Ngành giáo dục cần chuyển mình ngay từ việc dạy học trực tuyến
Chia sẻ với TG&VN , ông Bùi Phương Việt Anh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam cho rằng, phương thức giáo dục cần phải thay đổi để thích ứng với mục tiêu mới của đời sống, công việc thời đại 4.0 và chuyển đổi số.
Trong đó, dạy học trực tuyến là phương thức cần được khai thác triệt để, hiệu quả trong những thập niên tới.
Ông Bùi Phương Việt Anh cho rằng, để dạy học trực tuyến hiệu quả, ngành giáo dục cần phải có tài liệu hướng dẫn cha mẹ học sinh những kỹ năng cần thiết trong việc đồng hành cùng trẻ.
Năm học mới bắt đầu, nhiều tỉnh thành đã và đang tổ chức dạy học trực tuyến. Theo ông, thầy trò sẽ gặp phải những áp lực và khó khăn nào?
Nhiều năm qua, giáo dục được mặc định là các hoạt động truyền thụ kiến thức và giá trị thông qua các hoạt động trực tiếp của giáo viên, học sinh… Từ nhận thức này đã trở thành “lối mòn” trong tư duy của công chúng. Vì vậy, việc phải thay đổi hoàn toàn phương thức giảng dạy, cách học tập của học sinh, cũng như công tác quản lý ngành trở thành thách thức lớn.
Việc cha mẹ cũng như học sinh, thầy cô trở lên lúng túng trước việc sẽ phải triển khai một năm học mới hoàn toàn trực tuyến là điều dễ hiểu.
Về chủ quan, ngành giáo dục chưa chuẩn bị tốt cho tập huấn đội ngũ giáo viên các cấp, cũng như những kịch bản thay đổi phương thức truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả thông qua công nghệ và Internet. Phần lớn giáo viên chưa thực sự có kỹ năng đứng lớp trực tuyến, công tác giảng dạy vẫn còn hình thức, chưa đi vào thực chất.
Các trường đại học chưa thực sự tham gia sâu trong việc nghiên cứu biên soạn giáo trình, học liệu phục vụ cho việc giảng dạy trên Internet. Gần hai năm qua, trước ảnh hưởng của Covid-19, chúng ta mới chỉ làm giáo dục trực tuyến một cách bị động và còn hình thức.
Ngoài ra, năng lực công nghệ của cha mẹ học sinh là thách thức không nhỏ cho mô hình giáo dục trực tuyến ngay cả ở khu vực thành thị, đó là chưa kể tại khu vực nông thôn, vùng núi hay hải đảo – nơi có hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn.
Covid-19 thách thức nhân loại nói chung và việc học không bao giờ dừng lại bởi dịch bệnh. Vì vậy, dạy học trực tuyến là một giải pháp để chuyện học không bao giờ dừng lại?
Học tập suốt đời là mục tiêu của mọi công dân. Từ mục tiêu trên cần có mô hình tham gia của nhà giáo dục, nhà quản lý, nhà khoa học, gia đình và nhà tuyển dụng cần có chung nền tảng nhận thức trong việc đưa ra các giải pháp.
Cụ thể, nhà giáo dục cần phải đổi mới nội dung, chương trình và phương thức giáo dục để tăng hiệu quả, tăng cơ hội học tập của công dân và theo kịp với xu thế chuyển đổi số của toàn cầu. Nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra phương pháp phục vụ cho giáo dục chuyển đổi số và trực tuyến. Nhà quản lý đưa ra các chính sách thúc đẩy xã hội hoá và tạo thông thoáng cho một nền giáo dục hiệu quả và chuyển đổi số thành công gắn với tính liên thông, tính quốc tế.
Gia đình và nhà tuyển dụng tích cực, chủ động tham gia phản biện giáo dục, đóng góp để giáo dục đảm bảo mục tiêu của công dân gắn với các mục tiêu của lĩnh vực nghề nghiệp hay chính sách phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, phương thức giáo dục cũng cần phải thay đổi để thích ứng với mục tiêu mới của đời sống, công việc thời đại 4.0 và chuyển đổi số. Trong đó, giáo dục thông qua trực tuyến là một phương thức cần được khai thác triệt để, có hiệu quả trong những thập niên tới đây.
Video đang HOT
Trẻ cần những kỹ năng gì để có thể không bị động trước những thảm họa thiên nhiên, như dịch Covid-19 là một ví dụ?
Mục tiêu của giáo dục là truyền thụ tri thức và giá trị cho người học. Việc trang bị kỹ năng và kiến thức đáp ứng các yêu cầu sống và hội nhập của người học là một thách thức lớn đối với mọi nền giáo dục. Trong đó, giáo dục trẻ là một bước quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực cho quốc gia.
