Ngành giáo dục Hà Nội khai bút đầu xuân
Sáng 12/2 (mùng 5 Tết), Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ khai bút đầu xuân tại sân đình thờ thầy giáo Chu Văn An (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, lãnh đạo các cấp của UBND thành phố và ngành giáo dục thủ đô, đại diện thầy trò của một số trường ở Hà Nội tham dự buổi lễ.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, lễ khai bút đầu xuân là việc làm thiết thực, nhằm thực hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Đại diện lãnh đạo dự lễ khai bút đầu xuân .
Đây cũng là hoạt động bày tỏ tấm lòng tri ân với những người đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà, qua đó thể hiện sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của ngành trong năm mới.
Video đang HOT
Người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội cho biết, đây là năm thứ ba tổ chức khai bút đầu năm. “Thi đua dạy tốt, học tốt” là sáu chữ được chọn để các vị lãnh đạo đặt nét bút đầu tiên. Năm ngoái, năm chữ được chọn khai bút đầu xuân là Đức – Trí – Học – Thành – Nhân.
Năm 2016, ngành giáo dục Hà Nội cho biết, tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Mục tiêu đến năm 2020, thành phố có 70% trường công lập đạt chuẩn, xóa các phòng học cấp bốn ở các cấp học.
Theo Zing
Các địa phương tổ chức khai bút đầu Xuân Bính Thân
Tục khai bút và xin chữ đầu xuân là nét văn hóa đẹp từ nhiều đời nay ở nơi đây, từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học và duy trì đến nay. Tương truyền, xưa kia mỗi khi học trò đến thăm thầy, thường được thầy thăm hỏi, trò chuyện. Khi chia tay, thầy tự tay viết tặng một chữ ứng với những nhận định hoặc là ngầm ý gửi phương châm sống, phấn đấu cho người đó. Ai được tặng đều coi những chữ đó như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm.
Điều đặc biệt nữa là tại đây, xưa có khu giếng son, ở đáy giếng có lớp bùn son, màu đỏ tươi, thầy thường dùng để viết chữ. Để tưởng nhớ và lưu giữ nét chữ son độc đáo đó, tục khai bút, xin chữ và cho chữ hiện nay vẫn được bảo tồn và phát huy với nguyên vẹn ý nghĩa...
Hằng năm cứ vào dịp Tết đến xuân về, mọi người, nhất là thầy và trò các cấp học thường đến thăm thầy và xin thầy một chữ. Người làm quan xin thầy chữ Tâm, chữ Đức, chữ Liêm, chữ Chính. Người lao động xin thầy chữ Chuyên, chữ Cần. Người có tuổi xin chữ Phúc, chữ Thọ, chữ Trường. Người buôn bán thầy cho chữ Tín, chữ Tài, chữ Lộc. Học trò xin Thầy chữ Trí, chữ Tuệ, chữ Minh, chữ Thành, chữ Đạt.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tuyên dương và trao thưởng 40 học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi đại học vừa qua, trị giá mỗi suất một triệu đồng. Đại diện một số doanh nghiệp đã tặng Quỹ Khuyến học thị xã Chí Linh 130 triệu đồng.
* Sáng cùng ngày, tại Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), TP Hải Phòng tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân Bính Thân.
Lễ hội Khai bút đầu xuân là hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống của dân tộc, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với mọi người dân Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên. Người học được khai bút đầu xuân với ước mong việc học hành tiến bộ, đỗ đạt, công thành danh toại, gây cơ, dựng nghiệp, góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh, phát triển.
Thượng tọa Thích Quang Tùng khai bút với bức thư pháp bốn chữ "Quốc thái, dân an".
Sau các tiết mục văn nghệ sôi động, lễ cáo yết được tiến hành trang trọng theo lối xưa. Tiếp đó, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Quang Tùng đã khai bút với bức thư pháp có bốn chữ "Quốc thái, dân an"; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Thị Nghĩa khai bút với nội dung chủ đề năm 2016 của TP Hải Phòng là "Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh"... Tiếp đó, đồng loạt gần 400 học sinh giỏi tiêu biểu đã khai bút thể hiện ước vọng của mình trong tương lai...
Những nét chữ đầu tiên trong năm mới Bính Thân của các em đều hướng tới điều tốt lành, thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học, cùng những lời chúc tốt đẹp và tình cảm của mình tới gia đình, bạn bè, thành phố và đất nước.
Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như thi đấu cờ tướng, thi bắt chạch trong chum, tổ chức các gian hàng triển lãm thư pháp, các hoạt động văn nghệ...
QUỐC VINH, NGÔ QUANG DŨNG
Theo_Báo Nhân Dân
Tú Vi - Văn Anh mặn nồng đầu xuân, "khoe" hôn nhân hạnh phúc Sau đám cưới cổ tích vào đầu tháng 11/2015, Tú Vi và Văn Anh sẽ lần đầu đón Tết cùng nhau tại TP.HCM. Sau 2 năm tìm hiểu và yêu nhau, Tú Vi và Văn Anh chính thức nên vợ, nên chồng vào cuối năm 2015 trong sự chúc phúc của người hâm mộ. Kẻ Bắc - người Nam nay về chung một...