Ngành Giáo dục Thủ đô bứt phá, đáp ứng yêu cầu đổi mới
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo Thủ đô đã thay đổi về mọi mặt kinh tế – xã hội, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Trong sự thay đổi mạnh mẽ đó, có sự đóng góp của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tại Lễ khai giảng năm học 2019-2020. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trước khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố có 1.017 trường với trên 670.000 học sinh và 34.126 giáo viên; trong đó cấp học mầm non có 361 trường với hơn 4.200 nhóm lớp, 137.698 học sinh; cấp Tiểu học có 277 trường và 4 trường liên cấp với hơn 5.700 lớp, 201.992 học sinh; cấp Trung học Cơ sở có 218 trường và 16 trường liên cấp 2 – 3 với gần 4.500 lớp, 176.734 học sinh; cấp Trung học Phổ thông có 101 trường với hơn 2.600 lớp và 116.514 học sinh…
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có địa bàn rộng và đa dạng, có khu vực thành thị, nông thôn, miền núi. Lúc này, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội giữa khu vực nội thành và địa bàn mở rộng có sự chênh lệch lớn, số cơ sở giáo dục các cấp học tăng gấp đôi, số học sinh, đội ngũ giáo viên đều tăng gấp đôi, nhưng trình độ giáo dục không đồng đều giữa các cấp học.
Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
Với 2.302 đơn vị cơ sở giáo dục, tăng thêm 1.255 đơn vị sau khi sáp nhập, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã nỗ lực phát triển, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, quy mô mạng lưới trường, lớp tiếp tục được mở rộng và không ngừng phát triển. Đến nay, Hà Nội có 2.746 trường (gồm 2.744 trường mầm non, phổ thông và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở) với 60.391 nhóm lớp, 2.023.866 học sinh.
Chất lượng giáo dục và đào tạo luôn được ngành chú trọng. Hà Nội luôn là địa phương đi đầu trong việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 134 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2019 (11 giải Nhất), 21 đề tài đạt giải tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2019 (3 đề tài đoạt giải Nhất).
Đặc biệt, trong các kỳ thi Olympic quốc tế Toán học (IMO), Vật lý (IPhO), Hóa học (IChO), Thiên văn học và Vật lý thiên văn (IOAA), học sinh Hà Nội đã xuất sắc giành 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen, trong đó có 1 học sinh lần đầu tiên đạt điểm tối đa trong phần thi thực hành Hóa học, một học sinh đạt số điểm cao nhất thế giới trong kỳ thi Thiên văn học và Vật lý thiên văn. Trong các kỳ thi quốc tế về Toán, các môn khoa học khác, học sinh Hà Nội cũng xuất sắc giành thứ hạng cao với gần 90 giải và huy chương.
Video đang HOT
Công tác phổ cập giáo dục nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp học cũng luôn được ngành chú trọng thực hiện. Năm 2013, thành phố Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi; năm 2015 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; tiếp tục duy trì xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở, đồng thời hoàn thiện các bước chuẩn bị cho phổ cập giáo dục bậc trung học.
Sẵn sàng các điều kiện để phát triển
Ngay sau khi mở rộng địa giới hành chính, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch về việc xóa phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp giai đoạn 2009 – 2010 cần xây mới 5.523 phòng học với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng cho các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở tập trung ở 15 quận, huyện, thị xã thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng (vùng ngoại thành, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc).
Nhiều công trình xây dựng cơ bản và một số công trình trọng điểm đã được tập trung đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, như Dự án Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam với kinh phí 429 tỷ đồng; dự án Trường Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ gần 300 tỷ đồng; Dự án Trường Trung cấp đa ngành Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) 158 tỷ đồng; Dự án Trường Trung học Phổ thông Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) 198 tỷ đồng…
Các danh mục thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông cũng được ngành quan tâm, đầu tư. Công tác thư viện trường học được chú trọng, đến nay 100% trường học đã có thư viện. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch đã được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các trường học được cải thiện rõ rệt theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Cơ bản xóa phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp, thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra làm cho diện mạo các nhà trường ở Hà Nội ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn thành phố.
Chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2019 – 2020, toàn thành phố đã xây mới được 67 trường học các cấp học, trong đó có 34 trường được thành lập mới với tổng kinh phí khoảng 3.900 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa được 407 trường học các cấp học với tổng mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng. Thành phố đã cấp tổng kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các cấp học chuẩn bị năm học mới là hơn 836 tỷ đồng.
Xác định việc phát triển hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua, số trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội có bước phát triển đáng kể. Tính đến hết tháng 9/2019, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 55,1%, trong đó công lập là 66,8%.
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô luôn chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, chuẩn phong cách. Hàng năm, ngành đều xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hàng chục nghìn lượt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Nhiều cuộc vận động, phong trào nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của các giáo viên trong toàn ngành như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”…. Các phong trào, cuộc vận động này đã góp phần tạo dựng nên đội ngũ giáo viên Thủ đô tâm huyết, yêu nghề và chung sức vì sự phát triển của sự nghiệp giáo dục.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, bên cạnh việc rà soát, chuẩn hóa đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cả về số lượng, chất lượng, thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục tăng cường nền nếp quản lý, chỉ đạo, điều hành; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý; chuẩn hóa, số hóa, đồng bộ dữ liệu; cập nhật, khai thác hiệu quả thư viện bài giảng (e-learning), đề kiểm tra minh họa trực tuyến…
Công tác tài chính, thực hiện quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ trong trường học sẽ được kiểm tra, giám sát thường xuyên. Công tác thi, tuyển sinh đầu cấp, phân tuyến tuyển sinh hợp lý nhằm hạn chế số học sinh trái tuyến, giảm sĩ số học sinh/lớp. Đặc biệt, toàn ngành sẽ nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế, triển khai thực hiện tốt chương trình thí điểm đào tạo song bằng trong trường phổ thông và các cuộc thi quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn tại các trường chuyên, trường chất lượng cao, góp phần tạo nguồn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về chất lượng giáo dục ở các cấp học, đặc biệt quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh sẽ được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
Nguyễn Cúc
Theo TTXVN
Bước chuyển lớn về năng lực của giáo viên
ứng đầu cả nước cả về quy mô và chất lượng, ngành giáo dục và đào tạo (GD và T) Thủ đô vẫn kiên trì đổi mới trong mọi hoạt động chuyên môn.
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường mầm non Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Ảnh: Minh Hà
Một trong những lựa chọn đem đến chất lượng lâu bền và thực chất chính là tạo động lực từ những sân chơi mang tính chuyên môn cao để mỗi người thầy có thể tỏa sáng, truyền cảm hứng cho học trò trong từng giờ học.
Năm học 2019-2020 được cho là năm bản lề trước khi chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. ây cũng là mốc thời gian ý nghĩa, gắn với dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. ể đánh dấu sự kiện này, một trong những mục tiêu ngành GD và T Hà Nội đặt ra là tạo bước chuyển lớn về chất lượng đội ngũ nhà giáo. Giám đốc Sở GD và T Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, ngành GD và T Thủ đô luôn xác định việc đầu tư cho đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi đây là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Ngành GD và T Thủ đô hiện có hơn 100 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% số giáo viên đứng lớp ở các cấp học đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn. ây là một trong những nỗ lực vượt bậc của ngành cũng như của từng cá nhân giáo viên khi 5 năm trước, TP Hà Nội mới có 37% số giáo viên mầm non có trình độ đào tạo đạt chuẩn.