Nên trang bị cho trẻ những kiến thức, thái độ và kỹ năng chủ động tìm hiểu khoa học trong phạm vi môi trường sống có tính mục tiêu lâu dài, cụ thể. Đó là năng lực đặt câu hỏi, khám phá, làm quen với các loại mô hình, học cụ trong điều kiện giáo dục số. Rèn thái độ lạc quan cho trẻ trong thích ứng với các biến cố từ thấp đến cao theo độ tuổi và cấp học. Rèn kỹ năng giao tiếp và văn hoá gia đình để trẻ hình thành nhân cách tích cực.
Cần phải phối hợp giữa nhà trường, nhà đầu tư, gia đình trong việc giúp trẻ tiếp cận với các phương thức giáo dục phi truyền thống để hình thành ý thức cho trẻ với các trải nghiệm về kỹ năng đơn giản. Để làm việc này, ngành giáo dục cần phải có tài liệu hướng dẫn cho cha mẹ học sinh những kỹ năng cần thiết giúp con tương thích với giáo dục trực tuyến.
Có chuyên gia cho rằng, nên dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ theo kiểu “bình thường mới” bằng việc online. Ông nghĩ sao?
Xu hướng giáo dục trực tuyến là tất yếu bởi tính chất, nhu cầu, yêu cầu giáo dục gắn với mục tiêu học tập suốt đời của công dân. Trong bối cảnh dịch bệnh hoặc thiên tai, giáo dục khó triển khai theo phương thức truyền thống “Face to Face” thì cần thiết phải có một chiến lược giảng dạy và học tập cho cả giáo viên, cha mẹ và học sinh.
Cụ thể, đối với các nhà giáo dục cần phải cập nhật các phương thức giáo dục trực tuyến đúng nghĩa, xây dựng nguồn học liệu mở về chuyển đổi số, giáo dục trực tuyến để giáo viên và người học sử dụng một cách thân thiện, cuốn hút và hiệu quả.
Cần có sổ tay hướng dẫn những thao tác, kỹ năng căn bản đối với việc sử dụng mô hình, thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy trực tuyến hoặc từ xa qua radio hay truyền hình để người học và cha mẹ có thể tự khai thác để đạt hiệu quả.
Có thể nói, giáo dục hiệu quả là khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế. Việc đưa ra những thách thức, trải nghiệm phù hợp sẽ giúp trẻ tự tin và lạc quan nếu gặp tình huống tương tự trong đời sống.
Nhiều năm qua, giáo dục của ta quá thiên về kiến thức mà bỏ qua kỹ năng giải quyết khó khăn của trẻ dẫn đến người học trở lên xa lạ trong chính các vấn đề đời sống của mình từ việc ăn, ở, sinh hoạt cho đến học tập hoặc tự đối phó với khó khăn. Bởi vậy, cần tăng cường giáo dục kỹ năng gắn với trải nghiệm hiệu quả cho trẻ thông qua đổi mới chương trình, nội dung và hình thức giáo dục để thu hút trẻ tham gia học một cách thực chất.
Có phải đã đến thời điểm ngành giáo dục nên thay đổi hoàn toàn phương thức học tập, thi cử và đánh giá cũ kỹ để giảm áp lực học tập cho học sinh?
Mục tiêu giáo dục, phương thức giáo dục, đánh giá và công nhận là ba trụ cột của một nền giáo dục. Tuy nhiên, ba mục tiêu ấy cần phải thay đổi phù hợp với xã hội, thời đại và công nghệ, đặc biệt là đối tượng học tập, mục tiêu nghề nghiệp…
Cần phải điều chỉnh một cách có lộ trình các chính sách về giáo dục và phát triển giáo dục trong điều kiện hội nhập sâu và CMCN 4.0 như mục tiêu của Đảng, Chính phủ, ngành giáo dục đã đặt ra.
Bên cạnh đó, cần phải thay đổi nội dung, chương trình, phương thức giáo dục để tạo thuận lợi nhất cho người học cũng như người giảng dạy nhằm đem đến một nền giáo dục thực chất, hiệu quả và đảm bao mục tiêu học tập suốt đời.
Tránh tư tưởng quá coi trọng hình thức mà quên đi tính ứng dụng và hiệu quả cũng như mục đích của giáo dục là truyền thụ kiến thức và giá trị cho người học, chứ không chỉ hướng đến bằng cấp. Cần phải có mô hình đánh giá, kiểm định giáo dục phù hợp hơn với mục tiêu phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, mục tiêu học tập vì tri thức, không sa đà vào bệnh thành tích.
Cần phải kết hợp hiệu quả giữa giáo dục, tuyển dụng và phương thức đánh giá, công nhận kết quả của người học. Đồng thời, nâng cao năng lực làm việc, hiệu quả phát triển nguồn nhân lực quốc gia trong điều kiện hội nhập chứ không phải duy trì nền giáo dục “khủng” nhưng thiếu thực tế.
Để giảm áp lực cho học sinh, cần phải có chính sách thoả đáng và hiệu quả đối với việc dạy và học. Đồng thời, thay đổi nội dung để cuốn hút người học, thay đổi phương thức giảng dạy để các em có thể học mọi lúc, mọi nơi.
