánh giá của học giả (40%), đánh giá của nhà tuyển dụng, số trích dẫn/giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế.
Tiêu chí của Quacquarelli Symonds tập trung vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/giảng viên).
Đại học Bách Khoa Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: VNUHCM
Trong bảng xếp hạng đại học theo nhóm ngành do tổ chức Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố hồi tháng 4, Việt Nam có 7 trường, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Tôn Đức Thắng, Duy Tân, Cần Thơ, Kinh tế TP HCM. Thứ hạng cao nhất thuộc về ngành Kỹ thuật – Dầu khí của Đại học Quốc gia TP HCM với vị trí trong top 50-100.
Đại học Bách Khoa Đại học Quốc gia TP HCM là đơn vị đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí lớn nhất tại khu vực phía Nam với hơn 35 năm kinh nghiệm. Những kỹ sư tốt nghiệp từ HCMUT luôn được doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao về kiến thức và kỹ năng làm việc. Chương trình đào tạo được cập nhật và cải tiến liên tục theo các tiêu chuẩn của thế giới và khu vực (Tiêu chuẩn CDIO và AUN).
Muốn vào Kỹ thuật – Dầu khí không khó
Ngành Dầu khí có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, là nền tảng để duy trì sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu khí còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu.
Kỹ thuật dầu khí là một lĩnh vực kỹ thuật rất quan trọng quản lý việc thăm dò, khai thác dầu thô từ lòng đất. Các kỹ sư dầu khí đảm bảo rằng thế giới có đủ dầu và khí đốt để duy trì cuộc sống hàng ngày của con người, đồng thời cải thiện hiệu quả sản xuất và cân nhắc tính bền vững của môi trường.
Video đang HOT
Hình minh họa. Ảnh: Work
Bên cạnh đó, kỹ thuật dầu khí liên tục thiết kế và phát triển các phương pháp khai thác. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này hiện đã vượt ra khỏi phạm vi cơ sở để đi sâu dưới đáy biển. Các lĩnh vực chính trong kỹ thuật dầu khí bao gồm khoan, đánh giá sự hình thành, sản xuất và hoàn thiện, và kỹ thuật hồ chứa.
Ngành Kỹ thuật dầu khí có 2 tổ hợp xét tuyển chính. Đó là:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
Tại nước ta hiện nay mới chỉ có một số trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí. Nếu có nhu cầu học ngành Kỹ thuật dầu khí có thể lựa chọn 1 trong số các trường sau đây:
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM
Đại học Dầu khí Việt Nam
Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
Điểm chuẩn để đỗ vào ngành kỹ thuật dầu khí cũng nằm ở mức trung bình.
Điểm trúng tuyển vào ngành dầu khí năm 2022. Ảnh: Hocmai
Con đường sau khi tốt nghiệp rộng mở
Dầu khí hiện nay đang là ngành kinh tế trọng điểm tại nước ta, với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực cùng với mức thu nhập hấp dẫn.
Chia sẻ với Dân trí, tiến sĩ Tạ Quốc Dũng – phó khoa phụ trách đào tạo, khoa kỹ thuật địa chất – dầu khí, ĐH Bách khoa TP HCM, hơn 50% kỹ sư dầu khí ra trường đều có việc làm phù hợp với nguyện vọng. Sinh viên tốt nghiệp ngành dầu khí có thể làm các công việc như:
- Kỹ sư khoan dầu khí làm việc tại công trình khai thác dầu khí ngoài biển như: giàn khoan, giàn công nghệ trung tâm… đảm nhận nhiệm vụ điều khiển, theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố ở giếng.
- Làm việc trong viện nghiên cứu: Viện hóa học công nghiệp, Viện công nghệ hóa hay phòng nghiên cứu của các công ty dầu khí
- Làm nhà tư vấn, dựa trên tình hình khai thác dầu khí thực tế để đề xuất những chính sách phát triển ngành dầu khí một cách bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Làm giảng viên tham gia giảng dạy môn học chuyên ngành trong các trường Đại học – Cao đẳng…
Ở Việt Nam, kỹ sư dầu khí mới ra trường có lương khoảng 500 – 1.000 USD/ tháng (tương đương 12,4 -> 24,8 triệu đồng), từ 4, 5 năm trở lên thì lương dao động trong khoảng 30 – 50 triệu/tháng, thu nhập của các chuyên gia có thể được tính theo ngày (12 – 23 triệu đồng/ngày, thậm chí là 2.000 USD/ngày tương đương 46 triệu đồng/ngày làm việc).
