Ngành học bị ghẻ lạnh có ghẻ lạnh thật?
Khô khan, không được biết đến là ý kiến của phần đông học sinh khi nói về nhóm ngành môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một nhóm ngành năng động, dành cho những bạn trẻ biết dấn thân và yêu thiên nhiên.
Ngành Trắc địa
Ngành môi trường là một ngành đa lĩnh vực, bao gồm: quản lý đất đai; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu; trắc địa, đo đạc và bản đồ; công nghệ kỹ thuật môi trường, kiểm soát và bảo vệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên rừng và môi trường, kinh tế và quản lý môi trường, khoa học môi trường,…
Điểm chuẩn làng nhàng
Video đang HOT
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng ở 48 trường ĐH, 9 trường CĐ đào tạo cử nhân ngành môi trường. Các trường này thường tuyển sinh khối A, B và một số trường có tuyển sinh khối D1.
Có thể do thiếu thông tin cũng như tâm lý ngại làm công việc vất vả không có thu nhập cao nên ít thí sinh chọn ngành này để dự thi. Mức điểm chuẩn tại một số trường chỉ thấp bằng điểm sàn, có trường phải “bổ sung” đến nguyện vọng 2, 3 mới tuyển đủ chỉ tiêu. Dù thực tế các ngành này luôn “hút” nhân lực.
Là một trong những trường top nhưng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn có một số ngành khó tuyển sinh như thủy lợi – thủy điện, trắc địa… Điểm chuẩn của các ngành này tương đối thấp, chỉ dao động ở mức 17 – 18 điểm, còn tỷ lệ chọi chỉ ở mức 1/1,6; 1/1,8 và 1/2,4.
Để bổ sung nhân lực cho ngành môi trường trong thời gian tới, tại Hội nghị toàn quốc về đào tạo nhân lực theo nhu cầu ngành tài nguyên và môi trường do liên Bộ Tài nguyên – Môi trường, Giáo dục – Đào tạo và Nội vụ tổ chức năm 2010 đưa ra mục tiêu đến 2015 đào tạo từ 150 – 200 tiến sĩ, ưu tiên đối với các lĩnh vực đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường; đào tạo từ 800 – 1.000 thạc sĩ trong các chuyên ngành về quản lý, kinh tế ngành và về tài nguyên và môi trường; đào tạo chuyển đổi và đào tạo nâng cao từ 6.000 – 8.000 cán bộ trình độ ĐH chuyên ngành về tài nguyên và môi trường…
Nhu cầu…
Theo thống kê sơ bộ, trong giai đoạn từ 2011 – 2015, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung cho ngành lên tới 45.000 người; chưa kể số nhân lực tại khối doanh nghiệp (khoảng 30.000 người). Giai đoạn tiếp theo, từ 2015 – 2020, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành sẽ tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới. Nhu cầu nhân lực Tài nguyên – Môi trường cho khối doanh nghiệp vẫn ở mức tương đương như giai đoạn 2010 – 2015.
Cũng theo thống kê từ các trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật… tổng số SV tốt nghiệp năm 2010 chưa vượt qua con số 1.000. Nếu tính luôn cả nước cũng chỉ hơn 2.000 sinh viên ra trường/năm. Như vậy, muốn giải quyết bài toán 300.000 cán bộ cho ngành môi trường thì chắc rằng sẽ có rất nhiều trường cùng tham gia đào tạo và phải kéo dài đến cả chục năm nữa. Đó là chưa nói đến cả nước hiện có hơn 300 trạm quan trắc môi trường và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng mới thêm nên nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều.
Hiện nay, ngành này còn thiếu hụt nhiều nhân lực hoặc có ít chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ như: khí tượng, thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định giá và kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên…
Một số địa chỉ đào tạo
Năm 2010, một số trường ĐH đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành môi trường. Các trường thường tuyển sinh khối A, B, và vài trường tuyển sinh thêm khồi D1 (ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Nông lâm TP.HCM).
Nhóm ngành môi trường học hiện được đào tạo ở 48 trường ĐH và 9 trường CĐ như: ĐH Thái Nguyên, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Nông nghiệp I, ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Mỏ địa chất, Trường ĐH Thuỷ Lợi, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH An Giang, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và TP HCM…
Theo VNN
Trường có tỷ lệ chọi dưới 1 không có nghĩa "thi là đỗ"!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ.
Theo thống kê của Trường ĐH Nha Trang, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào nhóm ngành hàng hải, nhóm kỹ thuật và khai thác thủy sản khá thấp, hầu hết có tỉ lệ "chọi" dưới 2. Riêng ngành kỹ thuật khai thác thủy sản có tỉ lệ "chọi" 0,9. Ở trường này, nhóm ngành kinh tế có tỉ lệ "chọi" cao nhất, hầu hết ở mức 1/7. Trong đó ngành kế toán có tỉ lệ "chọi" 10,8, cao nhất trường. Một số ngành như công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật điện - điện tử có tỉ lệ "chọi" dao động từ 5-7.
Tại Trường ĐH An Giang, nhóm ngành thủy sản thu hút khá đông học sinh ĐKDT. Trong đó, cao nhất là ngành bảo vệ thực vật, 1 "chọi" 20, phát triển nông thôn 1/8. Một số ngành công nghệ như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và nhóm ngành kinh tế cũng có tỉ lệ "chọi" tương đối cao, dao động từ 6-9.
Ở Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, ngành văn hóa du lịch có số thí sinh ĐKDT đông nhất với 948 hồ sơ, chiếm gần 50% tổng số 1.887 hồ sơ nộp vào trường trong năm nay. Ngành có số hồ sơ nhiều thứ hai là khoa học thư viện với 274 hồ sơ. Kế đến là nhóm ngành quản lý văn hóa 287 hồ sơ, kinh doanh xuất bản phẩm 149 hồ sơ...
Theo Tuổi Trẻ
Thí sinh đang chọi chính mình Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ. Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm nay ở nhiều trường tăng hơn năm ngoái nhưng nhiều ngành học có số hồ sơ quá ít, không...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bỏ khoảng 400k, nhận ngay bảy bom tấn FPS quá chất lượng, tổng giá trị gấp 10 lần số tiền game thủ phải trả
Mọt game
05:45:05 02/04/2025
Cách duy trì làn da khỏe đẹp trong thời kỳ mãn kinh
Làm đẹp
05:43:38 02/04/2025
Bắt đầu đợt sa thải hàng loạt tại các cơ quan y tế ở Mỹ
Thế giới
05:41:02 02/04/2025
Bố chồng gia trưởng, soi mói tôi từng tý còn em dâu lại được cưng như trứng mỏng, biết lý do tôi rớt nước mắt
Góc tâm tình
05:18:49 02/04/2025
Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"
Sao việt
22:50:25 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025