Xin cảm ơn ông!
Ông Bùi Phương Việt Anh hiện là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam, tác giả của Học thuyết Kinh tế tổng thể và Chuẩn nhân lực quốc tế (EAS IHHRM G23.0).
Ông Việt Anh tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Victoria (Australia), nghiên cứu Tiến sĩ Quản trị chiến lược tại Đại học Horizons (Pháp), ông được biết đến như một nhà quản trị thực tế.
Là chuyên gia tư vấn và đào tạo lãnh đạo cấp cao quốc tế, ông Bùi Phương Việt Anh mong muốn dẫn dắt giới trẻ đến với giáo dục tiên tiến nhất thế giới ngay tại Việt Nam.
Tận dụng mọi phương thức, nền tảng số để duy trì dạy học cho học sinh
Trong bối cảnh dịch bệnh, bên cạnh dạy học trực tuyến, có thể thêm phương thức dạy trên truyền hình hay tận dụng nhiều cách khác nhau như đưa bài học qua USB, trên nền tảng số... mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến được với học sinh.
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện các đài truyền hình, kênh truyền hình Trung ương nhằm bàn giải pháp đẩy mạnh dạy học trực tuyến, trên truyền hình trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
11.419 trường tổ chức học trực tuyến
Theo Chinhphu.vn, khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến chưa hiệu quả do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập...
Theo thống kê sơ bộ, TPHCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50% đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet...
Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022, đã có 14.010 trường tổ chức học trực tiếp, 11.419 trường tổ chức học trực tuyến, 8.719 trường chưa tổ chức dạy học.
Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Đài truyền hình dành thời lượng phát sóng cho các bài giảng. Ảnh: VGP/Đình Nam
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất. Bộ cũng đã xây dựng video bài giảng cho các môn học ở nhiều khối lớp và lên phương án xã hội hóa việc sản xuất bài giảng.
Ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Đối với bậc học mầm non, Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng ngân hàng video clip để phụ huynh hướng dẫn, giáo dục trẻ ở nhà.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, việc bảo đảm chất lượng giáo dục là yêu cầu rất quan trọng, nhất là học sinh các lớp đầu cấp và bậc tiểu học. Vì vậy, các học liệu phục vụ dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải rất chuẩn mực, chất lượng.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc bảo đảm an toàn ở những nơi có điều kiện dạy học trực tiếp, Bộ GD&ĐT phải đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số, trong đó có giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên, có một bộ phận học sinh không đủ điều kiện, khả năng tiếp cận học trực tuyến tốt thì phương thức hỗ trợ tốt nhất là dạy học trên truyền hình.
Những nơi học sinh không thể học trực tuyến, trên truyền hình, lại đang bị dịch bệnh thì ngành giáo dục áp dụng các biện pháp vẫn thực hiện như chuyển, gửi tài liệu học tập, bài kiểm tra...
Đưa các bài giảng tốt nhất đến học sinh ở mọi nơi, mọi lúc
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, cần quan tâm tới phương thức dạy trên truyền hình dù tương tác kém hơn học trực tuyến, nhưng khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với những gia đình nghèo. Với các học sinh còn nhỏ thì học trên truyền hình là giải pháp thậm chí tốt hơn học trên điện thoại di động.
Nhiều ý kiến đóng góp tại cuộc họp
Theo đó, phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ để phủ hết các khối lớp, môn học phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ.
Ngoài ra, một số ý kiến đề xuất thêm các phương thức khác nhau để đưa nội dung giảng dạy đến học sinh qua USB, sóng phát thanh, trên các nền tảng số... Mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến học sinh với chất lượng tốt nhất, ở mọi nơi, mọi lúc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến. "Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học", Phó Thủ tướng nói.
Bộ GD&ĐT cần tiếp tục chú trọng giảm tải khi thiết kế các chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học theo hướng "học mà chơi, chơi mà học"; có hướng dẫn chi tiết việc tổ chức giờ giảng trực tuyến tránh hình thức, hời hợt hoặc quá căng thẳng; lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, đặc biệt là các kiến thức cơ bản về phòng chống dịch trong môi trường giáo dục và trong xã hội.
"Việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh", Phó Thủ tướng lưu ý.
Bộ GD&ĐT 'cầu cứu' Bộ TT&TT trước tình trạng đường truyền học trực tuyến liên tục gián đoạn Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị hỗ trợ ngành giáo dục triển khai chuyển đổi số trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19. Những ngày qua, học sinh các cấp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đang học tập theo hình thức trực tuyến để đảm bảo phòng chống dịch bệnh....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"
Sao việt
17:54:40 22/02/2025
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng
Trắc nghiệm
17:53:37 22/02/2025
Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?
Sức khỏe
17:43:34 22/02/2025
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên
Sao thể thao
17:29:31 22/02/2025
Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng
Netizen
17:24:32 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
Pháp luật
17:10:22 22/02/2025
Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'
Lạ vui
17:08:50 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
16:28:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025