Không bằng lòng với kết quả này, ngành GD và T Thủ đô còn muốn tạo dựng một đội ngũ nhà giáo tâm huyết có vai trò truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, cũng như học trò, để từ đó mỗi giờ dạy và học đều đạt chất lượng và hiệu quả hơn. ây chính là mục tiêu của giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo được thực hiện chính thức từ năm học 2016-2017. Hà Nội từng là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào đã làm nên thương hiệu như Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh nghèo, Cô giáo - người mẹ hiền, Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm... Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo trong ba năm qua đã lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ toàn ngành. Những nhà giáo được tôn vinh từ giải thưởng này thật sự trở thành những nhân tố truyền cảm hứng, tạo động lực cho học sinh say mê học tập bằng những dự án, sản phẩm vừa mang tính khoa học, vừa có tính ứng dụng cao, góp thêm vào kho học liệu của ngành những kinh nghiệm quý trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh.
Chủ tịch Công đoàn ngành GD và T Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết, giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo là hình thức khích lệ các nhà giáo tích cực tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường. ây cũng là cách thức quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những sáng tạo độc đáo, tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị, giúp đỡ những học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và trong cuộc sống hoặc có những biện pháp giúp đỡ những học sinh có năng khiếu phát triển tài năng...
ể giải thưởng đem đến những hiệu quả thiết thực, gắn với thực tế, ban tổ chức nhấn mạnh về quan niệm đổi mới hay sáng tạo của mỗi nhà giáo khi được xét thưởng, không cần phải là cái gì đó to lớn, mà là những sáng kiến đã đi vào thực tế, nhỏ nhưng "chất". Năm học 2017-2018, những sáng kiến được đánh giá cao như "Ngày hội trứng" của cô Trần Thị Thanh Tú - Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Cát Linh (quận ống a) thu hút gần 500 học sinh và phụ huynh Trường mầm non Cát Linh tham gia; sáng kiến thiết kế ra hệ thống phối hợp các máy cơ đơn giản, bộ thí nghiệm nghiên cứu lực điện từ, bộ thí nghiệm chưng cất nước của cô giáo Nguyễn Thị Mai (Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) hay Chương trình "Văn vui vẻ" dành cho học sinh của cô Phạm Thị Thu Hà (Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ)...
Cuộc thi nhà giáo tâm huyết sáng tạo năm nay đang vào giai đoạn nước rút với 46 hồ sơ được xét vào vòng chung khảo. ến thời điểm này, hội đồng xét thưởng ghi nhận tâm huyết của cô Nguyễn Thị Thường, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Sao (quận Thanh Xuân), một nhà giáo đã hơn 50 tuổi vẫn không ngừng nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng công nghệ vào thiết kế và xây dựng "Thư viện ảnh động". Cô đã động viên toàn bộ giáo viên trong trường khai thác tài liệu trên mạng và sử dụng "Thư viện ảnh động" để soạn giáo án điện tử, trình chiếu, minh họa cho các bài giảng trên Powerpoint. Chuyên đề "ổi mới hình thức tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ", giúp trẻ cảm thấy hứng thú với giờ ăn, học cách ăn văn minh và kỹ năng tự phục vụ bản thân, cũng là một trong những sáng kiến rất thiết thực của cô giáo Nguyễn Thị Hậu (Trường mầm non Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai), nhận được sự đánh giá cao của hội đồng chấm giải.
Có thể thấy, từ những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được tôn vinh từ sân chơi trí tuệ, có tính chuyên môn cao này, ngành GD và T Hà Nội đang ngày càng nhân rộng hơn nữa những hình ảnh đẹp về những người thầy, cô luôn hết lòng vì thế hệ công dân tương lai của Thủ đô.
Thế Hải
Theo Nhân dân
Chuyện người "gieo chữ" ở Hang Kia - Hòa Bình Với lòng yêu nghề, cô giáo Hà Thị Hằng đã gieo cái chữ làm thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, ở Hang Kia, tỉnh Hòa Bình. Hang Kia - tỉnh Hòa Bình là một xã đặc biệt khó khăn, với trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Vì vậy, công tác phổ cập giáo dục, xóa...