Ngành Giáo dục Thanh Trì (Hà Nội) nhiệt tình hưởng ứng đại hội thể dục thể thao
Ngày 27/8, vận động viên đến từ các trường mầm non, tiểu học và THCS huyện Thanh Trì ( Hà Nội) đã nhiệt tình tham dự Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ X năm 2022.
Lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao huyện Thanh Trì
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Nguyễn Tiến Cường – Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết: Thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ X năm 2021-2022, huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện lần thứ X năm 2022.
Đại hội là sự kiện đánh dấu bước trưởng thành, phát triển mạnh mẽ của phong trào TDTT huyện Thanh Trì, là dịp biểu dương lực lượng quần chúng, cổ vũ động viên phong trào rèn luyện thân thể – đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội đối với phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Video đang HOT
Ngành GD-ĐT Thanh Trì tham dự đại hội thể dục thể thao huyện
Trước đó, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2022, các xã, thị trấn, đơn vị thuộc huyện Thanh Trì đã tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở với quy mô tổ chức từ 5 – 7 môn thể thao, thu hút trên 20.000 người tham gia. Các Đại hội cấp cơ sở diễn ra đảm bảo đúng quy trình, quy định, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Ông Phạm Văn Ngát- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì thông tin: Tham gia vòng chung kết Đại hội Thể dục thể thao lần thứ X huyện Thanh Trì có 1000 học sinh cấp mầm non, THCS, 200 học sinh THPT cùng gần 300 cán bộ giáo viên ngành GD-ĐT huyện Thanh Trì.
Đại hội thể dục thể thao là dịp giúp các thầy cô giáo, các em học sinh tăng cường vận động thể chất, từ đó có một cuộc sống sinh hoạt năng động, hạnh phúc và khơi dậy tinh thần thể thao. Qua các hoạt động thể thao, học sinh có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển đồng đều cả về thể chất, tinh thần ở lứa tuổi học sinh để luôn tự tin, mạnh mẽ, đối diện với những thử thách mới.
Nỗi lo học phí đầu năm
Bước vào năm học mới 2022-2023, hầu hết các phụ huynh đều lo lắng trước thông tin tăng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (ngày 27-8-2021) của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Vừa trải qua đợt dịch Covid-19 kéo dài, kinh tế chưa phục hồi, việc tăng học phí, dù ít dù nhiều cũng khiến các phụ huynh thêm nỗi lo.
Thành phố Hà Nội sẽ kiến nghị xây dựng mức học phí phù hợp với điều kiện thực tế, duy trì chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn để giúp học sinh yên tâm học tập.
Bộn bề lo toan
Cứ gần đến ngày khai giảng năm học mới, chị Phạm Bích Hà (phố Vĩnh Hồ, quận Đống Đa) lại không khỏi lo lắng. Chị Hà cho biết, con gái học lớp 6, con trai học lớp 4, hiện chị đã mua 2 bộ sách giáo khoa hết hơn 1 triệu đồng. Con gái lớn chuyển cấp, phải có đồng phục mới nên chị đăng ký mua hết 1,6 triệu đồng. "Vợ chồng tôi đều là lao động tự do, thu nhập bấp bênh, tằn tiện mãi mới cất được hơn 10 triệu đồng. Hồi tháng 3 vừa qua, cả nhà mắc Covid-19 phải dùng đến tiền tiết kiệm mua thuốc men, thực phẩm. Giờ thêm khoản chi là thêm gánh nặng. Tôi mong muốn Hà Nội tạm hoãn tăng học phí", chị Phạm Bích Hà bày tỏ.
Tương tự, chị Nguyễn Kim Phượng (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) cho biết, năm nay hai con của chị thi chuyển cấp vào lớp 10 và thi đại học nên chi phí cho học thêm cũng tăng đáng kể. Từ khi nghe thông tin về lộ trình tăng học phí, mẹ con chị rất lo lắng bởi nguồn thu của gia đình còn eo hẹp. Nhiều lúc chị còn phải "giật gấu vá vai" vay mượn tiền của họ hàng, người thân để trang trải cho cuộc sống...
Cô giáo Nguyễn Thị Khuyên, Trường Trung học phổ thông Vân Tảo (huyện Thường Tín) cho biết: "Trước đây, các em chỉ hỏi tôi về nguyện vọng, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, ngành, nghề phù hợp... Nhưng nay đã có em hỏi tôi về mức học phí của các trường đại học khiến tôi thấy việc tăng học phí cũng đã tác động tới tâm lý, khiến các em phần nào do dự trước quyết định của mình. Tôi cũng sẽ tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tư vấn cho các em sự lựa chọn phù hợp, bởi việc học là việc lâu dài, tránh trường hợp bỏ dở dang vì tăng học phí".
Tăng học phí phải đi đôi với tăng chất lượng đào tạo
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hànôịmới tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngay từ tháng 7-2022, các địa phương đã phổ biến, tuyên truyền tới nhân dân về Nghị định số 81/2021/NĐ-CP cùng các công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2022-2023.
Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long cho biết, UBND quận Nam Từ Liêm đã đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, xây dựng mức học phí và lộ trình tăng học phí phù hợp để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh. Trong đó, các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục nghiêm túc thực hiện nguyên tắc xác định học phí và giá các dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý với tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông... Có chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; hỗ trợ sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BDGĐT...
Tại kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2022-2023 với các mức từ 5.100.000 đồng/tháng đến 5.700.000 đồng/ tháng tùy cấp học. Tuy nhiên, hiện tại chưa có thông tin chính thức về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở sẽ tiếp tục tham mưu thành phố ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đồng thời kiến nghị xây dựng mức học phí phù hợp với điều kiện thực tế, duy trì chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn, diện chính sách..., giúp các em học sinh yên tâm học tập.
Việc tăng học phí là tất yếu để phần nào chia sẻ với ngân sách nhà nước đầu tư, chi cho giáo dục và giảm bớt chênh lệch học phí công, tư, khuyến khích trường ngoài công lập phát triển... Nhưng, sau giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, việc điều chỉnh mức tăng học phí cần có lộ trình phù hợp. Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kiến nghị, đề xuất giữ nguyên mức học phí ở các cấp học như năm 2021-2022 và kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở ngay từ năm học 2022- 2023. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) phấn đấu có thêm 6 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học với cấp tiểu học, ngành giáo dục huyện Ba Vì xác định sẽ nỗ lực để phấn đấu có thêm 6 trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho các nhà trường luôn được ngành Giáo dục Ba Vì quan tâm, chú trọng. Mới...