Ngành GD&ĐT Đồng Nai đề ra 5 giải pháp cơ bản năm 2019
Sở GD&ĐT Đồng Nai đề nghị góp ý dự thảo kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2019 của Bộ GD&ĐT.
Ảnh minh họa/internet
Dự thảo kế hoạch đưa yêu cầu: Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông. Phấn đấu năm học 2019 – 2020 có 92,6% học sinh THCS và 74,4% học sinh THPT đi học đúng độ tuổi.
Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao – học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020; thúc đẩy việc học tập của người lớn; đẩy mạnh dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Video đang HOT
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cún khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Dự thảo kế hoạch đưa ra các nhóm nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;
Triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, đảm bảo an toàn trường học;
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD&ĐT. Tăng cường hội nhập quốc tế trong GD&ĐT. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
5 nhóm giải pháp cơ bản cũng được đưa ra. Trong đó có hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về GD&ĐT; nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Cao từ 1m50 trở lên mới được đăng ký ngành sư phạm
Thí sinh nam phải cao từ 1m55, nữ từ 1m50 trở lên mới được đăng ký xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Đó là một trong những thông tin đáng chú ý vừa được Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thông báo về chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019.
Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1m65 và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1m55, nặng 45 kg trở lên.
Theo thông báo của trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tổng chỉ tiêu dự kiến năm nay khoảng hơn 3.700 em.
Trong đó, một số ngành tuyển số lượng lớn chỉ tiêu như ngôn ngữ Anh 300, giáo dục tiểu học 230, ngôn ngữ Trung Quốc 220, giáo dục mầm non 200 chỉ tiêu, công nghệ thông tin 200...
Ngoài ra, theo kế hoạch tuyển sinh dự kiến mà trường thông báo trước đó, trường sẽ sử dụng đồng thời 3 phương thức tuyển sinh. Cụ thể:
Thứ nhất, dành tối đa 10% chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Thứ hai, 80% chỉ tiêu từng ngành xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tối đa 10% chỉ tiêu xét tuyển học bạ dựa vào kết quả học tập lớp 12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
Thứ ba, kết hợp xét tuyển và thi tuyển, trường cũng phân thành 2 loại: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu áp dụng cho ngành giáo dục thể chất, giáo dục mầm non (chiếm tối thiểu 80% chỉ tiêu của từng ngành). Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 THPT kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu áp dụng cho các ngành giáo dục thể chất, giáo dục mầm non.
Công thức tính điểm xét tuyển: ĐXT = ĐM1 ĐM2 ĐNK ĐUT. Theo đó (ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐM1, ĐM2: Điểm trung bình môn lớp 12 của môn học thứ nhất, thứ hai theo tổ hợp xét tuyển; ĐNK: Điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT).
PHẠM ANH
Theo plo.vn
Đồng Nai: 6 cán bộ quản lí cơ sở GD vi phạm kỷ luật bị xử lý trong học kỳ I Báo sơ kết học kỳ I và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp cơ bản học kỳ II năm học 2018 - 2019 của Sở GD&ĐT Đồng Nai cho biết: Trong học kỳ I, toàn ngành có 6 cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục vi phạm kỷ luật bị xử lý. Trong đó, giáo dục mầm non có...