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam nhận giải quốc tế về cải tiến chất lượng
ĐH Quốc gia Hà Nội chính là ĐH đầu tiên của Việt Nam nhận giải quốc tế về cải tiến chất lượng.
Chứng nhận sẽ được trao từ ngày 8 đến 10/11.
QS gửi thông báo ĐH Quốc gia Hà Nội đạt giải thưởng quốc tế cải tiến chất lượng
Mới đây, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết chứng nhận về sự cải thiện chất lượng (Recognition of Improvement) được QS (Quacquarelli Symonds - tổ chức xếp hạng ĐH uy tín thế giới, có trụ sở tại Anh) trao cho các tổ chức chứng minh được sự cải thiện trong kết quả xếp hạng. Trong đó có ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các tiêu chí được QS sử dụng làm căn cứ trao giải gồm danh tiếng, uy tín nghiên cứu, khả năng thu hút và giữ chân sinh viên, nhân viên quốc tế...
3 năm trở lại đây, ĐH Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí trong nhóm 801-1.000 thế giới trong bảng xếp hạng của QS. Nếu xét vị trí tương đối, ĐH Quốc gia Hà Nội tăng đều qua các năm, từ top 78,5% các trường ĐH xuất sắc nhất thế giới (năm 2019) lên 65,3% (năm 2023). Trường cũng xếp hạng 101-150 trong top các ĐH trẻ của thế giới.
Xét theo ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội có 6 lĩnh vực được QS xếp hạng, cụ thể Toán học (top 351-400), Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo, Vật lý và thiên văn học, Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý, Kỹ thuật điện và điện tử (451-500), Khoa học máy tính và hệ thống thông tin (501-500).
Ngoài chứng nhận về cải tiến chất lượng, QS còn có các hạng mục xuất sắc trong nghiên cứu, tác động về danh tiếng, cơ sở giáo dục mới tham gia, top 10 và tính bền vững.
Tại bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới của QS, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng được lựa chọn bên cạnh 4 đại diện khác của Việt Nam, gồm ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), ĐH Quốc gia TP HCM (cùng hạng 801-1.000), ĐH Tôn Đức Thắng (1.001-1.200), ĐH Bách khoa Hà Nội (1.201-1.400).
QS là một trong ba tổ chức xếp hạng đại uy tín hàng đầu thế giới, bên cạnh Times Higher Education (THE, Anh) và Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU, Trung Quốc).
ĐH Quốc gia Hà Nội luôn nằm trong top ĐH tốt nhất Việt Nam
Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội có chỉ số Uy tín tuyển dụng và Tỷ lệ giảng viên có học vị Tiến sĩ của duy trì sự tăng trưởng cao. Chỉ số Mạng lưới nghiên cứu quốc tế của ĐH Quốc Gia Hà Nội xếp thứ 79 trong khu vực Châu Á (là chỉ số có thứ hạng tốt nhất), tiếp theo là chỉ số Uy tín học thuật (thứ 109) và Uy tín tuyển dụng (thứ 137). Những điều đó chứng tỏ ĐH Quốc gia Hà Nội đang được các nhà nghiên cứu và nhà tuyển dụng đánh giá cao.
ĐH Quốc gia Hà Nội cũng tham gia Bảng xếp hạng ảnh hưởng của THE (THE Impact Rankings) với 7 mục tiêu phát triển bền vững được xếp hạng. Thứ hạng tốt nhất tổng thể của Bảng xếp hạng ảnh hưởng mà ĐH Quốc gia Hà Nội đạt được là top 401-600, trong đó mục tiêu phát triển bền vững số 4 (Giáo dục chất lượng) đạt vị trí 92 thế giới, mục tiêu phát triển bền vững số 8 (Việc làm và tăng trưởng kinh tế) xếp thứ 201-300.
Dẫn đầu trong xu thế chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội được tổ chức xếp hạng Webometrics của Tây Ban Nha xếp thứ 1 ở Việt Nam, thứ 141 ở Châu Á và thứ 758 thế giới.
Với trách nhiệm dẫn dắt trong hệ thống giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu, khẳng định vị trí thông qua kết quả và chất lượng các hoạt động để được ghi nhận trong các hệ thống xếp hạng quốc tế, ghi nhận vị thế và uy tín của giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.
Xét tuyển bổ sung đến đợt 3, nhiều ngành vẫn chỉ có một vài thí sinh trúng tuyển Không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí có ngành không có thí sinh trúng tuyển, nhiều trường đại học đang tiếp tục thông báo xét tuyển bổ sung đợt 3 với hàng trăm chỉ tiêu. Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các ngành học chưa tuyển đủ chỉ tiêu là các ngành khoa học cơ bản hoặc các ngành thuộc các...